Hoàn cảnh ra đời của tiểu thuyết Rừng Nauy

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 34 - 37)

Lần đầu tiên xuất bản ở Nhật Bản vào năm 1989, ngay lập tức Rừng Na Uy đã gây đợc tiếng vang lớn trên quê hơng của H. Murakami. Chỉ vài lần tái bản ngay sau đó, cuốn tiểu thuyết này đã bán đợc hàng triệu bản và nhanh chóng đợc dịch sang nhiều thứ tiếng khác. Thành công ngoài mong đợi của

Rừng Nauy đã mang lại vinh quang không ngờ cho tác giả của nó không chỉ trong biên giới của Nhật Bản mà còn rất nhiều nơi trên thế giới, từ Trung Quốc tới Hàn Quốc, từ Mỹ tới Nga…tác giả của nó đợc ngời ta gọi là “nhà văn bestseller”, bản thân Rừng Nauy, dĩ nhiên, đợc gọi là cuốn sách “bestseller”, là cuốn sách thanh xuân bất diệt của mọi thời đại, đợc hàng triệu hàng triệu độc giả trẻ đón đọc trên toàn thế giới. ở Nhật Bản, cứ 7 ngời thì có một ngời đọc

Rừng Nauy. ở Trung Quốc đại lục, Rừng Na Uy đợc đánh giá là một trong mời cuốn sách có ảnh hởng lớn nhất đối với đời sống văn học Trung Quốc thế kỉ XX. Tại Nga, nó đợc đọc nhiều nhất, chỉ sau Harry Porter. Rừng Nauy đi tới đâu liền tạo ra “cơn lốc sách”, “cao trào sách” tới đó. Ngời ta không ngờ một

cuốn sách đợc viết một cách đơn giản nh Rừng Nauy lại đợc đón nhận cuồng nhiệt nh thế trong độc giả trên toàn thế giới cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, khi mà tốc độ bùng nổ thông tin và các phơng tiện nghe nhìn đã phổ biến toàn cầu. Rõ ràng, trong một khía cạnh nào đó, Rừng Nauy đã góp phần không nhỏ trong việc phục hng nền văn hoá đọc đang ngày càng bị mai một, đang bị xâm lấn mãnh liệt bởi văn hoá nghe nhìn. Và ở một khía cạnh sâu xa hơn, cuốn sách kì lạ này, cùng với tác giả của nó, đã mang đến cho thế giới một liều thuốc tinh thần kì diệu, khi mà con ngời, nhất là thế hệ trẻ, đang càng ngày càng bị lệ thuộc vào trật tự bầy đàn, lệ thuộc vào máy móc, công nghệ và dần đánh mất bản ngã của mình trong một cuộc sống có quá nhiều những âu lo, phi lí.

Sự thành công của Rừng Nauy đã mang lại vinh quang cho tác giả của nó, nhng vinh quang đó cũng gây nên những hệ luỵ và sức ép tâm lí khiến H. Murakami phải rời bỏ Nhật Bản để đi du lịch qua các nớc Châu Âu và cuối cùng ông và ngời bạn đời quyết định sống tại Mỹ. Theo ông, nớc Mỹ cho ông cảm giác tự do, ở Mỹ ông không phải là ngời nổi tiếng và sự đa sắc tộc của n- ớc Mỹ khiến ông không thấy mặc cảm mình là ngời ngoại quốc và ngoại cuộc. ở Mỹ ông tiếp tục cho ra đời những cuốn sách, mà theo đánh giá của giới chuyên môn, còn vợt xa cả Rừng Nauy về tầm vóc, nh Kafka bên bờ biển, Biên niên kí chim vặn dây cót, Ngầm, 1Q84…Song dù sao cũng phải đánh giá Rừng Nauy đã đánh dấu bớc ngoặt trong sự nghiệp và cuộc đời của Haruki, cuốn sách đa ông trở thành nhà văn tên tuổi vào loại danh tiếng bậc nhất trên thế giới, mang đến vinh quang và tiền bạc cho nhà văn, là bệ phóng cho tài năng trác tuyệt của H. Murakami nở rộ trong những kiệt tác sau này nh Kafka bên bờ biển, Biên niên kí chim vặn dây cót, 1Q84…

