Thực trạng nhận thức về công tác rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường Tiểu học ở Quận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 46 - 51)

- Hoạt động lao động công ích: đây là loại hình đặc trưng của hoạt động ngoài giờ lên lớp Thông qua la o động công ích sẽ giúp trẻ gắn bó với đờ

2.2.1 Thực trạng nhận thức về công tác rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường Tiểu học ở Quận

Trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008-2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc rèn luyện KNS cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản.

Tuy nhiên việc rèn luyện KNGT cho học sinh muốn đạt hiệu quả cao không chỉ gói gọn trong các môn học mà cần phải phối hợp rèn luyện thông qua các HĐNGLL. Một trong những yếu tố góp phần vào việc rèn luyện kỹ năng GT cho học sinh đó là nhận thức của CBQL, GV và HS.

2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác rèn luyện KNGT cho học sinh tại các trường Tiểu học ở Quận 4

Bảng 2.1.Nhận thức của CBQL về việc rèn luyện KNGT cho HS

TT Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ

lượng lượng lượng

1

Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học. 32 100% 0 0 0 0 2 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh đến CB,GV.

32 100% 0 0 0 0

3

Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

32 100% 0 0 0 0

4

Cần có hay không kế hoạch rèn luyện kỹ năng giao tiếp cụ thể thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

28 87,5% 2 6,25% 2 6,25%

5

Việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

32 100% 0 0 0 0

6

Có cần hay không kế hoạch kiểm tra, đánh giá các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh

32 100% 0 0 0 0

7 Việc tổng kết, khen thưởng các hoạt động

rèn lyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

8

Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, CSVC, kinh phí và lực lượng tham gia hoạt động rèn luyện giao tiếp.

2 6,25% 28 87,5% 2 6,25%

Chú thích: 100% = 32 CBQL

Kết quả bảng trên cho thấy các nhà quản lý đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện các KNS cơ bản cho HS, trong đó có KNGT. 100% CBQL đều nhận thức được rèn KNGT cho học sinh tiểu học là vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay. CBQL đều nhận thấy việc rèn luyện KNGT thông qua các môn học trên lớp là chưa đủ, mà cần được rèn luyện thông qua các hoạt động, trong đó HĐNGLL đóng vai trò tích cực.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại các trường Tiểu học của Quận 4, kế hoạch rèn luyện KNS trong đó có KNGT chỉ được các nhà quản lý thể hiện trong kế hoạch chung của nhà trường, chưa xây dựng thành một kế hoạch cụ thể nên việc rèn luyện thiếu chiều sâu và hiệu quả chưa cao.

2.2.1.2. Nhận thức của giáo viên về công tác rèn luyện KNGT cho học sinh tại các trường Tiểu học ở Quận 4

Bảng 2.2: Nhận thức của GV về bản chất của HĐNGLL với việc rèn luyện KNGT cho HS

TT Nội dung Đồng ý Không

đồng ý Phân vân Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

1 Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học là

vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2

Học sinh được rèn kỹ năng giao tiếp thông qua các môn học là đủ

34 34 % 60 60% 6 6%

3

Hoạt động ngoài giờ lên lớp có vai trò quan trọng trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho HS

60 60% 20 20% 20 20%

4

GV cần có kế hoạch rèn luyện kỹ năng giao tiếp cụ thể thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

45 45% 35 35% 20 20%

5

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các kỹ năng giao tiếp của học sinh để kịp thời điều chỉnh . 83 83% 6 6% 11 11% 6 Tổng kết, khen thưởng các HS có tiến bộ trong giao tiếp 85 85% 0 0 15 15% Chú thích: 100%= 100 GVTH

Theo bảng thống kê, có 100% GV cho rằng rèn luyện KNGT cho HS tiểu học giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Có trên 60% GV khẳng định việc rèn KNGT cho HS thông qua các môn học là chưa đủ, mà cần được thực hiện thông qua các hoạt động NGLL. Tuy nhiên, khoảng 1/3 số GV được hỏi cho rằng việc rèn luyện KNGT cho HS hiện nay đã được cụ thể qua việc tích hợp vào các môn học, còn việc rèn luyện NGLL thì chưa có kế hoạch cụ thể

cũng như điều kiện về cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu rèn luyện, lực lượng chuyên trách còn thiếu và khi tổ chức tốn nhiều thời gian.

2.2.1.3. Nhận thức của TPT và Bí thư chi đoàn về công tác rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tại các trường Tiểu học ở Quận 4

Qua khảo sát của 30 TPT và BTCĐ các trường Tiểu học trên địa bàn Quận 4, kết quả như sau:

Bảng 2.3: Nhận thức của TPT và BTCĐ về việc rèn luyện KNGT cho HS

STT Quan điểm Lựa chọn Không lựa chọn

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 Rèn KNGT để thực hiện mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

30 100% 0 0

2

Rèn KNGT để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh

30 100% 0 0

3 Rèn KNGT để học sinh hoàn

thiện các kỹ năng sống cần thiết 30 100% 0 0 4 Rèn KNGT để tạo cho học sinh

tự khẳng định mình 18 60% 12 40%

TPT và BTCĐ là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là các phong trào của Đội TNTP. Thông qua các hoạt động NGLL, HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động, từ đó hình thành cho HS sự tự tin, năng động và hình thành KNGT. Chính vì thế 100% TPT- BTCĐ đều nhận thức được rèn KNGT để thực hiện mục tiêu rèn KNS cho HS. Tuy nhiên, trên thực tế việc rèn luyện cho HS cũng gặp còn nhiều bất cập. Đa số TPT-BTCĐ đều làm công tác kiêm nhiệm nên việc tổ chức các hoạt động nhằm rèn luyện KNGT cho HS chưa thường xuyên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w