Sự khổ đau tuyệt vọng

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 115 - 121)

Trong nỗi khổ đau tuyệt vọng, nhân vật thờng tìm đến dục tính để giải toả. Sau cái chết của Kizuki, Toru thấy mình hoàn toàn tuyệt vọng. “Trong khoảng mời tháng kể từ sau cái chết của Kizuki đến kì thi của tôi, tôi không biết mình đang ở đâu trong cái thế giới này”[35; 63]. Kizuki chết là một tình huống bi đát đối với Toru. Kizuki có một ý nghĩa đặc biệt trong sự trởng thành của Toru, vì đó là một ngời bạn hết sức lí tởng, thông minh, chu đáo, là ngời kiến

tạo nên mọi mối quan hệ cũng nh khúc mắc trong thời niên thiếu của Toru. Hơn thế, ngời cuối cùng Kizuki lựa chọn để đi chơi, để nói chuyện lại là Toru. Chứng tỏ Toru cũng có một ý nghĩa đặc biệt đối với bản ngã của Kizuki. Cái chết ấy để lại một ám ảnh ghê gớm, khiến Toru mất phơng hớng thực sự. Toru đi học đại học là để trốn chạy quá khứ, trốn chạy nỗi đau. Toru tìm đến gái, đến rợu cũng là để khoả lấp chỗ trống trong tâm hồn khi đã mất Kizuki. Bản năng con ngời là một con vật quái dị, khi nỗi đau tinh thần dày vò thì thân xác cần đợc giải phóng. Nhng sự giải phóng về mặt thân xác chỉ có ý nghĩa cơ học, nỗi đau đớn tuyệt vọng vẫn hiện hữu trong tâm hồn, dẫu cho thân xác có nổi loạn đến đâu chăng nữa.

Sự ra đi biến mất của Naoko sau đêm sinh nhật lần thứ hai mơi của cô cũng để lại cho Toru nỗi đau đớn tuyệt vọng khôn cùng. Anh đã nỗ lực mọi cách để bắt liên lạc với Naoko và cô vẫn bặt vô âm tín. Luôn sống trong tâm trạng cô đơn trống trải, cộng với nỗi khổ đau tuyệt vọng chất chứa trong lòng, Toru sẵn sàng ngủ với bất cứ cô gái nào mà Nagasawa dẫn mối.

Tình huống dục tính giữa Toru và Reiko ở cuối truyện cũng đợc xây dựng qua sự giải toả những cảm xúc khổ đau tuyệt vọng sau cái chết của Naoko. Đối với Toru và Reiko, Naoko có một ý nghĩa khá đặc biệt trong cuộc đời. Với Toru, Naoko không chỉ là ngời bạn gắn bó với anh từ thời niên thiếu, là ngời đã chia sẻ với anh bao kỉ niệm không bao giờ quên trong những tháng ngày lang thang vô định, là ngời anh giành trọn tình yêu trong sáng thuỷ chung với xúc cảm thánh thiện nhất. Còn với Reiko, Naoko là một ngời bạn, một ngời em gái mỏng manh yếu đuối cần chị chở che giúp đỡ. Naoko vào điều trị trong khu điều dỡng Ami, tại đây, những sự đồng cảm về thị hiếu âm nhạc, tình bạn, tình yêu và những suy nghĩ về cuộc đời đã gắn kết Toru- Naoko- Reiko thành một bộ ba tâm đầu ý hợp. Khi Naoko ra đi, Reiko đã có

