Phân rã cốt truyện và hiện tợng đứt gãy trong dòng ý thức nhân vật

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 154 - 166)

vật

Để thể hiện con ngời bản năng, nhà văn cố ý phân rã cốt truyện thành nhiều tuyến khác nhau. Cốt truyện của Rừng Nauy đợc xây dựng theo dòng ý thức của nhân vật. Dòng ý thức nhân vật đóng vai trò chủ đạo trong việc cấu trúc không gian, thời gian, thể hiện những biến động tâm lí, cấu trúc cốt truyện, kết cấu...Chính việc nơng vào dòng chảy tâm thức của ngời kể chuyện mà cốt truyện bị phân rã thành nhiều tuyến. Tại sao vậy? Vì theo quy luật tâm lí, dòng chảy của ý thức là một dòng sông nhng đó không phải là một “dòng sông phẳng lặng nh tờ”, mà nó là sự hoà trộn của nhiều yếu tố trong kết cấu tâm lí của con ngời, bao gồm ý thức, vô thức, giấc mơ, tiềm thức...Trong dòng chảy của tâm thức đó, con ngời bị đánh động bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, nên dòng ý thức sẽ bị đứt gãy, bị ngắt quãng, bị chêm xen.

Nh vậy, sự đứt gãy trong dòng ý thức nhân vật chính là cơ sở tâm lí để nhà văn phân rã cốt truyện thành nhiều tuyến khác nhau, thành những quãng chắp nối tởng chừng vu vơ nhng đầy dụng ý của tác giả trong nỗ lực thể hiện triết lí về con ngời bản năng của nhà văn. Chính vì thế, có thể xem cốt truyện trong Rừng Nauy là kiểu cốt truyện tâm lí. Murakami không đa cốt truyện của mình phát triển theo một trật tự logic khách quan, theo trật tự tuyến tính vẫn thờng thấy. Trong Rừng Nauy cốt truyện có sự đảo lộn trật tự về mặt thời gian. Điểm mở đầu của cuốn tiểu thuyết chính là phần giữa của câu chuyện, nghĩa là có độ vênh giữa thời gian trần thuật và thời gian thực tại. Ca khúc Rừng Nauy vang lên ở sân bay Hamburg, nớc Đức, sau chấn động do ca khúc mang lại, tất cả mọi thứ bị màn sơng khói của thời gian gần hai mơi năm che phủ, chỉ còn lại kỉ niệm về buổi đi chơi, về cánh đồng cỏ và những vang động xung quanh là vẫn còn rõ nét. Sau hồi ức ấy, quá khứ lần lợt hiện về. Chuyện này nối tiếp chuyện kia, mỗi chuyện dờng nh không liên quan gì đến nhau: cái chết của Kizuki, chuyện về Quốc Xã, chuyện về Nagasawa, về Midori...mỗi chuyện là một mảng kí ức, tất cả đợc chắp nối không theo một trật tự nhất định nào. Với trật tự này, có thể ngời đọc sẽ khó theo dõi, nhng vì thế mà nhà văn co thể diễn tả đợc một cách chân xác nhất sự vận động trong tâm thức nhân vật. Sau hai mơi năm, tất cả chỉ còn là bến lú tối tăm, nơi tất cả những kí ức thực sự quan trọng bị chất đống lại và từ từ biến thành bùn đất. Giờ đây, khó mà phân định đợc cái gì đã xảy ra trớc cái gì đã xảy ra sau, bởi tất cả đều lãng đãng nh sơng khói, nh không tồn tại, chỉ có nỗi đau là hiện hữu, rất thật. Việc xáo trộn trật tự trớc sau của cốt truyện để tạo thành một trật tự trần thuật mới đã mở ra khả năng đa thêm vào tác phẩm những cốt truyện khác, “truyện lồng trong truyện”. Đọc cuốn tiểu thuyết, có ngời tởng nh tác giả bạ đâu viết đấy, nhân vật “tôi” nhớ đến đâu kể đến đấy. Có khi đang kể chuyện

