Nợi dung quản lý chất lượng dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 35)

1.3.3.1.Quản lý chất lượng học tập của học sinh.

- Quản lý việc chuẩn bị bài mới ở nhà:

- Phải xây dựng cho học sinh cĩ tinh thần, thái độ học tập tốt, chuyên cần, chăm chỉ, cĩ thĩi quan học bài và làm bài đầy đủ.

- Giúp học sinh cĩ nền nếp tổ chức học tập ở trường cũng như ở nhà. - Nề nếp sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập, …

Nề nếp học tập tốt sẽ duy trì mọi hoạt động học tập tốt, gĩp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, người quản lý phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thực hiện nề nếp và phân cơng trách nhiệm cho các đối tượng để phối hợp thực hiện.

- Quản lý chất lượng tiếp thu trên lớp:

Việc chuẩn bị trước bài mới ở nhà gĩp phần quan trọng cho chất lượng tiếp thu bài học trên lớp của học sinh. Nếu học sinh cĩ sự chuẩn bị tốt nội dung các bài học của các mơn học ngày hơm sau sẽ giúp cho học sinh thuận lợi trong việc nắm bắt nội dung, kiến thức bài học mới tốt hơn. Giúp các em càng thêm tự tin hơn khi đến lớp khơng cịn bị áp lực sợ hãi, lo lắng. Ngược lại nếu học sinh khơng cĩ sự chuẩn bài mới ở nhà, các em sẽ gặp khĩ khăn, lúng túng trong việc tiếp thu bài kiến thức mới đặc biệt là những học sinh trung bình. Do vậy để quản lý chất lượng tiếp thu bài trên lớp, Hiệu trưởng cần phải :

Thường xuyên tổ chức cho giáo viên học tập chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp, hình thức dạy học nhằm giúp cho giáo viên nắm bắt và vận dụng hiệu quả, biết khai thác nội dung bài dạy một cách phù hợp, vừa sức ;

biết tổ chức lớp học sinh động, nhẹ nhàng giúp học sinh hứng thú tham gia xây dựng bài học đạt hiệu quả.

Tăng cường cơng tác phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc theo dõi, quản lý việc học của học sinh ở nhà theo thời gian biểu phù hợp, biết cách hướng dẫn con em học tập ở nhà một cách khoa học, thường xuyên và nề nếp.

Thường xuyên trao đổi thơng tin về tình hình học tập hàng tuần trên lớp của học sinh để phụ huynh nắm bắt, theo dõi và giúp đỡ kịp thời.

Tăng cường cơng tác kiểm tra, dự giờ giáo viên (đột xuất) để nắm bắt tình hình giảng dạy của giáo viên và chất lượng tiếp thu bài của học sinh.

Tổ chức chia sẽ rút kinh nghiệm giữa giáo viên trong khối về nội dung giảng dạy trên lớp, đặc biệt là những nội dung khĩ để vận sung phương pháp, hình thức dạy học giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả.

Thơng qua kết quả kiểm tra thường xuyên hàng tháng, Hiệu trưởng đánh giá tình hình giảng dạy và chất lượng tiếp thu bài trên lớp của học sinh.

Giúp học sinh cĩ phương pháp học tập, chuẩn bị bài vở ở nhà.

- Quản lý chất lượng tự học:

Tự học là yêu cầu hết sức cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của chính bản thân học sinh. Để quản lý chất lượng tự học của học sinh cần tập trung vào những nội dung sau :

+ Phải cĩ kế hoạch phân cơng hướng dẫn nội dung tự học cho học sinh ở nhà, ở lớp, cũng như các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp,… tùy theo khả năng, trình độ của từng đối tượng học sinh.

+ Giáo viên phải thường xuyên theo dõi, giúp đỡ học sinh. + Theo dõi, kiểm tra kết quả tự học của học sinh.

+ Tổ chức đánh giá, động viên, khen thưởng kết quả tự học của học sinh (cá nhân, nhĩm, tổ, …)

- Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, mơi trường tự học cho học sinh giúp các em hứng thú như : ở vườn trường, khu di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử, hoạt động ngoại khĩa, …

- Quản lý kết quả học tập của học sinh:

Phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh là yêu cầu cần thiết trong cơng tác quản lý. Việc chấm bài kiểm tra phải thực hiện một cách nghiêm túc. Ngồi việc cho điểm, giáo viên phải ghi nhận xét thật cụ thể về sự sơ sĩt, thiếu cẩn thận hoặc sự tiến bộ của từng đối tượng học sinh thể hiện qua điểm số ấy. Kết quả kiểm tra thường xuyên hoặc định kỉ phải được người quản lý cùng giáo viên trong tổ chuyên mơn trao đổi phân tích, rút kinh nghiệm qua đĩ điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học phù hợp. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức cho học sinh được xem kết quả của bài kiểm tra và cùng nhau sửa bài giúp các em phát hiện và khắc phục những hạn chế của mình.

1.3.3.2. Quản lý chất lượng dạy học của GV - Quản lý kế hoạch giảng dạy:

Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học là một việc làm vơ cùng quan trọng của Hiệu trưởng các nhà trường. Nĩ nhằm mục đích duy trì kỷ cương dạy học và đảm bảo sự thích ứng của chế độ chính sách trong GD& ĐT đối với hồn cảnh lao động sư phạm của giáo viên ở từng trường. Huy động được sức mạnh tổng hợp của mỗi cá nhân, các đơn vị, các tổ chức và đồn thể trong trường vào quản lý dạy học một cách phù hợp.

Để làm tốt khâu lập kế hoạch (lập kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, thời khĩa biểu), CBQL phải nắm vững các giai đoạn của quy trình quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường : giai đoạn lập kế hoạch ; giai đoạn tổ chức ; giai đoạn chỉ đạo; giai đoạn kiểm tra. Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học, trong

đĩ chú trọng xác định nhiệm vụ cụ thể cùng các chỉ tiêu, biện pháp cho các thành viên, tổ chuyên mơn thảo luận, từ đĩ thống nhất thực hiện ;từng tháng cĩ sơ kết, rút kinh nghiệm. Hướng dẫn các tổ và giáo viên dựa vào kế hoạch của nhà trường lập kế hoạch của tổ và của bản thân trên cơ sở bám sát thực trạng và năng lực dạy học của giáo viên, biết lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu để thực hiện kế hoạch đã đề ra.

- Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học.

Thực hiện chương trình dạy học là thực hiến kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của nhà trường phổ thơng. Hiệu trưởng phải nắm vững chương trình, tổ chức cho GV quân thủ một cách nghiêm túc, khơng tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học. Việc nắm vững chương trình dạy học sẽ đảm bảo cho việc quản lý thực hiện tốt chương trình dạy học, bao gồm :

+ Nắm vững những nguyên tắc cấu tạo chương trình, nội dung và phạm vi kiến thức dạy học của từng mơn học, cấp học.

+ Nắm vững PPDH của từng mơn, từng khối trong cấp học.

+ Khơng đươc giảm nhẹ, nâng cao hoặc mở rộng so với yêu cầu nội dung Chuẩn kiến thức kĩ năng.

Để quản lý thực hiện chương trình dạy học, Hiệu trưởng phải chú ý sử dụng thời khĩa biểu và hướng dẫn phân phối chương trình như là cơng cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm sốt tiến độ thực hiện chương trình dạy học.

- Quản lý việc soạn bài.

Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viên cho giờ lên lớp, tuy nĩ chưa dự kiến hết các tình huống trong quá trình lên lớp nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng giáo viên, nĩ thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của giáo viên về nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh và đúng với yêu cầu

của chương trình. Quản lý soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu sau :

+ Đảm bảo tính tư tưởng, tính giáo dục của bài giảng.

+ Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trước khi lên lớp, tránh soạn bài để đối phĩ với kiểm tra.

+ Đảm bảo nội dung, tri thức khoa học mang tính giáo dưỡng. đưa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp vào nề nếp, nghiêm túc và phải đảm bảo chất lượng.

Để quản lý tốt việc soạn bài của giáo viên, Hiệu trưởng cần cĩ kế hoạch kiểm tra thường xuyên, theo dõi để khuyến khích, kịp thời điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng quy định đề ra ; phân cơng trách nhiệm cụ thể cho cán bộ giáo viên trong nhà trường, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp.

- Quản lý việc lên lớp của GV:

Kết quả của giờ lên lớp phụ thuộc vào sự chuẩn bị. Giờ lên lớp được chuẩn bị tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động GV và HS cĩ mục đích rõ ràng, tạo được khơng khí thuận lợi cho học tập.

Soạn bài và chuẩn bị các trang thiết bị tốt sẽ quyết định một phần quan trọng sự thành cơng của giờ lên lớp. Tuy khơng thể dự kiến hết các tình huống trong quá trình lên lớp nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng giáo viên, nĩ thể hiện sự đầu tư suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của giáo viên về nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức, những thiết bị dạy học cần thiết. Tất cả những lựa chọn trên đều được tính tốn phù hợp với nội dung từng bài học, sát với đối tượng HS, điều kiện thực tế của nhà trường.

Để việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp cĩ thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và hiệu quả, CBQL cần hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài, chỉ đạo các tổ chuyên mơn thảo luận, thống nhất mục tiêu, nội dung,

phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học của mỗi tiết dạy để giờ lên lớp đạt kết quả tốt nhất. Hiệu trưởng cùng phĩ hiệu trưởng, tổ trường chuyên mơn các khối phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc soạn bài của giáo viên, kịp thời khuyến khích, động viên và điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đề ra.

1.3.3.3.Quản lý chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra – đánh giá là một bộ phận hợp thành, một khâu khơng thể thiếu được trong quá trình giáo dục ở tất cả các mơn học. Thơng qua việc quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá HS của giáo viên, người Hiệu trưởng sẽ nắm bắt được chất lượng dạy và học ở từng giáo viên. Nĩ là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học. Và nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi tình trạng dạy thêm, học thêm cịn phổ biến ; khi trình độ chuyên mơn của một số giáo viên cịn hạn chế thì việc quản lý họat động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh là một vấn đề rất quan trọng.

Quản lý việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh trong hoạt động dạy của thầy là hết sức cần thiết đối với người cán bộ quản lý. Nĩ tác động trực tiếp đến giáo viên trong việc thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm ta – đánh giá, đảm bảo sự cơng bằng, khách quan ; thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ở nhà trường.

Đánh giá chất lượng là quá trình hình thành những nhận định và phán đốn về kết quả học tập và rèn luyện của người học, dực vào sự phân tích những thơng tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, rèn luyện cho người học ngay khi cịn học ở trường và tiếp tục hồn thiện khi ra trường. Việc đánh giá này khơng chỉ thể hiện ở điểm số hay xếp loại mà quan trọng hơn là thấy được những ưu điểm,

hạn chế trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, từ đĩ để cuất những biện pháp phát huy và khắc phục.

Do việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cĩ vai trị quan trọng, Hiệu trưởng cần nắm được tình hình thực hiện của giáo viên về các nội dung :

+ Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm theo quy định.

+ Chấm và chữa bài thường xuyên, ghi nhận xét cụ thể bài làm HS. + Báo cáo tình hình kiểm tra theo quy định của nhà trường và lưu trữ kết quả kiểm tra trong sổ điểm để theo dõi sự tiến bộ của học sinh.

+ Tăng cường cơng tác kiểm tra việc đánh giá bài làm HS của GV theo kế hoạch.

+ Họp rút kinh nghiệm qua kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp.

Để quản lý và nắm vững các nội dung trên, Hiệu trưởng cần phân cơng cho Phĩ Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên mơn theo dõi, kiểm tra và tổng hợp tình hình theo từng tháng, học kì. Đồng thời, Hiệu trưởng tự mình kiểm tra các loại sổ sách như : Sổ theo dõi kết quả kiểm tra đánh giá, bài làm HS, bài kiểm tra định kì, ..

Trên cơ sở các kết quả thu được qua kiểm tra kết quả học tập của HS, các cấp quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn, chỉ đạo kịp thời hoạt động dạy học trong nhà trường, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w