Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL ở trường Tiểu học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 34)

qua HĐNGLL ở trường Tiểu học.

Trong tháp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu xã hội, trong đó có giao tiếp đứng tầng thứ ba sau nhu cầu về sinh lý và an toàn. Ông cha ta thường nói : Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cho ta cái nghiệp. Việc học sinh tiểu học có điều kiện giao tiếp và tiếp xúc môi trường thực tế quá ít. Việc quá chú trọng vào cung cấp kiến thức học tập, chưa chú trọng đến rèn luyện kỹ năng làm cho HS thiếu sự năng động, sáng tạo, linh hoạt trong môi trường giao tiếp.

Trong nhiều năm qua, vấn đề KNGT càng thu hút cộng đồng quan tâm, Việc thực hiện rèn luyện KNS cho học sinh trong đó có KNGT đã được đưa vào tích hợp trong các môn học.Tuy nhiên nếu chỉ gói gọn trong các môn học thì khó có thể rèn luyện KNGT một cách thuần thục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Việc rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL giúp các em nhận thức, định hướng đúng đắn, chủ động sáng tạo, biết hợp tác , biết phối hợp, biết cách ứng xử dối với thầy cô, bạn bè, gia đình và xã hội, tạo cho các em có được sự

tự tin trong giao tiếp, đồng thời giúp các em có được tâm thế thoải mái, sẵn sàng trong các hoạt động và học tập.

Thông qua HĐNGLL là cơ hội hợp tác giữa các lực lượng trong và ngoài trường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào rèn luyện KNGT đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Tuy nhiên,qua thực tế cho thấy HĐNGLL còn nhiều hạn chế như: làm theo phong trào, chủ điểm, qua loa, chiếu lệ, nói chính xác hơn còn xem nhẹ vai trò của hoạt động này, nếu có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, đối phó. Nội dung còn đơn điệu chưa khắc sâu vào ý thức học sinh, chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng nên dẫn đến chất lượng và hiệu quả rèn luyên thông qua HĐNGLL chưa cao.

Muốn làm tốt công tác rèn luyện giao tiếp thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, CBQL và GV nhà trường phải nhận thức rõ vai trò của hoạt động này, xem hoạt động rèn luyện ngoài giờ lên lớp là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường để đề ra biện pháp chỉ đạo và phối hợp hoạt động phù hợp.

Sau khi tìm hiểu rèn luyện KNGT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường và các đơn vị bạn. Tôi nhận thấy những hạn chế khi tổ chức các hoạt động rèn luyện là:

Đối với CBQL: công tác quản lý chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, kế hoạch, nội dung, biện pháp còn chung chung, thiếu tính hệ thống, thiếu qui trình , thiếu sáng tạo và chưa có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực chất KNGT của HS.

Đối với GV: còn hạn chế về năng lực tổ chức HĐNGLL và phương pháp rèn luyện cho học sinh. Đa phần GV còn chú trọng quá nhiều kiến thức các môn học nên chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng cho HS.

Về phía HS: các em còn quá thụ động, rụt rè, chưa tự tin phát biểu ý kiến, chưa mạnh dạn trong việc giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Bên cạnh đó, vấn đề đáng quan tâm là các em tiếp thu văn hoá ứng xử theo hướng tiêu cực, thiếu chọn lọc từ xã hội nên ảnh hưởng rất lớn đến KNGT.

Về phía gia đình : một phần do cuộc sống , hoàn cảnh và môi trường sống nên ít nhiều thiếu sự quan tâm giáo dục con em hoặc quan tâm không đúng mức cũng ảnh hưởng đến kỹ năng tự phục vụ và KNGT của các em.

Về môi trường xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng đa dạng và phong phú cũng tác động ít nhiều đến quá trình tiếp nhận thông tin của trẻ.

Tóm lại: từ những nhận định trên, từ thực tiễn nhu cầu xã hội và đáp

ứng mục tiêu giáo dục toàn diện , việc rèn KNGT thông qua HĐNGLL cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w