này lại quay sang kể chuyện khác làm cho nhịp độ câu chuyện chậm lại, cốt truyện rẽ sang nhiều hớng khác nhau. Rõ ràng kết cấu truyện rất lỏng lẻo. Kì thực đó là sự lỏng lẻo có dụng ý. Cuốn tiểu thuyết là sự lồng ghép, đan cài giữa các câu chuyện nhỏ trong một câu chuyện lớn. Khi khảo sát Rừng Nauy, chúng tôi nhận thấy, tác giả đã cố tình tạo ra những mối quan hệ tay ba, mà chúng tôi tạm gọi là những tam giác quan hệ. Nhìn bề ngoài, những tam giác quan hệ này tởng chừng chỉ móc nối tơng thông với nhau một cách cơ học, lỏng lẻo, nhng đàng sau đó là sợi dây vô hình của dòng chảy tâm thức đã móc nối chúng lại với nhau, đem lại ý nghĩa thẩm mĩ cho tác phẩm. Mỗi tam giác quan hệ ấy lại tạo thành một cốt truyện riêng, không liên quan mấy đến cốt truyện khác. Đầu tiên đó là tam giác Toru- Kizuki- Naoko. Đây là mối quan hệ tay ba có nhiều khúc mắc trong bản thể. Mối quan hệ này chứa đựng bao nỗi thổn thức cho cả ba ngời mà cuối cùng hai ngời kia phải tự tử, ngời còn sống mang một vết thơng trong lòng không bao giờ nguôi ngoai. Nhân vật chính của mối quan hệ tay ba này thật khó xác định. Chỉ có nỗi đau và sự xót xa nuối tiếc ngự trị khắp nơi. Mối quan hệ tay ba này, hay là chuyện ba ng ời trở thành sợi chỉ xuyên suốt tác phẩm, từ dó rẽ sang nhiều h ớng khác nhau. Tam giác thứ hai tạo thành một cốt truyện là quan hệ tay ba Naoko- Toru- Midori. Toru là ngời đứng giữa trong mối quan hệ này. Naoko là hiện thân cho vẻ đẹp của quá khứ và giấc mơ. Trong khi đó Midori là hiện thân của vẻ đẹp tràn trề sức sống, vẻ đẹp của hiện tại có thật. Naoko thuộc về thế giới của đổ vỡ, mất mát. Midori thuộc về thế giới của thực tại đầy khát khao. Toru từng bị mắc kẹt trong mối quan hệ này. Mỗi bên đáp ứng một nhu cầu trong bản thể của anh, mỗi ngời là hiện thân một phần bản ngã trong anh, cho nên trong một thời gian dài anh đã loay hoay giữa một bên là tình yêu của một cô gái mỏng manh yếu đuối, một bên là tình yêu của một cô gái khoẻ mạnh, yêu đời. Đứng

trong mối bòng bong đó, con ngời bản năng của Toru cùng sự ý thức về nỗi cô độc, sự khát khao giải toả và những biến động tâm lí đợc thể hiện một cách đầy đủ, sâu sắc hơn. Có thể kể thêm tam giác quan hệ khác nh Toru- Nagasawa- Hatsumi, Toru- Naoko- Reiko... Mỗi tam giác quan hệ nh thế là một câu chuyện nhỏ, có thể là một cốt truyện hoàn chỉnh nho nhỏ, góp mặt vào cốt truyện lớn của Rừng Nauy.

Dụng ý của nhà văn khi xây dựng kiểu cốt truyện phân rã và lồng ghép nhiều cốt truyện vào nhau trong một cốt truyện lớn là để thể hiện sự phân rã về mặt quan hệ và ý thức của con ngời trong xã hội hiện đại. Xã hội hiện đại của Nhật Bản không còn sự thống nhất toàn vẹn về mặt quan hệ cộng đồng nh truyền thống nữa, mà quan hệ đã bị xé lẻ thành những mảng nhỏ, thành những nhóm nhỏ, mà trong đó con ngời mất khả năng tơng thông lẫn nhau, không thể hiểu đợc nhau, mỗi ngời là một ốc đảo cô độc. Việc xé lẻ quan hệ thành những mảng nhỏ nh vậy đã tạo ra những “tam giác cô độc” rồi, nhng chính trong ốc đảo cô độc ấy, mỗi ngời lại còn là những ốc đảo cô độc hơn nữa, cho nên sự cô độc của con ngời đợc đẩy lên đến tận cùng của sự cô độc. Và nhà văn chỉ còn việc đi sâu vào thế giới nội cảm của nhân vật để phân tích tâm lí, thám hiểm vào những địa tầng sâu thăm thẳm trong thế giới tâm linh của con ngời.

