Sử dụng lối biểu tợng

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 144 - 148)

Biểu tợng là một phơng diện nghệ thuật để nhà văn chuyển tải những t t- ởng và cảm xúc của mình về cuộc sống. Trong các tác phẩm nghệ thuật, biểu tợng có ý nghĩa quan trọng. Nhà nghệ sĩ phải biết nói bằng biểu tợng, thông qua biểu tợng để thể hiện, bộc lộ thái độ và tình cảm thẩm mĩ của mình. Nh vậy, với nghệ thuật, biểu tợng là yếu tố làm nên sự sống còn của tác phẩm. Điều quan trọng là nghệ sĩ đã xây dựng biểu tợng nh thế nào và biểu tợng đợc tạo tác ấy có chiều sâu về mặt ý nghĩa ra sao mà thôi.

Rừng Nauy là thế giới của những hình ảnh cuộc sống sinh động, gợi cảm. Nhng đó không chỉ là hình ảnh đơn thuần đợc sao chụp máy móc. Hình tợng nghệ thuật phải sinh động, cụ thể, giàu sức ám gợi, thể hiện thế giới t tởng,

tình cảm của nhân vật, của tác giả. Nói cách khác, hình tợng chính là t tởng, tình cảm đã đợc biểu tợng hoá. Rừng Nauy cũng sử dụng những biểu tợng giàu ý nghĩa để khắc hoạ con ngời bản năng trên khía cạnh tâm lí. Qua khảo sát

Rừng Nauy, chúng tôi nhận thấy tác giả sử dụng những biểu tợng nh âm nhạc, thiên nhiên, hành động bản năng để khắc hoạ tâm lí nhân vật. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đi vào phân tích hai biểu tợng có ý nghĩa hàm ẩn sâu sắc nhất, đó là biểu tợng âm nhạc với bài hát Rừng Nauy và biểu tợng thiên nhiên với hình ảnh chiếc giếng đồng.

Rừng Nauy là tên một bài hát của ban nhạc Beatles, một ban nhạc nổi tiếng trên toàn thế giới những năm của thập niên 60, 70 của thế kỉ XX. Các nhân vật của tiểu thuyết Rừng Nauy sống trong bầu khí quyển của âm nhạc. Âm nhạc trở thành một kênh giao tiếp, một món ăn tinh thần không thể thiếu của các nhân vật trẻ. Có những điều họ chia sẻ với nhau bằng âm nhạc. Thị hiếu âm nhạc của các nhân vật gắn với xu thế thời thợng lúc đó, họ yêu say đắm những ca khúc đang rất nổi lúc bấy giờ nh “Ngày hôm qua , Michelle ,” “ ”

Rừng Nauy , Một điều gì đó , Mặt trời đã lên đây rồi , Chú ngốc ở trên

“ ” “ ” “ ” “

đồi ...” Âm nhạc thờng vang lên ở những thời khắc quan trọng nhất. Mở đầu cuốn tiểu thuyết là lời ca khúc Rừng Nauy vang lên ở đại sảnh sân bay Hamburg, làm Toru run rẩy nhớ lại kỉ niệm của hai mơi năm đã trôi qua. Trong đêm sinh nhật lần thứ hai mơi của Naoko tràn ngập trong âm nhạc. Lúc Toru đến thăm Naoko trong trại an dỡng Ami, ở đây anh gặp Reiko, một ngời phụ nữ rất yêu âm nhạc, chơi đàn giỏi, có quá khứ gắn với âm nhạc. Họ đã chia sẻ cho nhau, an ủi nhau bằng âm nhạc trong một tình bạn ấm cúng. Và đêm cuối cùng chia tay sau cái chết của Naoko, Toru và Reiko đã tổ chức một lễ tang để tởng nhớ ngời đã chết. Trong tất cả những tình huống âm nhạc ấy, không bao giờ thiếu vắng ca khúc Rừng Nauy. Lời ca khúc Rừng Nauy thờng

để lại cho nhân vật những cảm xúc mãnh liệt. Nó khơi gợi kí ức, nó làm mạch cảm xúc của nhân vật tuôn chảy ào ạt, nó dự báo sự ra đi biến mất của nhân vật vào cõi h vô, nó là hiện thân thị hiếu và mĩ cảm bi luỵ của Naoko. Nh vậy, có thể xem ca khúc Rừng Nauy là một biểu tợng mang hàm nghĩa trong cuốn tiểu thuyết. Lời của ca khúc hết sức đơn giản. Chúng tôi tạm dịch từ nguyên bản tiếng Anh:

Tôi từng có một cô gái hay đúng hơn là cô ấy từng có tôi Cô đa tôi vào phòng và bảo tôi ngồi ở đâu cũng đợc Tôi nhìn quanh nhng chẳng có một chiếc ghế nào...

