Vấn đề cái chết trong quan niệm Nhật Bản truyền thống

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 91 - 96)

Khi nhắc về đất nớc Nhật Bản, ngời ta không chỉ nói về trà đạo, về hoa anh đào, về Kimono…mà ngời ta còn nói về cái chết. Nền văn hoá và t tởng Nhật Bản có hẳn nghi lễ thiêng liêng cho việc tự tử và hệ thống triết lí và quan điểm thẩm mĩ về cái chết

Cái chết đối với ngời Nhật tợng trng cho cái đẹp mang tính tuyệt đối. Ngời Nhật nói về cái chết không phải với sự sợ hãi mà là nói đến một sự thách thức mỹ lệ. Chạm đến cái chết là chạm đến cái tận cùng, cái không ai vợt qua đợc. Vì thế tự sát là hành động thoả mãn tính anh hùng của ngời Nhật. Nên trong một số hoàn cảnh mà cá nhân tự cảm thấy bất lực, ngời Nhật chọn cái chết nh một giải pháp mà ít nhất có thể thoả mãn cho chính mình. Tự sát, đối với cá nhân đó không mang tính bi luỵ. Và có lẽ chính vì vậy mà số ngời tự sát ở Nhật luôn ở mức kỉ lục. Trai gái yêu nhau mà không lấy đợc nhau, họ cùng rủ nhau vào những vùng núi xa xôi hoặc sông suối hoang vắng để tự tử. Các cụ già khi đến tuổi cổ lai hi cảm thấy không còn hữu dụng với cuộc đời cũng tự tìm đến cái chết chứ không chịu ngồi chờ thần chết gõ cửa. Các ông chủ khi làm ăn thua lỗ cũng tìm đến cái chết để giải thoát khỏi những gánh nặng nợ nần đè trên lng. Các Samurai lúc thua trận liền rút kiếm ra mổ bụng để tự trừng phạt. Với ngời Nhật, đôi khi cái chết còn là một ân sủng đặc biệt mà Thiên Hoàng hoặc Chúa công ban cho những kẻ đắc tội. Các văn nghệ sỹ Nhật Bản rất nhiều ngời tìm đến cái chết khi ánh hào quang của họ đang toả sáng rực rỡ nhất. M. Pungret, giáo s tr- ờng đại học Tokyo đã nghiên cứu khá công phu hiện tợng tự tử ở Nhật Bản trên phơng diện xã hội học: “Nhật Bản có cả một truyền thống lâu dài về tự tử: tự tử một mình, tự tử từng cặp, từng nhóm, tự tử để thử thách tình yêu, tự tử là cử chỉ tối cao của tầng lớp võ sỹ. Đó là sự chấm dứt trần thế của các nhà s, tự tử thể hiện sự mất phơng hớng trong hiện tại, sự thất bại trong kinh doanh. Đàn ông, đàn bà, ngời già, trẻ con đều tự tử. Năm 1985 có 23589 ngời tự tử (192 trẻ em từ 12 đến 15 tuổi). Năm 1986 có 275 giám đốc công ty tự tử. Trong giới lãnh đạo nói

chung (nghị sĩ quốc hội, công chức cao cấp, chính khách thuộc các đảng phái) mỗi tuần có tới 9 vụ tự tử”[42; 78].