Kết luận

1. Haruki Murakami là một nhà văn lớn của nền văn học Nhật Bản. Rừng

Nauy là một trong những minh chứng khẳng định vị trí hàng đầu của Murakami trên văn đàn Nhật Bản đơng đại. Là một nhà văn sống và sáng tác chủ yếu ở Mĩ, chịu ảnh hởng sâu sắc văn hoá và văn học phơng Tây, nhng sâu trong bản thể, Murakami vẫn mang hồn cốt của một nhà văn Nhật Bản, với quan niệm thẩm mĩ và sự kết tinh truyền thống Nhật Bản trong hình thức mới. Điều đó thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết Rừng Nauy.

2. Tiếp cận Rừng Nauy, có nhiều hớng khác nhau để lĩnh hội ý nghĩa của nó. Từ góc nhìn triết học về con ngời, chúng tôi nhận thấy vấn đề con ngời bản năng là một vấn đề lớn của cuốn tiểu thuyết. Từ hớng tiếp cận đó, có thể thấy đợc quan niệm nghệ thuật về con ngời, thấy đợc sự kết tinh tài năng sáng tạo của tác giả trong việc khám phá và thể hiện chiều sâu bản thể của con ngời hiện đại trong hành trình tìm kiếm bản ngã đích thực. Trong hành trình đó, bản năng- bản thiện nguyên thuỷ của con ngời đợc đào sâu dới cái nhìn triết học về con ngời, đó là con ngời thân phận gắn với nỗi cô đơn, con ngời bản năng- vô thức gắn với dục tính và bi kịch của thân phận con ngời gắn với cái chết.

Từ đó có thể thấy, tình dục, nỗi cô đơn và cái chết trong quan niệm mĩ học về con ngời của Murakami là những phạm trù thẩm mĩ, gắn với bản chất

của con ngời, là đặc hữu của con ngời. Nếu thiếu đi một trong những bản năng nguyên thuỷ đó, con ngời sẽ bị méo mó về mặt bản ngã, khó tránh khỏi những mất mát khổ đau trong cuộc đời. Vì vậy, những phơng diện thể hiện con ngời bản năng nh tình dục, nỗi cô đơn, cái chết trong Rừng Nauy là những biểu tợng nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa lớn lao, chuyển tải những thông điệp của nhà văn về cuộc sống của con ngời. Nó là những hình thức biểu hiện của cuộc sống, đồng thời là chính bản thân cuộc sống của con ngời. Và trong Rừng Nauy, ý nghĩa đó đợc thể hiện một cách cụ thể thông qua những dấu hiệu, nh: tình dục gắn với sự khát khao giải toả; tình dục gắn với quan niệm triết học của nhà văn về con ngời; con ngời cô đơn với hành trình tìm kiếm bản ngã của con ngời thời hiện đại, con ngời cô đơn và bi kịch thân phận con ngời, con ng- ời cô đơn và quan niệm mĩ học về con ngời; cái chết là một phơng diện để thể hiện quan niệm về sự sống, đồng thời cái chết gắn với cái đẹp trong quan niệm mỹ học của Murakami. Những vấn đề nh sự sống, cái chết, tình dục, tình yêu, nỗi cô độc, mất mát trong chiều sâu bản thể con ngời...đợc nhà văn quan tâm, soi chiếu dới cái nhìn thấm đẫm cảm xúc, trở thành những vấn đề quan trọng trong cuộc sống nhân sinh. Phẩm chất nhân văn của tác phẩm chính là ở đó, nó đã đặt một cái nhìn nghiêm túc về những vấn đề thiết yếu của cuộc sống con ngời.

Trong khi khám phá đời sống bản năng con ngời, bằng tài năng kì lạ của mình, Murakami đã phân tích, chiếm lĩnh đợc chiều sâu đời sống tâm linh của con ngời, thám hiểm vào những “địa tầng” sâu thẳm nhất của thế giới tinh thần con ngời. Cái tài của nhà văn là đã gắn liền hoạt động mang tính bản năng con ngời với phẩm chất tinh thần của nó. Trong khi vẫn làm cho hình t- ợng nghệ thuật hiện lên sinh động, gần gũi với tâm lí tiếp nhận của đại đa số công chúng văn học, Rừng Nauy đã vơn tới tầm khái quát triết học, thể hiện

những triết lí sâu xa về sự sống và cái chết. Bởi vì trong khi miêu tả con ng ời, Murakami không chỉ miêu tả nó nh con ngời có thật mà còn miêu tả nó nh là con ngời tiêu biểu cho phẩm chất nhân loại, với những buồn, vui, đau khổ, hạnh phúc, hi vọng, thất vọng...rất điển hình cho tâm lí con ngời trong xã hội hiện đại.

3. Rừng Nauy đã đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của nhân sinh. Bằng tài năng bậc thầy và một trái tim nghệ sỹ lớn, nhà văn đã thể hiện đ ợc bản lĩnh vững vàng của mình. Viết về bản năng con ngời, nhà văn đã khơi đợc chiều sâu tâm lí nhân vật, hoà cảm, nhập thân vào những vui buồn của nhân vật, thấm đẫm cảm xúc yêu thơng trăn trở với thế giới bản ngã của nhân vật. Chính vì thế, đọc Rừng Nauy, ngời ta có cảm giác nh đang nghe chính câu chuyện của tác giả và cũng là chuyện của chính mình.

Con ngời bản năng trong Rừng Nauy là một hình tợng nghệ thuật đầy ám ảnh. Để thể hiện đợc những chiều sâu triết lí cho hình tợng nghệ thuật, Murakami đã kết hợp một cách hài hoà giữa hai nguồn tri thức: tri thức văn hoá- mĩ học truyền thống Nhật Bản và tri thức triết học, tâm lí học, mĩ học ph - ơng Tây. ở đó, ta thấy đợc sự giao thoa giữa văn hoá truyền thống Nhật Bản và văn hoá phơng Tây một cách nhuần nhuyễn, tinh tế.

4. Để thể hiện con ngời bản năng dới góc nhìn mĩ học về con ngời, nhà văn đi vào xây dựng những tình huống nghệ thuật đặc sắc, tạo ra những nguyên cớ để nhân vật tự bộc lộ toàn bộ con ngời bản nguyên của mình, đó là khi con ng- ời cảm thấy khổ đau tuyệt vọng sau những mất mát lớn lao trong cuộc đời, là những khoảnh khắc khi con ngời rơi vào trạng thái cô đơn trống trải, không còn ai để sẻ chia, tâm sự, là những tình huống căng thẳng của bản năng sinh tồn khi con ngời khát khao đợc giải toả những xung năng sống mạnh mẽ của mình.

tài liệu tham khảo

1. Lan Anh (2006), “Sự ám ảnh Murakami”, http://vietbao.vn . 2. Aristole (2007), Nghệ thuật thi ca, Nxb Lao động, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 1999) , 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. M. Bakhtin (2001), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội 5. Văn Bảy (2008), “Murakami vợt qua giải Nobel văn chơng”, Tạp chí

Nghiên cứu văn học, (10).

6. Lê Huy Bắc (2007), “Chí Phèo, dới cái nhìn Phân tâm học”, Tạp chí

Nghiên cứu văn học, (2).

7. Phan Quý Bích (2006), “Rừng Nauy, sex thuần tuý hay nghệ thuật đích thực?”, báo Văn nghệ, (34).

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dỡng giáo viên thực hiện ch- ơng trình, SGK lớp 10 THPT, Ngữ văn 10, Nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Nhật Chiêu ( 1997), Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến năm 1868, Khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Hồ Chí Minh.

10. Nhật Chiêu (2007), “Thực tại trong ma ảo” (Đọc Kafka bên bờ biển của“ ”

H.Murakami),http://evan.com

11. Nguyễn Anh Dân (2008), “Hệ thống biểu tợng trong Biên niên kí chim vặn dây cót”, http://evan.com

12. Trơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học nh là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Nà Nội.

13. Trơng Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

14. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

15. Văn Giá (2008), “Dục tính và những cảm xúc thiêng liêng”,

http://vietbao.vn

16. Lu Phóng Đồng (1994), Triết học phơng Tây hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Hà Minh Đức (chủ biên, 1999), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Hạnh (2007), Rabindranath Tagore với thời kì phục hng ấn

Độ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trờng Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

21. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

22. Nguyễn Hoà (2006), “Lịch sử văn hoá và sex trong văn chơng”, http:// vietbao.vn.

23. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. S. Freud, C. Jung… (2004), Phân tâm học và văn hoá tâm linh, Nxb văn hoá Thông tin, Hà Nội.

25. S. Freud, C. Jung… (2004), Phân tâm học và văn hoá nghệ thuật, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

26. Cao Hành Kiện (2002, Khánh Phơng dịch),“Sự cần thiết của cô đơn”(diễn văn nhân dịp nhận giải thởng Golden Plate award tại Dublin ngày

8/6/2002), http:// tienve.org

27. Y. Kawabata (2005), Tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao Động và Trung tâm

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong tiểu thuyết rừng na uy của haruki murakami (Trang 154 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w