Cái chết gắn với cái đẹp trong quan niệm mỹ học của H Murakam

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 103 - 110)

Murakami

Nếu nỗi cô đơn là một phơng diện thẩm mỹ, thì với ngời Nhật Bản, cái chết cũng là một phạm trù thuộc về cái đẹp. Do vậy, ngời Nhật không chỉ có triết lí về cái chết mà còn có cả mỹ học về cái chết. Cái chết là một phần của sự sống. Khi chúng ta sống trên thế gian này, khát vọng về cái đẹp là khát

vọng thờng trực, vậy thì với cái chết, ngời Nhật cũng gửi gắm vào đó khát vọng về cái đẹp của con ngời. Tất cả những điều đó có thể tìm thấy trong tiểu thuyết Rừng Nauy. Có thể, từ góc nhìn thơng nhật, ta sợ hãi cái chết, coi cái chết là sự huỷ hoại của da thịt, sự tiêu tan mất mát của những giá trị vật chất. Chết là mất tất cả. Là cõi h vô mở ra đến tận cùng, là “hai phơng trời xa biệt mù khơi”. Nhng với Rừng Nauy, không chỉ có vậy, chết còn là sự hoá thân của những giá trị tinh thần, là sự siêu thăng của cái đẹp. Và từ góc nhìn mĩ học, cái chết là cái đẹp, cái đẹp đó gắn với nỗi buồn, nỗi cô đơn của con ng ời trong xã hội hiện đại.

Phật giáo coi cuộc đời là chốn phù sinh, vô thờng. Triết học hiện sinh cũng xem cuộc sống là một tấn thảm kịch. Nhà triết học hiện sinh ng ời Đức Martin Heidegger cho rằng: “Để thoát khỏi lo âu và tìm đợc ý nghĩa của tồn tại, con ngời cần phải thờng xuyên ý thức về cái hữu hạn, cái chết. Chỉ đối diện với thực chất của kiếp phù sinh của mình, con ngời mới biết quý trọng các giá trị, tránh đợc các tham vọng xô đẩy nó vào các hoạt động vô nghĩa”[12; 230]. Trong khi đó, con ngời sống trong xã hội hiện đại luôn mang một cảm giác bất an, hoang mang vì mọi giá trị đang bị phân rã. Bởi thế các nhân vật trong Rừng Nauy luôn chìm đắm trong một nỗi buồn sâu sắc, dai dẳng. Con ngời lúc đó ý thức sâu sắc hơn bao giờ hết về cái chết, về khoảnh khắc ngắn ngủi phù du của kiếp ngời. Những nhân vật lựa chọn cái chết trong

Rừng Nauy đều rất đẹp, đặc biệt là những nhân vật nữ. Vẻ đẹp của Naoko đ ợc tái hiện lại qua kí ức đã trải qua hai mơi năm của Toru, khi bất chợt nghe lại ca khúc gắn với mĩ cảm âm nhạc của nàng, bài “Rừng Nauy”. Hai mơi năm là khoảng thời gian để ngời ta quên đi mọi thứ, nhng với Toru, vẻ đẹp của ngời con gái ấy vẫn hiện hình đủ đầy mọi đờng nét. Trong dòng hồi tởng về những năm tháng tuổi trẻ mất mát, Toru nh thấy hiện ra trớc mắt mình vẻ đẹp mong