Thời điểm H. Murakami viết Rừng Nauy là vào những năm cuối cùng của thập niên 90, thế kỉ XX, khi mà giấc mộng về sự thần kì của nền kinh tế Nhật Bản đã bị sụp đổ. Sự thịnh vợng của nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang còn đó, nhng những cuộc khủng hoảng có tính chất chu kì của nền kinh tế Nhật Bản đã làm cho ngời dân Nhật Bản tỉnh ngộ, họ nhận ra rằng sức mạnh của nền kinh tế bọt không có gì là đảm bảo cho một cuộc sống ổn định. Sự phát triển đến chóng mặt của khoa học, công nghệ, sức ép về việc làm, sự cạnh tranh khốc liệt để đợc tồn tại, sự xâm lấn càng ngày càng sâu sắc của văn hoá thực dụng phơng Tây, sự mai một không thể cứu vãn của những giá trị truyền thống Nhật Bản, nạn động đất, sự bất ổn chính trị…đó là những gam màu tối bên cạnh một Nhật Bản giàu có thịnh vợng đã tác động không nhỏ đến trạng thái tinh thần của ngời dân Nhật Bản. Đọc Rừng Nauy, ngời ta thấy một Nhật Bản đang huyênh hoang về sức mạnh kinh tế và kỹ thuật của mình, nhng con ngời Nhật Bản dờng nh đánh mất toàn bộ lí tởng, họ sống trong sự hoang mang tột cùng của những con ngời mất phơng hớng. Bối cảnh của câu chuyện trong tiểu thuyết là Nhật Bản những năm cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, những năm mà nớc Nhật bắt đầu nổi lên nh một cờng quốc kinh tế nhng lại bị xâm thực mạnh mẽ bởi lối sống phơng Tây và những giá trị quan của Âu- Mỹ. Sức mạnh thần kì của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh mang đến cho ngời Nhật một đời sống vật chất kĩ thuật thoải mái nhng lại lấy đi của họ truyền thống văn hoá tuyệt đẹp đợc xây dựng từ hàng ngàn năm trớc, tớc bỏ các giá trị đẹp đẽ của những con ngời vốn a chuộng cái đẹp. Đó là cái giá quá đắt mà ngời Nhật phải trả, phải đánh đổi vì một nền kinh tế giàu có của mình. Cái giá đó khiến ng ời Nhật sống trong giàu sang mà hoang mang trống rỗng, cô đơn đến tột cùng. Ngời ta có thể đi giữa một Tokyo, một Kyoto hoa lệ nhng ngày mai có thể

nhảy lầu tự tử, hoặc thắt cổ trong một rừng sâu nào đó để trốn chạy sự giàu sang, để không phải thoả hiệp với trật tự bầy đoàn lạnh lùng, khốc liệt.

Rừng Nauy ra đời vào những năm cuối cùng thập niên 80 của thế kỉ XX. Vào thời điểm lúc đó, Nhật Bản đã bộc lộ đầy đủ sự sa sút của một nền kinh tế quá lệ thuộc vào nớc ngoài, suy thoái liên miên. Bên cạnh đó đất nớc Nhật Bản cuối những năm thế kỉ XX là một đất nớc gần nh đánh mất truyền thống, lối sống thực dụng phơng Tây đợc đẩy đến cao độ, con ngời bị vây bọc giữa bao nhiêu sức ép của đời sống hiện đại, họ buộc phải hoặc là tìm cách thoả hiệp với xã hội, chấp nhận đánh mất con ngời bản nguyên của mình, hoặc là vùng vẫy để tìm con đờng giải thoát. Bởi vậy, nhu cầu giải toả là nhu cầu th- ờng trực của con ngời Nhật Bản hiện đại nói riêng và con ngời hiện đại trên toàn thế giới nói chung. Ra đời trong bối cảnh ấy, Rừng Nauy một mặt thể hiện những giá trị truyền thống của Nhật Bản đang bị mai một, mặt khác nó cũng phản ánh khá sâu sắc đời sống tinh thần của giới trẻ Nhật Bản hiện đại đang bị Âu hoá mạnh mẽ, đang mất phơng hớng giữa một đất nớc Nhật Bản hiện đại.

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w