quyết định quan trọng cho đời mình, chị rời bỏ khu An dỡng sau nhiều năm sống trong đó để quay trở về với đời sống thờng nhật. Cái chết của Naoko đã làm chị ngộ ra nhiều điều, nhng cũng chính cái chết ấy cũng để lại trong chị sự xót xa nuối tiếc cho một con ngời có số phận quá mỏng manh. Nỗi đau xót tiếc nuối về ngời chết làm chị tìm đến với Toru. Hai ngời đã làm một lễ tang nho nhỏ, có rợu, có âm nhạc để tởng nhớ Naoko. Sự khổ đau tiếc nhớ ngời chết khiến hai ngời có nhu cầu hoà vào nhau để có thể an ủi nhau, để có thể lấy lại sự cân bằng tâm lí mà sống tiếp với nhân gian. Khi đọc đến tình huống Toru và Naoko làm tình với nhau nhiều ngời đã kịch liệt phản đối. Ngời ta không thể hiểu đợc tại sao một chàng trai hai mơi tuổi và một bà chị 39 tuổi lại có thể thực hiện đợc hành vi đó. Ngời ta cho rằng nó quá sống sợng và vi phạm đạo đức, luân lí. Nhng nên nhớ rằng, vì quá yêu Naoko, quá khổ đau tuyệt vọng khi Naoko biến mất, Toru đã từng tìm đến “tình dục một đêm” với những cô gái không quen biết nhng sau đó nhận thấy điều đó không đa anh đi đến đâu anh đã chấm dứt. Ngay cả Midori, một cô gái trẻ trung, tràn trề sức sống, yêu anh tha thiết, sẵn sàng làm tình với anh nhng anh không thể, bởi anh biết rằng, làm nh vậy thật là không đúng với Naoko. Naoko đang chữa bệnh và mong một ngày trở lại với cuộc sống bình thờng với anh. Giờ đây, Naoko không còn trên cõi đời này nữa, kí ức về cô vẫn còn tơi rói trong tâm khảm của anh và Reiko. Họ hoà thân xác vào nhau một cách tự nhiên, tự nguyện, và đạt cực cảm. Họ làm nh vậy đúng hay sai? Thật khó để phán xét. Nhng trong tình huống ấy, họ chỉ có thể làm đợc nh vậy để an ủi nhau, để tởng nhớ ngời đã chết. Cả hai cùng chung nỗi đau. Cả hai đều muốn sự cân bằng tâm lí để đ- ợc tiếp tục sống. Đối với Reiko, đó là hành động khả dĩ giúp chị tìm lại cảm giác bình thờng với cuộc sống. Với Toru đó là hành động giải toả nỗi đau nghẹn ngào đang chất chứa trong tâm hồn anh khi Naoko đã ra đi vĩnh viễn.

Tình dục ở đây không khoác áo đạo đức, chỉ đơn giản là hành động an ủi nhau mà thôi. Murakami muốn thể hiện một điều rằng, nếu chúng ta, con ngời, có thể an ủi nhau bằng hành động hiệu quả nhất, tại sao chúng ta không làm, để con ngời có thể vợi đi nỗi đau khổ tuyệt vọng mà kiếp làm ngời mà ít ra ai cũng phải trải qua một lần trong đời.

Sự ra đi của Kizuki để lại trong Naoko một khoảng trống vắng và nỗi đau đớn tuyệt vọng. Sau một năm gặp lại, Toru thấy Naoko đã biến đổi khác hẳn. Biến cố to lớn của cuộc đời- cái chết của ngời yêu đã làm Naoko trởng thành hơn nhng cũng càng khoét sâu sự méo mó và dằn vặt đau khổ trong tâm hồn Naoko. Nỗi khổ đau tuyệt vọng biến Naoko thành một khối cô đơn vĩnh viễn, mở ra trong tâm hồn cô một hố sâu đen đặc kinh khủng. Cô luôn bị hình ảnh chiếc giếng đồng ám ảnh. Giếng đồng chính là cái hố đen thăm thẳm trong tâm hồn cô, là sự sợ hãi, bất an luôn thờng trực một cách vô thức trong bản năng của cô, khiến cô cảm thấy nó chỉ ở đâu đây thôi, sẩy chân một cái là rơi tõm xuống đó, mất hút vĩnh viễn. Cô luôn sống trong tâm trạng dày vò đau đớn, sự nuối tiếc không bao giờ nguôi về những ngời đã chết. Nên trong những đêm tối, cô thấy bóng những ngời đã khuất trở về nói chuyện cùng cô trong bóng tối, gọi cô trở về cõi h vô với họ. Khi nghe bài hát a thích của mình, bài

Rừng Nauy, cô có cảm giác mình đang lạc vào giữa một khu rừng sâu và tối, không có ai đến cứu cô. Nỗi khổ đau tuyệt vọng khiến cô tuyệt giao với thế giới bên ngoài, lên học đại học ở Tokyo nhng lại thuê trọ ở một khu ngoại ô vắng vẻ, trong một căn phòng nhỏ. Cô không muốn ngoại giới tác động vào thế giới tinh thần bị thơng của cô nữa. Nơi cô sống là kí ức về ngời đã chết. Cô thuộc về những ngời đã chết. Cô vẫn còn sống nhng bản năng cô đơn của cô ngự trị trong tâm hồn, thân thể cô vẫn hít thở khí trời nhng tinh thần của cô đã phiêu diêu cùng với ngời chết. Và cuối cùng cô mắc chứng rối loạn khả năng

ngôn ngữ, không thể nói, không thể viết th. Hành động của Naoko trong đêm sinh nhật lần thứ 20 là hành động của bản năng mách bảo. Sâu trong vô thức Naoko chỉ sống với kí ức về ngời đã chết. Thời điểm sinh nhật là thời điểm gợi lại cho Naoko nỗi đau đớn tuyệt vọng nhất. Vì Kizuki cũng ra đi vào tuổi m ời bảy tròn. Naoko không muốn mình đã hai mơi, cô muốn mình mãi mãi ở tuổi mời bảy. Trong đêm sinh nhật ấy, Naoko đã uống rợu, đã nói rất nhiều. Không phải lí trí của cô lên tiếng, mà là tiếng nói của vô thức, của nỗi đớn đau tích tụ lâu nay mà cô cố tình dấu kín trong lòng. Naoko nói trong tình trạng rối trí cao độ, mặc dù cô cố tình lảng tránh rất nhiều điều liên quan nhng vô thức đã điều khiển cô nói những điều linh tinh vụn vặt tầm thờng nhất, thậm chí chúng không có một nội dung gì nhất định. Cô nói nh vậy suốt bốn tiếng đồng hồ. Có thể đó là dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh tinh thần bấy lâu ủ kín mà bây giờ bắt đầu phát lộ. Trớc mắt cô không còn là Toru nữa, mà cũng không phải Kizuki. Trớc mắt cô là nỗi đau đớn hiện hình. “Naoko gập ngời bò xuống sàn nhà, úp cả bàn tay xuống chiếu và bắt đầu kêu khóc dữ dội nh một ngời đang nôn thốc nôn tháo vậy. Trong đời tôi cha bao giờ thấy ai khóc dữ dội nh thế (…) Nép chặt vào tôi toàn bộ thân thể nàng run lên, và nàng tiếp tục khóc không ra tiếng. Sơ mi tôi ớt đẫm, sũng nớc mắt nàng và hơi thở nóng hổi của nàng”[35; 91]. Có thể đó là nỗi đau của thân phận. Nhng cụ thể hơn, đó còn là nỗi đau đớn sau khi Naoko phải vĩnh biệt ngời thân yêu, vì những mất mát to lớn của tuổi trởng thành mà cô phải gánh chịu. Nỗi đau đó cần đợc giải phóng. Và cô cần Toru giúp. “Nàng đang trong tình trạng căng thẳng và rối trí cao độ, và nàng nói rõ rằng nàng muốn tôi giải toả cho nàng”[35; 91]. Lạ lùng thay, với Kizuki, ngời mà Naoko giành trọn tình yêu trong sáng đẹp đẽ của tuổi hoa niên, thì hành động tính giao không thể thực hiện. Còn với Toru, chỉ là một ngời bạn, thì điều đó lại có thể. Điều không thể đã biến thành có thể. Nhng

trong tình huống bi đát nhất, tuyệt vọng nhất. “Trời đủ ấm, cái đêm tháng t ấy, để chúng tôi có thể bám chặt lấy sự trần trụi của nhau mà không thấy lạnh lẽo. Chúng tôi khám phá thân thể của nhau trong bóng tối, và không nói một lời. Tôi hôn nàng và nâng đôi vú mịn màng của nàng trong tay. Nàng siết chặt lấy sự cơng cứng của tôi. Châu thân nàng mở ra nóng ấm, ớt át và mong ngóng tôi”[35; 92]. Tình huống dục tính ấy đợc nhà văn xử lí thật tài tình, không hề gợng gạo. Nó hiện lên đầy tinh vi, đầy biến ảo, nh sự biến đổi màu nhiệm của thế giới bản năng, thế giới tâm linh con ngời. Nó là kết quả của những hoạt động tinh thần con ngời, khi không còn chỗ để nơng tựa, an ủi, khi ngôn ngữ thông thờng không còn đủ khả năng diễn đạt và giải toả nỗi đau, ngời ta chỉ có thể bám vào sự trần trụi của nhau, để có thể sẻ chia nỗi đau đớn tuyệt vọng cho nhau. Trong rất nhiều điều con ngời có thể nói với nhau, thì sex là một kênh giao tiếp đặc biệt mà chỉ ở đó, con ngời mới nói đợc với nhau mà ngôn ngữ thông thờng không thể.

