- Hoạt động lao động công ích: đây là loại hình đặc trưng của hoạt động ngoài giờ lên lớp Thông qua la o động công ích sẽ giúp trẻ gắn bó với đờ
1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp
- Hoạt động vui chơi giải trí và thể dục thể thao: Vui chơi và giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với trẻ ở các trường tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất, tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. Thông qua các hoạt động vui chơi trẻ có điều kiện tiếp xúc, ứng xử các tình huống… góp phần trong việc rèn luyện KNGT, điều chỉnh hành vi khi tham gia các hoạt động.
- Hoạt động lao động công ích: đây là loại hình đặc trưng của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thông qua lao động công ích sẽ giúp trẻ gắn bó với đời ngoài giờ lên lớp. Thông qua lao động công ích sẽ giúp trẻ gắn bó với đời sống xã hội. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường lớp. Đây là hoạt động cần thiết giúp trẻ thích nghi với cuộc sống xung quanh. Khi các em tham gia các hoạt động này, giúp các em tích cực hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn nhờ sự vận động, tuyên truyền, thuyết phục mọi người cùng tham gia.
1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp giao tiếp
1.5.5.1. Nhận thức và chỉ đạo của CBQL nhà trường
Nhận thức của CBQL: về định hướng nhân cách con người Việt Nam, việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức quan trọng và được toàn xã hội quan tâm. Trong các hoạt
động giáo dục của nhà trường hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách, đạo đức của học sinh. Vì vậy trong nhà trường phổ thông, đặc biệt đối với bậc tiểu học tổ chức HĐNGLL là yếu tố cơ bản và cần thiết, nó là một bộ phận của quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng), vừa là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ.
Vì thế vai trò của CBQL, GV đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng của việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh. CBQL phải quán triệt đến GV nhận thức sâu sắc yêu cầu nâng cao rèn luyện KNGT cho học sinh là cấp thiết. CBQL và GV phải xây dựng kế hoạch cụ thể, sáng tạo về nội dung, phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, người CBQL, GV phải thể hiện qua lòng yêu nghề, mến trẻ ,nhiệt tình, quyết tâm.
1.5.5.2. Nhận thức và kỹ năng tổ chức HĐNGLL để rèn luyện KNGT cho HS
GV nhận thức được việc rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL cho HS là hết sức cần thiết. Việc rèn luyện KNGT góp phần vào việc rèn KNS, hình thành nhân cách góp phần vào việc phát triển toàn diện cho HS. GV không chỉ tổ chức giáo duc cho HS các KNGT trong giờ học mà phải tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện và vận dụng các kỹ năng phù hợp với môi trường và hoàn cảnh giao tiếp.
GV nắm được nội dung của việc rèn luyện KNGT; có kỹ năng thiết kế các hoạt động thông qua đó trẻ được rèn luyện các KNGT. GV có thể tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú về nội dung, đa dạng về cách thức tổ chức, thu hút trẻ tích cực tham gia như : các hoạt động văn thể mỹ, các hoạt động từ thiện xã hội, các hoạt động tham quan dã ngoại. Xây dựng các câu lạc bộ, các nhóm bạn cùng sở thích để ttẻ phát triển kỹ năng và năng khiếu.
1.5.5.3. Sự tích cực hưởng ứng của HS
* Đặc điểm phát triển tâm lý- nhân cách của HSTH: nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình. [22,Tr.13]
* Hành vi của học sinh tiểu học: đến trường , trở thành học sinh là một bước ngoặt trong cuộc sống của học sinh tiểu học. Các em được gia nhập vào những mối quan hệ mới với giáo viên, với các bạn cùng tuổi, được đưa vào hệ thống các tập thể (trường, lớp, Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên Tiền Phong). Được tham gia vào các hoạt động mới khác nhau trong nhà trường, đặc biệt là hoạt động học tập và giao tiếp. Tất cà những điều đó ảnh hưởng đến sự hình thành và củng cố các mối quan hệ với hiện thực xung quanh, với tập thể, với người lớn, với bạn bè, với cả bản thân mình. Thông qua hoạt động học tập và giao tiếp với thầy cô, bạn bè cùng tuổi, học sinh tiểu học tiếp thu những chuẩn mực xã hội, ý thức, tình cảm, hành vi và thói quen phù hợp lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội, môi trường tự nhiên.