Chúng tôi ngồi nói chuyện mãi trên sàn nhà, uống rợu giết thời gian Cô cời bảo tôi là đã đến giờ đi ngủ vì sáng ngày mai cô phải đi làm Tôi cũng nói là tôi chả lấy làm phiền nếu phải ngủ trong bồn tắm. Sáng hôm sau thức dậy, tôi chỉ có một mình, con chim ấy đã bay đi mất rồi

Chúng tôi không có ý định phân tích lời ca khúc của bài hát bởi vì ca từ của nó giản dị đến không ngờ, khi đọc hoặc nghe, ta có cảm giác nh đang nghe các nhân vật của tiểu thuyết Rừng Nauy đối thoại. Đối thoại của các nhân vật cũng giản dị nh vậy, và chính sự giản dị ấy đã tạo nên sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết. Đây là bài hát mà nhân vật Naoko rất yêu thích, mỗi lần nghe bài hát này là mỗi lần thực hiện một nghi lễ nho nhỏ. Nhng mỗi lần nghe bài hát này, Naoko thờng bị xáo trộn trong cảm xúc. Ca từ và âm nhạc của bài hát làm Naoko có cảm giác sợ hãi, có cảm giác nh lạc vào một khu rừng sâu, lạnh và tối và không có ai đến với cô cả. Ca khúc ấy chính là một thông điệp, một biểu tợng nghệ thuật đặc sắc, một “tứ thơ” để nhà văn triển khai cốt truyện, khắc hoạ tính cách nhân vật và thể hiện nội tâm đầy phức tạp của nhân vật.

Biểu tợng thiên nhiên đợc huy động tối đa trong việc khắc hoạ tâm trạng nhân vật, chẳng hạn nh chúng tôi đã phân tích, đó là hình ảnh không gian ma, hình ảnh thời gian chiều tà, bóng đêm, mùa xuân, hình ảnh đồng cỏ, cánh rừng, hình ảnh chiếc giếng...ở đây, trong ý nghĩa điển hình nhất, hình ảnh giếng đồng là một biểu tợng tiêu biểu.

Hình ảnh giếng thờng trở đi trở lại trong tác phẩm của Murakami. Trong

Biên niên kí chim vặn dây cót, nhân vật chính đi tìm sự đốn ngộ chân lí về cuộc sống trong lòng một cái giếng cạn. Ngay cả nhân vật phụ, trong thời kì Thế chiến thứ hai khi tham gia quân đội của Thiên Hoàng, đã lạc vào lòng một cái giếng sâu trên sa mạc ở Nội Mông, tại đây anh đã thấy một luồng ánh sáng chiếu thẳng xuống lòng giếng, đó cũng là khoảnh khắc nhân vật nhìn thấy sự mặc khải trong lòng mình.

Trong văn hoá phơng Đông, giếng là một biểu tợng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trong lòng giếng có những yếu tố cơ bản tạo nên sự sống, đó là đất, n - ớc và không khí. Giếng trở thành nơi dung chứa sự hài hoà, ổn định và bao dung mát mẻ. Thế nhng, hình ảnh của những cái giếng hoang lại là biểu tợng của thế giới chết chóc, huỷ diệt. Giếng hoang không dung chứa đầy đủ những gì cần thiết cho sự sống, nó là bóng đêm, cõi h vô thăm thẳm mở ra đến không cùng. Nhân vật của Rừng Nauy luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh của một cái giếng nh thế.

Sau hai mơi năm, Toru chợt nhớ về Naoko. Kí ức về nàng lại gắn với cảnh trí đồng cỏ và hình ảnh cái giếng đồng. “Có thể nó là một hình ảnh hoặc một dấu hiệu chỉ tồn tại trong con ngời Naoko, cũng nh mọi thứ khác mà nàng th- ờng thêu dệt thành sự thật trong tâm trí nàng trong suốt những tháng ngày đen tối ấy”[28]. “Điều duy nhất tôi biết về cái giếng là nó sâu khủng khiếp. Nó sâu đến độ không thể đo đợc, và đầy chặt bóng tối, nh thể toàn bộ bóng tối

của thế giới đã đợc nấu chảy và lèn chặt vào đó đến tận cùng đậm đặc của chúng.”[35; 29]. Hình ảnh cái giếng đồng còn trở đi trở lại 7 lần trong cuốn tiểu thuyết. Nó là sự ám ảnh thờng trực trong tâm khảm của Naoko. Hình ảnh chiếc giếng đồng trong tác phẩm là một ẩn dụ về nỗi cô đơn, mất ph ơng hớng của con ngời hiện đại. Họ luôn sống trong trạng thái chông chênh, đầy âu lo, sợ hãi. Quyền năng của bóng tối và sự huỷ diệt luôn ám ảnh bên trong con ng- ời của họ. ở một ý nghĩa khác, hình ảnh chiếc giếng đồng còn là biểu tợng của xã hội t bản với quan hệ lí trí lạnh lùng, với những trật tự bầy đàn máy móc sẵn sàng nuốt chửng bản ngã đích thực của con ngời. Sợ hãi trớc việc bị đánh mất bản ngã còn là nỗi sợ hãi khôn nguôi của nhân vật trong Rừng Nauy, đó là nỗi khiếp sợ không kém gì nỗi khiếp sợ trớc quyền lực của cái chết.

Rừng Nauy là một cuốn tiểu thuyết đợc viết bằng thế giới của biểu tợng. Tình dục, nỗi cô đơn, cái chết...đều là những biểu tợng. Thế giới biểu tợng ấy đều có chức năng khắc hoạ một cách đầy đủ, tròn vẹn con ngời bản năng trong hành trình tìm kiểm bản ngã đích thực của con ngời trong xã hội hiện đại.

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w