Sự khổ đau tuyệt vọng trở thành một căn bệnh trầm kha trong Naoko. Chỉ một lần ấy thôi, Naoko vĩnh viễn không bao giờ quay trở lại làm con ngời bình thờng ở khía cạnh bản năng dục tính đợc nữa. Căn bệnh tinh thần đã kéo theo chứng lãnh cảm vĩnh viễn. Còn nỗi đau nh một khối u ác tính, càng ngày càng phình to ra, càng ngày càng ngự trị trong tâm hồn Naoko, mặc dù cô đã dùng mọi nỗ lực để chữa bệnh, để chấp nhận sự méo mó, cô vẫn hi vọng một ngày cô sẽ lại làm tình đợc, sẽ quay trở về với cuộc sống của một con ngời bình th- ờng. Nhng tất cả đều không thể. Sau gần năm trời điều trị trong khu nhà an d - ỡng Ami, điều có thể đã thành không thể. Naoko lựa chọn cái chết để giải toả tất cả mọi đau đớn tinh thần dày vò cô. Với Rừng Nauy, ai đó cho rằng nó chỉ thể hiện cái nhìn bi quan về cuộc sống là phiến diện. Con ng ời trong tác phẩm rất yêu cuộc sống. Bản thân Naoko cũng là một cô gái có tâm hồn trong sáng.

Cô đã làm tất cả để lại đợc sống, đợc hạnh phúc với Toru. Nhng con ngời bản năng trong cô đã thắng mọi nỗ lực tích cực của cô. Bản năng con ngời là có thật. Một khi bản năng chết mạnh mẽ hơn bản năng sống thì có gì là lạ nếu nhân vật lựa chọn cái chết. Hơn thế nữa, chết cũng là một cách để ng ời ta thể hiện cách sống, bởi vì đàng sau cái chết là sự sống.

Sự khổ đau tuyệt vọng trong Rừng Nauy còn đợc khắc hoạ qua những con ngời sống giữa một xã hội lạnh lùng không có lí tởng. Nagasawa là điển hình cho con ngời sống không có lí tởng. Học để vào bộ Ngoại giao không phải là lí tởng. Đó chỉ đơn giản là mục đích sống mang đầy tính chất thực dụng của y. Y sống không có tí tởng trong sáng, lấy mục đích vật chất làm điểm đến nên cha bao giờ y cảm thấy khổ đau tuyệt vọng. Những nhân vật khác, chẳng hạn nh Kizuki, Naoko, Toru, Hatsumi, họ sống giữa một xã hội thiếu vắng lí tởng và họ ý thức đợc tình trạng trống rỗng về lí tởng của mình, nên họ luôn mang cảm thức tuyệt vọng mất phơng hớng. Naoko luôn bị ám ảnh bởi cái giếng đồng sâu thăm thẳm, và luôn sợ hãi vì thấy mình lạc vào một khu rừng sâu và tăm tối. Còn Toru thì thấy xã hội này chỉ là “một bãi cứt” với những kẻ lăng xăng đang đợc điểm tốt. Sự trống vắng về mặt lí tởng đợc thay thế bằng tình yêu, tình dục. Nhng rồi tình yêu và tình dục cũng chỉ là khoảnh khắc nhất thời, thậm chí nhân vật không đủ khả năng để đạt khoái cảm tình dục. Xã hội không có chỗ cho lí tởng và tình yêu trong sáng. Muốn sống bằng con ngời bản nguyên, con ngời chỉ có thể tìm đến cái chết mà thôi.

Xây dựng tình huống khổ đau tuyệt vọng là để nhân vật bộc lộ con ngời bản năng. Nhng ở ý nghĩa sâu xa của tình huống, Murakami muốn con ngời hiện lên đầy đủ nhất, tròn vẹn nhất trong trạng thái tinh thần và thể xác hoà hợp nguyên vẹn nhất.

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w