1.5.5.4 Đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công các HĐNGLL
Để việc rèn luyện KNGT cho HS đạt hiệu quả thì mục tiêu rèn luyện phải được đặt ra trong kế hoạch, có nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức phù hợp với từng lứa tuổi, từng khối lớp và điều kiện để việc thực hiện có hiệu quả. Nếu việc rèn luyện chưa được đặt ra, chưa xác định như một yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể thì khó có thể thực hiện việc rèn luyện cho học sinh.
* Các yếu tố về cở sở vật chất
Các mục tiêu đặt ra phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường, của các đơn vị hỗ trợ như (sân bãi, các phòng chức năng, các dụng cụ cần thiết ….), Tránh đặt ra các hoạt động quá cao mà điều kiện hạn chế sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động.
* Các yếu tố về con người và việc phối hợp trong hoạt động
Nhà quản lý xây dựng nội dung chương trình để triển khai thực hiện. GVCN là người trực tiếp hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động. TPT nghiên cứu, phối hợp lồng ghép các chương trình hoạt động, các hội thi, các buổi sinh hoạt để thu hút học sinh tham gia. Chi đoàn hỗ trợ đắc lực cho đội TNTP tổ chức các hoạt động. Cán bộ thư viện tổ chức các hoạt động về đọc sách, tìm hiểu sách, tổ chức cho học sinh sưu tầm tài liệu, các hội thi tìm hiểu theo chủ điểm.
1.5.5.5. Đảm bảo mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục * Các yếu tố thuộc môi trường gia đình
Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người.
Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là xóm giềng và xã hội. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt trước hành động của người lớn trẻ em
bắt đầu thâu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.
Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông bà và các cháu, anh chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình. Các bậc lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình. Người xưa nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em. Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ. Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” mà câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ. Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.
Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Ông bà ta xưa cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Giáo dục gia đình có tác động hình thành nhân cách cho trẻ. Đó là kinh nghiệm sống của cha mẹ truyền dạy cho con cháu qua hành vi ứng xử trong gia đình. “Dạy con từ thuở còn thơ”, các bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau, khiêm tốn, trang phục, trang sức hợp gia cảnh từng nhà và truyền thống đạo đức của dân tộc, đó là văn hóa giao tiếp. Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. Nếu nhân cách của con người
bao gồm hai mặt đức và tài, thì gia đình là nơi nuôi dưỡng đạo đức và rèn luyện các kỹ năng sống.[20, Tr.291]
* Các yếu tố thuộc về xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố sinh học và nhân tố xã hội trong con người, sự hình thành nhân cách dưới tác động của môi trường xã hội và tính tích cực của mỗi cá nhân. Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hướng lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Triết học Mác - Lênin xem nhân cách là "những cá nhân con người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của sự giao tiếp, của nhận thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử - cụ thể của đời sống xã hội" Môi trường xã hội cũng ảnh hưởng tới sự phát triển con người, ảnh hưởng tới cơ cấu và chức năng… của cơ thể. Nếu con người ít tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc sống trong môi trường xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. C.Mác đã viết: "Cá nhân là thực thể xã hội”, cho nên mọi biểu hiện sinh hoạt của nó - ngay cả nếu nó không biểu hiện dưới hình thức trực tiếp của biểu hiện sinh hoạt tập thể, được thực hiện cùng với những người khác là biểu hiên và sự khẳng định của sinh hoạt xã hội”. Chính sự gia nhập xã hội và được xã hội điều chỉnh hành vi của mình mà đứa trẻ.[3]
Trong quá trình giao tiếp, phối hợp hành động giữa các cá nhân trong xã hội, con người không chỉ chịu ảnh hưởng bởi cơ chế bắt chước, mà chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơ chế lây lan tâm lý. Những yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những sự quy định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người. Nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Qua nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về giao tiếp, KNGT, HĐNGLL ở các trường tiểu học và đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng:
Việc rèn luyện KNGT giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết của người lao động mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời góp phần vào mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống (Delor,1996).
Việc rèn luyện KNGT cho học sinh tiểu học thông qua nhiều hoạt động, trong đó, HĐNGLL có vai trò rất quan trọng là tăng cường nhận thức, bồi dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
Xã hội ngày càng phát triển, xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi giáo dục phải đào tạo những con người phát triển toàn diện để thích nghi và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó, vấn đề xã hội và cộng đồng quan tâm trong giai đoạn hiện nay là văn hóa ứng xử, giao tiếp của HS yếu kém, chưa thể thích ứng với môi trường sống. Vì thế, vấn đề nghiên cứu và tìm ra các biện pháp rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL cho học sinh tiểu học là thiết thực và là trọng tâm trong hoạt động giáo dục ở các trường tiểu học.
CHƯƠNG 2: