Tăng cường quản lý việc rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 73 - 75)

- Hoạt động lao động công ích: đây là loại hình đặc trưng của hoạt động ngoài giờ lên lớp Thông qua la o động công ích sẽ giúp trẻ gắn bó với đờ

157 48,3% Kệ bạn, không cần quan tâm 5 1,5%

3.2.2. Tăng cường quản lý việc rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL.

a) Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch rèn luyện KNGT cho HS thông qua HĐNGLL. - Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch rèn luyện KNGT của HS. Từ đó định hướng cho đội ngũ GV lựa chọn nội dung, phướng pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng rèn luyện KNGT cho HS.

b) Nội dung của biện pháp

- Quản lý việc rèn luyện KNGT qua HĐNGLL bằng cách xây dựng: + Kế hoạch hoạt động, nội dung, chương trình rèn luyện.

+ Tổ chức các HĐNGLL

+ Rèn luyện các KNGT cơ bản.

- Tổ chức hướng dẫn phương pháp rèn luyện KNGT cho HS

+Tổ chức hướng dẫn HS phương pháp tự rèn luyện, chú trọng các kỹ năng làm quen, ứng xử có văn hoá, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng giải quyết xung đột.

+ Xây dựng môi trường giao tiếp để HS rèn luyện các kỹ năng. - Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNGT

+ Kiểm tra thường xuyên mức độ giao tiếp hàng ngày của HS để phát hiện những bất thường và có biện pháp giáo dục, rèn luyện.

+ Quản lý việc tổ chức và đánh giá kết quả rèn luyện của GV thông qua chế độ báo cáo theo đúng quy định.

c) Tổ chức thực hiện

- Để xây dựng kế hoạch rèn KNGT cho HS, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng chuẩn bị việc khảo sát nắm thực trạng KNGT của HS, xác định những KNGT nào cần rèn luyện cho HS. Kiểm tra các điều kiện thực tế tại đơn vị về nhân lực, CSVC, trang thiết bị và các thế mạnh trong việc tổ chức các HĐNGLL. Từ đó chỉ đạo các tổ chuyên môn đề xuất các nội dung cần rèn luyện cho HS thông qua các HĐNGLL.

- Hiệu trưởng tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động rèn luyện KNGT cho HS dựa trên các đề xuất của tổ chuyên môn và điều kiện thực tế tại đơn vị.

- Triển khai kế hoạch hoạt động cho toàn thể GV thông qua buổi họp Hội đồng sư phạm, phân công công tác đến từng GV. Tiếp đến, kế hoạch được tuyên truyền đến PHHS thông qua Đại Hội Cha mẹ học sinh đầu năm để phụ

huynh nắm rõ chủ trương và có biện pháp phối hợp trong công tác rèn luyện KNGT cho HS.

- Các HĐNGLL được tổ chức thực hiện trên cơ sở chủ đề năm học, chủ điểm hàng tháng cùng với việc tích hợp rèn luyện KNGT cho HS. Căn cứ trên thực trạng KNGT của học sinh, GV đề ra hình thức rèn luyện phù hợp.

- Trong quá trình tổ chức các HĐNGLL cho HS tham gia, GVCN theo dõi, kiểm tra, để kịp thời điều chỉnh những hạn chế trong GT. GVCN sẽ ghi nhận tiến trình phát triển giao tiếp của HS thông qua sổ chủ nhiệm, đồng thời đánh giá các KNGT hàng tháng trên sổ liên lạc để phụ huynh theo dõi và phối hợp rèn luyện.

- Về phía HS: Các em được hướng dẫn các KNGT cơ bản, cần thiết cho mình khi tham gia vào các HĐNGLL, các buổi sinh hoạt tập thể, chuyên đề thảo luận. Tổ chức cho các em thực hiện “Sổ tay giao tiếp” bằng cách mỗi học sinh sẽ trang bị cho mình một quyển sổ tay ghi nhận những hoạt động giao tiếp mình đã tham gia như: làm quen được bao nhiêu bạn mới; bao nhiêu lần giơ tay phát biểu trước lớp, trước sân trường; tham gia vào các buổi văn nghệ như ca hát, kể chuyện, thuyết trình…..Trên cơ sở đó hàng tháng GV sẽ thu thập số liệu và đánh giá được mức độ phát triển KNGT của HS.

- Khen thưởng kịp thời và động viên khuyến khích những cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác rèn luyện. Đồng thời, tổ chức rút kinh nghiệm và điều chỉnh các biện pháp rèn luyện phù hợp.

d) Điều kiện thực hiện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w