Lí giải nguyên nhân dẫn đến cái chết trong quan niệm của ngời Nhật truyền thống ngời ta cho rằng trớc tiên nó liên quan đến yếu tố địa lý- văn hoá của xứ sở Phù Tang. Đó là một đất nớc với hàng vạn núi lửa đang hoạt động, động đất xảy ra thờng xuyên, chỉ một cái rùng mình của đất mẹ là tất cả tan tành trong những đống đổ nát. Vì vậy ngời Nhật Bản thờng xuyên phải đối mặt với cái chết. Thay vì sợ hãi cái chết, họ xem cái chết là một phần sự sống của họ, bởi vì cái chết luôn luôn cận kề, có thể đến bất thình lình lúc nào không biết. Quá trình đó diễn ra từ bao đời nay, nên với ngời Nhật, cái chết là điều không có gì xa lạ. Mặt khác thiên nhiên nớc Nhật luôn mang một vẻ đẹp mong manh, tĩnh lặng, trầm lắng, u sầu. Yếu tố thiên nhiên đó đã ảnh hởng đến tính cách của ngời Nhật. Trong Mỹ cảm hàng ngày của họ, họ a vẻ đẹp dịu dàng, tĩnh lặng, mong manh tinh khiết nh hoa anh đào, cảm xúc của họ cũng nhẹ nhàng tinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà thơ Haik có những phạm trù thẩm mỹ nh cái sabi (vắng lặng), wabi (đơn sơ), Yugen (u huyền), shiori (mền mại), karumi (nhẹ nhàng). Yếu tố thiên nhiên và tính cách của ngời Nhật nh vậy đã làm nảy sinh tín ngỡng Thần đạo trong t tởng của họ và sau này Phật giáo Thiền tông đã một lần nữa khẳng định tín ngỡng của ngời Nhật: tôn thờ cái h không và tính chất vô thờng của cuộc sống. Hơn nữa trong truyền thống ý thức hệ Nhật Bản, tính cách gia trởng cùng những ràng buộc khắt khe trong đời sống thờng nhật khiến con ngời cảm thấy ngột ngạt, và họ đi tìm ý nghĩa của cuộc sống ở chốn h vô. Thêm vào đó, sức ép của cuộc sống nặng nề trong thời đại công nghiệp đã khiến cho số ngời Nhật tìm đến cái chết rất đông. Nh vậy nguyên nhân dẫn đến hành động và ý thức về cái chết trong xã hội Nhật Bản truyền thống bắt nguồn từ những yếu tố thiên nhiên, địa lí- văn hoá và truyền thống t tởng của Nhật bản. Tất cả những yếu tố đó đã hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử, nó đã biến thành những lớp trầm tích văn hoá bám sâu vào vô thức trong đời sống tinh thần của con ngời Nhật Bản, tạo thành bản sắc độc đáo của con ngời Nhật Bản, ảnh hởng vào trong mọi lĩnh vực

đời sống xã hội Nhật Bản, từ kinh tế- xã hội, t tởng- triết học cho đến văn học- nghệ thuật.

Cái chết đợc nói đến rất nhiều trong lịch sử văn học Nhật Bản. Những câu chuyện dòng học Haike đợc viết vào giữa thế kỉ XIII kể về hai dòng họ Tctaira và Minamoto tranh hùng với nhau rất quyết liệt. Cuôc chiến của hai dòng họ đã khiến bao ngời lâm vào cảnh khốn cùng, biết bao sinh mạng bị bỏ lại nơi tử địa. Nỗi đau khổ do chiến tranh mang lại đợc khắc hoạ trên nền t tởng Phật giáo về cái phù du của kiếp ngời trần thế. Các truyện kể về những chiến công oanh liệt, những vị tớng dũng mạnh nơi trận mạc…nhng ấn tợng mạnh mẽ đọng lại trong tâm trí ngời đọc là nỗi đau khổ, sự mất mát và những sinh li tử biệt mà chiến tranh đã mang lại cho con ngời. Truyện Narayama của Shuchiro Fucurama xuất bản năm 1956 dựa vào truyền thuyết kể về cái đói truyền kiếp của một sơn trang. Ngôi làng ấy ở khu vực rừng núi khắc nghiệt, cằn cỗi, mùa đông đến tuyết phủ trắng xoá. Nó là hiện thân của một thế giới bị bỏ quên, là “miền đời bị quên lãng” luôn bị ám ảnh bởi cái đói và cái chết.. Tác phẩm đa đến một cái nhìn sâu sắc, bi ai về những nhu cầu thiết yếu của con ngời khi không đợc đáp ứng. Con ngời cũng là một sinh vật với bản năng sinh tồn mạnh mẽ. Cái ăn chi phối tất thảy, luật pháp, luân lí, cái đẹp, sự sống, cái chết. Thức ăn hiếm đến nỗi một gia đình đào trộm khoai liền bị cả làng chôn sống. Nhng dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu ngời ta cũng tin tởng vào chữ “nghiệp” và “từ bi” của nhà Phật. Hai nhân vật chính là bà lão Orin và con trai Tapei. Bà cụ đã 90 tuổi tự nguyện đi hành hơng vào Núi Sồi. Thực chất đi hành hơng là dũng cảm bớc vào cõi chết ở một nơi hoang vu để đỡ một miệng ăn cho con cháu, cho xóm làng. Ngời con trai cõng mẹ trên lng, đem đi, để bà ngồi lên một tấm ván buộc vào thân mình. Dọc đờng biết bao xơng trắng và đầu lâu phơi nắng, có những ngời vẫn còn ngắc ngoải đau đớn chờ chết. Khi đi cấm nói. Khi về không đợc quay đầu ngoái lại. N- ớc Nhật giàu có đã một thời đói nghèo đến nỗi con ngời phải chết đi để không còn bị cái đói và miếng ăn dày vò. Tác phẩm của Fukugawa đã tái hiện lại một nớc Nhật buồn thảm đau khổ trong quá khứ, đồng thời nêu lên triết lí sống- chết thật sâu xa: khi con ngời sống, họ cần thoả mãn nhu cầu thiết yếu nhất cho bản