manh tinh khiết của Naoko, từ ánh mắt bờ môi, từ cái dải buộc tóc hình b ớm, thân thể con gái thanh tân, làn da, những cử chỉ tinh tế, đáng yêu: “Cặp má phinh phính của nàng hầu nh không còn nữa và cổ nàng mảnh dẻ hẳn đi, không có vẻ gì nàng gầy gò ốm yếu: Cái vẻ thanh mảnh ấy của nàng có gì đó rất tự nhiên và bình thản, nh thể nàng đã ẩn náu trong một không gian hẹp và dài cho đến lúc bản thân nàng trở nên hẹp và dài đến nh vậy. Và nàng xinh đẹp ra nhiều”[35; 54]. “Tôi bớc đi, mắt nhìn bờ vai và mái tóc đen buông thẳng của nàng. Nàng dùng một dải buộc tóc màu nâu rộng bản và mỗi khi nàng quay đầu lại tôi lại cảm thấy vành tai trắng nhỏ của nàng”[35; 54]. “Da thịt nàng đã qua nhiều cuộc biến đổi để tái sinh trong tuyệt đỉnh hoàn hảo dới ánh trăng. Mọi dấu hiệu mũm mĩm của trẻ con đã bị thay thế bởi da thịt của ngời đàn bà đã trởng thành. Vẻ đẹp thân xác của Naoko lúc đó hoàn hảo đến nỗi nó không gợi một chút gì là dục tính trong tôi”[35; 253]. Vẻ đẹp của Naoko là vẻ đẹp bị chi phối bởi nỗi buồn và sự mất mát quá lớn. Cô là một cô gái thanh xuân. Cô có ngời yêu. Dĩ nhiên khát vọng tình yêu và hạnh phúc là khát vọng muôn thủa của tuổi trẻ. Nhng với Naoko, khát vọng ấy đã trở thành bi kịch khi ở tuổi trởng thành cô không thể hoàn thiện đợc con ngời bản năng- bản ngã của mình. Cô và Kizuki không phải trải qua những khắc khoải tình dục và nỗi đau khổ đi kèm với sự trởng thành của bản ngã, lẽ ra bất cứ một ng- ời bình thờng nào cũng phải trải qua. Naoko và Kizuki đã thu hẹp cuộc sống của mình vào một ngời. Tình yêu đợc nuôi dỡng bởi sự cô độc thì bản năng sẽ trở nên méo mó. Vẻ đẹp của Naoko là vẻ đẹp trong sự cô độc, cho nên vẻ đẹp ấy cũng bị thơng nh chính con ngời bản năng của cô. Thật xót xa cho một đoá anh đào, đẹp mỏnh manh, tinh khiết, nhng bị thơng vô hình từ bên trong, nên rơi rụng khi độ xuân thì đang rực rỡ nhất.

Những cái chết, sự cô độc, những méo mó về bản năng, tất cả nuôi dỡng nên vẻ đẹp của Naoko. Vẻ đẹp ấy làm nên sự rung cảm tận sâu trong đáy lòng Toru. Vẻ đẹp ấy để lại nỗi xót xa, tiếc nuối trong lòng anh, mãi đến hai mơi năm sau, kí ức về nó vẫn tơi rói nh một vết cứa.

Trong Rừng Nauy, cái đẹp và nỗi buồn bao giờ cũng đi liền nhau làm rung cảm lòng ngời ở khía cạnh bi thơng nhất. Vẻ đẹp của Naoko, chị gái Naoko hay Hatsumi luôn bị khuôn định trong một nỗi buồn khó tả. Naoko buồn vì những ngời thân yêu đã chết và tâm hồn cô cũng thuộc về cõi chết. Hình ảnh lọ hoa trắng xuất hiện ở chỗ bàn học Kizuki sau khi anh chết là bông hoa tang của mối tình tuyệt đẹp và tuyệt vọng cũng nh số phận của hai ngời. Naoko để tang cho ngời tình nhng cũng là để tang cho chính cô, vì khi Kizuki ra đi, con ngời cô cũng chết theo từ đó. Toru đi bên lề cuộc sống và cái chết của họ. Anh cảm thấy mình chỉ là ngời canh viện bảo tàng cho ngời đã chết. Cái chết của họ đã lấy đi một phần con ngời Toru. Từng con ngời thân thơng của anh đã lựa chọn cái chết. Họ đều là hiện thân của vẻ đẹp, của trí tuệ nh ng phải chết để tự phản kháng, để tự khẳng định mình trong một xã hội không có chỗ cho tình yêu và lí tởng. Toru lựa chọn cuộc sống nhng đó là cuộc sống đầy ám ảnh và day dứt khôn nguôi.

Nh chúng tôi đã nói, mỹ cảm của ngời Nhật là gắn cái đẹp với nỗi buồn. Điều đó xuất phát từ truyền thống t tởng của xứ sở Phù Tang. Nhng từ cái nhìn thực tế, có một nguyên lí gắn với thiên nhiên của Nhật Bản là cái đẹp và nỗi buồn thờng đi liền với sự tồn tại hạn hữu của nó trớc thời gian. Thơ Haik là hình thức phản ánh độc đáo và chính xác nhất cho cảm thức này của ngời Nhật. Mỗi bài thơ thể hiện một lát cắt, chuyển tải một khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc sống. Nỗi buồn thơng về sự hữu hạn của vẻ đẹp, của kiếp phù sinh đã ăn sâu vào tâm hồn ngời Nhật còn thể hiện ở sự lựa chọn và tôn vinh cho mình

một loài hoa đợc xem là quốc hoa: hoa anh đào. Mang trong mình vẻ đẹp quyến rũ, đầy sức sống, với cái mơn mởn của cánh hoa, của cành hoa mỗi độ xuân về nhng anh đào lại có một cuộc đời ngắn ngủi nh đoá phù dung trong văn hoá Trung Hoa. Căng mọng, rực rỡ, hiến mình hết thảy chỉ trong vài ba ngày, rồi những đám mây hoa lả tả cuốn theo sóng hồ Biwa. Hình ảnh ấy đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong thơ ca Nhật Bản.

Là một nhà văn Nhật Bản sống và sáng tác chủ yếu ở nớc ngoài, trên đ- ờng “trở về với Nhật Bản”, Murakami đã kế thừa sáng tạo cảm thức đó và khắc hoạ thành công vẻ đẹp con ngời hiện đại trong Rừng Nauy. Cái đẹp mất đi để lại trong lòng ngời cảm thức về sự cô độc và ngắn ngủi của kiếp ngời. Vũ trụ thì tuần hoàn. Kiếp ngời thì ngắn ngủi. Và vẻ đẹp lại càng chỉ còn là một khoảnh khắc. Đó là triết lí về cái đẹp gắn với nỗi buồn của Murakami trong tiểu thuyết Rừng Nauy.

Cái đẹp không chỉ gắn với nỗi buồn. Cái đẹp mất đi để lại cho ng ời ta sự xót xa tiếc nuối. Sự xót xa tiếc nuối về cái đẹp phôi pha cũng là một thứ mỹ cảm mà Murakami muốn chuyển tải trong Rừng Nauy. Cuốn tiểu thuyết đợc viết bằng hoài niệm trong dòng hồi tởng của nhân vật chính Toru Wantanabe. Hai mơi năm trôi qua rồi, nhng cảm giác về những gì đã qua, những điều không đợc nh ý nguyện, những điều mà ngời ta đã đánh mất, những gì ngời ta có thể nhận thức đợc nhng không thể nào có thể thay đổi đợc định mệnh, tất cả, vẫn còn tơi rói nh ngày hôm qua.

“Viết bằng hồi ức nh thế này tôi thờng có những cơn sợ hãi đến thắt lòng. Nếu tôi đã quên điều quan trọng nhất thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ở đâu đó trong tôi có một bến lú tối tăm, nơi tất cả kí ức quan trọng bị chất đống lại và từ từ biến thành bùn đất?”[35; 36]. Toru viết nh để tạ lỗi. Viết nh để giữ lại những gì còn lại của tuổi thanh xuân buồn đau nhng rất quan trọng, bởi nó đã

trở thành một phần cuộc sống của anh. Những trải nghiệm thời tuổi trẻ khiến anh trởng thành hơn rất nhiều. Và hai mơi năm trôi qua, giờ đây khi nhìn nhận lại, anh lại thấu thị hơn những điều mà trớc đây anh vẫn còn cảm thấy mơ hồ: “Nhng giờ đây tôi hiểu rằng chất lên con thuyền chữ nghĩa không hoàn hảo này chỉ là những kí ức không hoàn hảo và những ý nghĩa không hoàn hảo. Những kí ức về Naoko càng lu mờ tôi càng hiểu nàng sâu sắc hơn. Tôi cũng hiểu tại sao nàng xin tôi đừng quên nàng. Bản thân Naoko biết điều đó, tấ nhiên rồi. Nàng biết rằng kí ức của tôi về nàng sẽ phôi pha. Và chính vì thế mà nàng xin tôi đừng quên nàng, hãy nhớ rằng nàng đã từng tồn tại. ý nghĩ ấy xâm chiếm tôi với một nỗi đau tởng chừng không thể chịu đựng nổi. Bởi lẽ Naoko cha từng yêu tôi bao giờ”[35; 36].

Rừng Nauy đợc viết bằng một giọng văn ngậm ngùi, tiếc nuối, xót xa. Đó là nỗi tiếc nuối, xót xa cho cái đẹp bị huỷ diệt, cho tình yêu không thành, cho bản ngã bị lãng quên. Những ngời lựa chọn cái chết khi tuổi đời còn rất trẻ, khi cái tôi đang mò mẫm để tìm cho mình một nhân cách thích hợp. Tất cả chỉ mới bắt đầu, vậy mà tất cả đều kết thúc bằng cái chết. Cái chết nh vậy lại càng làm cho ngời ta ngậm ngùi, thơng tiếc. Kizuki chết để lại một nỗi đau vô tận cho ngời đang sống. Và cái chết đó lại khởi đầu cho một cái chết khác không kém phần bi thơng. Sau khi Kizuki ra đi, Naoko đã phải trải qua sự mất cân bằng triền miên trong tâm lí. Có một tha lực vô hình khiến cô không thể nào diễn đạt đợc ý nghĩ của mình, việc nói và viết càng ngày càng khó khăn. Phải chăng cái chết đã ăn mòn dần linh hồn của Naoko, ngay cả khi cô vẫn còn sống, vẫn còn hít thở khí trời? Cả Naoko và Kizuki đã lí tởng hoá mối tình của mình. Với họ, tình yêu là thế giới tinh thần thiêng liêng nhất. Một khi cái lí t - ởng duy nhất để họ bấu víu vào cuộc đời ấy không thể thăng hoa thì cái chết là lựa chọn cuối cùng. Có thể hơi cực đoan, nhng cái chết của Naoko và Kizuki

là cái chết của lí tởng tình yêu không thành, của cái đẹp không thể thăng hoa trong cuộc sống trần thế. Và họ để lại một nỗi mênh mang u sầu cho ng ời đang sống.

Trớc đây khi Kizuki chết, cùng với nỗi đau Toru đã nghiệm ra rất nhiều chân lí về cuộc đời, về sự sống và cái chết. Nhng đến khi Naoko từ giã cõi đời, Toru lâm vào khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Anh chìm đắm vào nỗi đau, buông mình vào những kí ức xa xăm và không biết mình đang ở đâu. Anh lang thang vô định nh kẻ mất hồn khắp nớc Nhật suốt nửa năm ròng: “Tôi không thể nhớ là tôi đã đi đâu. Tôi chỉ còn nhớ đến những cảnh trí, âm thanh mùi vị của những nơi tôi đi qua thì chẳng còn dấu vết gì trong kí ức, kể cả khi cảm thức đợc thời gian trong chuyện đã đi đến chõ nào trớc, chỗ nào sau. Tôi đã đi từ chỗ này qua chỗ kia bằng tàu hoả, bằng xe buýt, hoặc xin ngồi nhờ thùng xe tải, trải túi ngủ qua đêm trong bãi gửi xe, nhà ga, công viên, bên bờ sông hoặc bên bờ biển”[35;491]. Bởi quá đau đớn, Toru đã chìm đắm vào trong quá khứ và bị ảo giác hành hạ. Những hình ảnh về Naoko cô vẫn hiển hiện nh cô vẫn còn sống: “Những đêm không ngủ, Naoko lại hiện về trong tôi. Không cách gì ngăn lại đợc. Kí ức về nàng ứ đầy trong tôi, và khi một trong những chúng tìm đợc kẽ hở để lọt ra, tất cả những cái khác cùng chen nhau ùa ra nh nớc lũ không gì ngăn lại đợc”[35; 493].

Cái chết trong Rừng Nauy không chỉ ám ảnh với ngời trong cuộc, mà còn cả với ngời đọc. Rừng Nauy là một trong những siêu phẩm của Murakami, đúng nh có một tờ báo đã viết: “Murakami nắm bắt đợc nhịp đập của thời đại ông, lôi cuốn ngời đọc hoàn toàn, khiến bạn phải bật khóc khi câu chuyện đ ợc đọc xong” (The Baltimore Sun).

Cái chết từ góc nhìn mĩ học, nh chúng tôi đã nói, có nguồn gốc sâu xa trong truyền thống t tởng và văn hoá của ngời Nhật Bản. với ngời Nhật, cái

chết tợng trng cho cái đẹp mang tính tuyệt đối. Chết là chạm đến cái tận cùng không ai có thể vợt qua đợc. Trong tác phẩm Đẹp và buồn, nhà văn Y. Kawabata đã nói lên quan niệm mỹ học về cái chết: Cái đẹp bị huỷ diệt là cái đẹp mang tính vĩnh cửu trong hồi ức. Và hồi ức về cái đẹp cũng là một thứ mỹ cảm cần có của con ngời. Đến lợt mình, Murakami đã đề cập đến những vấn đề của tồn tại đối với ngời Nhật hiện đại: sự sống và cái chết, tình yêu và tình dục, cái đẹp và nỗi cô đơn của kiếp ngời. Tất cả đợc soi rọi dới góc nhìn triết học về con ngời hiện đại, trong khi vẫn tuân thủ truyền thống từ trong cốt tuỷ.

Chơng 3

Nghệ thuật thể hiện con ngời bản năng trong

Rừng Nauy

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 103 - 110)