năng, nhng một khi môi trờng sống quá khắc nghiệt, hoặc là phải gồng mình lên để cải tạo, hoặc là phải chấp nhận huỷ diệt để lại cơ hội sống cho thế hệ mai hậu. Câu chuyện để lại một d âm thật xót xa về sự sống, về cái chết.

Các tác phẩm của Y. Kawabata cũng thể hiện niềm bi cảm về những cái chết. Chẳng hạn tiểu thuyết Xứ tuyết. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là một tay chơi lão luyện tên là Shimamura. Anh có vợ con ở Tokyo. Vào một mùa thu tuyệt đẹp, anh lên miền Bắc thăm lại xứ tuyết, để ngắm cảnh thiên nhiên và tắm suối nớc nóng tại nơi đây. Trên đờng đi anh gặp một ngời con gái đồng hành mang vẻ đẹp mong manh tinh khiết tên là Yoko. Anh đã bị ám ảnh bởi vẻ đẹp tinh thần của ngời con gái ấy. Khát vọng về cái đẹp luôn là một mâu thuẫn. Trong khi Shimamura đang còn bao cảm xúc xáo trộn vì sự gặp gỡ với Yoko thì anh gặp lại Komako, một cô gái có vẻ đẹp quyến rũ, tràn đầy sức sống. Đắm mình trong tình yêu trần thế với Komako, Shimamura khôn nguôi nhớ về ngời con gái có vẻ đẹp tinh khiết mà anh gặp trên tàu. Đó là trạng thái lỡng phân của tâm trạng con ngời trớc những đối cực của cái đẹp. Komako là biểu tợng của cái đẹp hiện tại: tràn đầy nhục cảm, đầy thực tế với cuộc sống trần gian. Trong khi đó, Yoko là hiện thân của vẻ đẹp truyền thống: mong manh, tinh khiết, thanh cao và thánh thiện. Đó cũng là hai mặt của vẻ đẹp Nhật Bản: hôm qua và hôm nay, truyền thống và hiện đại. Kết thúc tiểu thuyết là một vụ hoả hoạn kinh hoàng khi shimamura chứng kiến Yoko từ trong đám cháy lao ra từ tầng hai. Shimamura gần nh hoá điên khi ôm xác chết Yoko trong tay. Anh nhìn lên bầu trời, dải ngân hà đang chảy tuột vào trong anh với tiếng gầm dằn dữ. Cái chết của Yoko trong ánh lửa rực rỡ là một biểu tợng, là sự hóa thân cuối cùng của những giá trị truyền thống Nhật Bản. Cái đẹp ở đây cũng gắn liền với cái chết.

Bớc sang thời hiện đại, đặc biệt là sau những biến động dữ dội của lịch sử , xã hội và thiên nhiên (chiến tranh, động đất, những mâu thuẫn trong lòng xã hội hiện đại…) thì vấn đề cái chết càng trở thành câu chuyện thời sự ở Nhật. Tầng lớp tinh tuý nhất trong đời sống tinh thần xã hội Nhật Bản là văn sỹ có hẳn một “trào lu tự tử”. Năn 1927, R. Akutagawa (1892- 1929) là nhà viết truyện hiện thực xuất sắc tự tử ở độ tuổi 37. Điều này có nguyên nhân từ nhỏ ông luôn bị ám ảnh bởi

bệnh điên của ngời mẹ. Ông mất dần khả năng sáng tác, cộng vào đó là khủng hoảng của giới trí thức t sản trớc thế đi lên của chủ nghĩa Phát xít. Ông rơi vào trạng thái tinh thần hết sức nặng nề và cuối cùng uống thuốc ngủ tự tử, để lại vợ và 3 con. Năm 1948 nhà văn Dazai Osamu, một ngời tiêu biểu cho trí thức Nhật hoang mang vì bại trận. Ông tự tử 4 lần và chết vào năm 49 tuổi. Mishima Yukio (1925- 1970) là nhà văn đặc biệt nổi tiếng ở nớc ngoài. Ông viết khoảng 1001 truyện ngắn, 12 tiểu thuyết và một số kịch Nor. Ông là nhà văn giàu có, hiểu biết uyên bác cả văn hoá phơng Đông lẫn phơng Tây. Ông miêu tả tâm trạng bệnh hoạn của thanh niên thời hậu chiến, hoang mang trớc cuộc đời và ít gắn bó với dĩ vãng. Bảo thủ, bi quan, không thích ứng đợc với đời sống hiện đại, ông đề cao truyền thống tôn quân, đề cao tầng lớp võ sĩ đạo. Những mâu thuẫn trong t tởng và những bế tắc hoang mang trớc sự phôi pha của những giá trị truyền thống, năm 45 tuổi Mishima đã tìm đến cái chết.

Năm 1927 khi R. Akutagawa tự tử, Y. Kawabata đã phản đối kịch liệt: “Dù cuộc đời này có nặng nề đến đâu thì tự tử cũng không làm cho con ngời thêm trong sáng. Ngời tự tử dù có cao thợng đến đâu cũng không phải là ngời hoàn hảo. Đối với Akutagawa cũng nh Dazai Oshamu tự tử hay bất cứ ai tự tử tôi cũng không thông cảm và đồng tình”. Đặc biệt, cái chết của Mishima Yukio làm cho Y. Kawabata đau đớn tột cùng. Suốt cuộc đời mình Kawabata đã nhiệt thành ca ngợi vẻ đẹp của con ngời Nhật Bản, dù trong đáy lòng ông tôn thờ vẻ đẹp của ngàn xa, vẻ đẹp của dĩ vãng. Suốt nhiều năm, ông ca ngợi tình cảm yêu nớc, tấm lòng sùng bái Nhật Hoàng của Mishima Yukio. Ông từng tuyên bố: “Một văn tài cỡ Mishima phải hai hay ba thế kỉ mới có một”. Sau cái chết của Mishima, Kawabata rơi vào trạng thái cô đơn tuyệt vọng. Dù ông say mê Thiền tông, nhiều lần tuyên bố tự tử là sai lầm vậy mà cuối cùng ông tự tử bằng hơi đốt tại Zuchi vào năm 1972. Phải chăng ngời lữ khách cô đơn suốt đời đi tìm cái đẹp muốn bắt đầu một hành trình đi tìm cái đẹp ở một nơi mà ông cha bao giờ đặt chân tới. Ngời ta từng nói Nhật Bản là một quốc gia mà ở đó con ngời không có triết lí sống, mà chỉ có triết lý chết. Chết là một ám ảnh trong cuộc sống thờng nhật, đến

lợt, nó trở thành triết lí trong t tởng và một phạm trù thẩm mỹ trong văn học nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w