Thực trạng quản lý chất lượng các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 53)

a) Cơng tác tuyển dụng

So sánh số lượng GVTH từ năm 2006 với 2011 ta thấy giảm từ 333 xuống cịn 321 giáo viên nhưng số lớp tăng từ 266 lớp lên 271. Điều này cho thấy tình trạng thiếu giáo viên là một thách thức đối với những người làm cơng tác quản lý giáo dục tiểu học ở Quận 4. Vì thế, trong thời gian qua việc tuyển dụng GVTH đã được tích cực triển khai ở các trường TH trong địa bàn Quận 4.

Đánh giá về cơng tác tuyển dụng giáo viên ở Quận cĩ nhiều ý kiến khác nhau. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 5 sau đây:

Bảng 5: Đánh giá về cơng tác tuyển dụng GV

Nội dung Đánh giá về cơng tác tuyển dụng giáo viên

Số lượng Tỉ lệ

Rất hợp lý 4 3,3%

Hợp lý 50 41,7%

Chưa hợp lý 66 55,0%

- Qua kết quả khảo sát ở bảng 5 cĩ 3,3% ý kiến đánh giá rất hợp lý và 41,7% ý kiến đánh giá hợp lý. Số ý kiến đánh giá hợp lý đa phần là những giáo sinh đã ra trường, mới ra trường và những giáo viên đã nghỉ dạy nay xin trở lại với mong muốn tìm được việc làm, nguyện vọng của họ là được đứng lớp để dạy khơng cần chọn trường, chọn lớp với mục đích rèn luyện tay nghề cho vững vàng và từng bước học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước. Cịn lại đại bộ phận đối tượng được hỏi đánh giá cơng tác tuyển dung GV chưa hợp lý. Với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng như hiện nay đã ảnh hưởng rất đến cơng tác tổ chức, phân cơng phân nhiệm đầu năm, bố trí giáo viên,… Sau ngày khai giảng nhiều trường mới tiếp nhận được giáo sinh theo sự điều động của Sở và Phịng GD. Như vậy Hiệu trưởng chưa cĩ thực quyền để tuyển dụng người theo nhu cầu của trường mình mà cịn chịu sự chi phối

chặt chẽ của Sở GD-ĐT và Phịng GD-ĐT. Giáo viên khơng đủ, lại tuyển dụng khơng theo nhu cầu của trường là thực tế các trường tiểu học hiện nay đang phải chấp nhận. Bên cạnh đĩ, nhiều giáo sinh cĩ nguyện vọng về những ngơi trường như mong muốn, để thể hiện năng lực của mình thì lại bị điều động một cách ép buộc thay vì được phỏng vấn đề đạt mong muốn của mình. Khơng những thế nhiều trường khơng đủ giáo viên nên buộc lịng phải nhận theo sự phân cơng, nhưng sau thời gian thử việc thì lại khơng đáp ứng.

b) Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Đánh giá cơng tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên trong những năm qua của ngành giáo dục quận 4 đặc biệt là việc nâng chuẩn đã được cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá rất cao. Để thực hiện được yêu cầu này, trường bồi dưỡng giáo dục đã kết hợp với trường ĐHSP TP.HCM mở lớp đào tạo chuyên tu ngành GDTH từ năm 2002 đến năm 2006 tại Quận để CBQL, GV dễ dàng trong việc thu xếp thời gian và cơng việc tham gia học tập. Phịng GD&ĐT Quận 4 cũng đã xin kinh phí giảm một phần hoặc miễn phí tồn bộ để hỗ trợ kinh phí cho các khĩa đào tạo trên. Tỉ lệ GV tiểu học quận 4 đạt trình độ trên chuẩn là 81,2%.

Việc tổ chức bồi dưỡng thơng qua các chuyên đề cũng được Ngành giáo dục Quận 4 quan tâm. Trường Bồi dưỡng kết hợp với Tổ Phổ thơng của Phịng GD&ĐT tổ chức biên chế 15 trường Tiểu học thành 4 cụm chuyên mơn. Đầu năm học các cụm chuyên mơn tự lên kế hoạch thực hiện chuyên đề trong cụm và các chuyên đề cấp Quận tập trung bồi dưỡng cho GV việc đổi mới PPDH và dạy học theo hướng cá thể hĩa đạt hiệu quả.

Cơng tác bồi dưỡng tin học cũng được triển khai đến từng GV, giúp GV cĩ điều kiện tiếp cận CNTT như : bồi dưỡng chương trình Tin học văn phịng, sử dụng các phần mềm Microsoft PowerPoint, Mindjet MindManager,... để phục vụ cho cơng tác tra cứu thơng tin và soạn giáo án để

phục vụ tốt cho cơng tác giảng dạy. Vấn đề được đặt ra là giáo viên cĩ “học nhưng lại thiếu hành”, vì thế thực chất số giáo viên sử dụng thành thạo các chương trình tiện dụng của các phần mềm trong giáo dục để phục vụ cho cơng tác giảng dạy cịn hết sức hạn chế. Tuy nhiên so với cách đây 10 năm, sự tiến bộ của giáo viên tiểu học ở Quận 4 về vấn đề sử dụng CNTT đã cĩ nhiều bước tiến tích cực.

c) Cơng tác bãi miễn những GV khơng đảm bảo chất lượng

Số GV đang trực tiếp giảng dạy đều đạt chuẩn về trình độ chuyên mơn. Trong số đĩ vẫn cịn số ít GV năng lực giảng dạy cịn hạn chế. Việc bãi miễn những GV khơng đảm bảo chất lượng cũng hết sức khĩ khăn. Trong những năm qua, Phịng GD&ĐT cũng đã tìm đủ các biện pháp để giải quyết. Trước mắt, Phịng GD đã tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên mơn, kĩ năng sư phạm, kĩ năng quản lý lớp,… cho số GV này tham gia để tiếp tục bố trí dạy lớp hoặc dạy các mơn ít tiết. Bên cạnh đĩ, đối với những GV khơng đảm bảo sức khỏe hoặc khơng cịn khả năng đảm nhiệm được yêu cầu giảng dạy, các trường đã bố trí phân cơng cơng tác khác như : hỗ trợ cơng tác văn thư, hỗ trợ cơng tác Thư viện thiết bị, hỗ trợ cơng tác y tế học đường,…

2.2.1.2. Thực trạng quản lý chất lượng học sinh

Nằm trên địa bàn Quận nghèo của thành phố HCM, nên cơng tác tuyển sinh đầu cấp Tiểu học cũng gặp phải những khĩ khăn nhất định. Tuy Phịng GD đã thực hiện nhiều giải pháp như: tuyên truyền, phát giấy gọi, thơng báo của nhà trường,… nhưng nhiều phụ huynh lại thiếu quan tâm; cơng tác phối hợp, điều tra số liệu trẻ 6 tuổi hàng năm của Hội đồng giáo dục các phường lại thiếu cập nhật dẫn đến cơng tác huy động trẻ 6 tuổi ra lớp trong nhiều năm học qua gặp nhiều khĩ khăn và hạn chế, thậm chí nhiều trường hợp HS ra lớp trễ gần một tháng.

Quận 4 cĩ 02 trường tiểu học cĩ cơ sở vật chất hiện đại là trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Trần Cơn nhưng lại đĩng trên địa bàn khĩ khăn. Theo đề án của quận sẽ xây dựng thành trường tiến tiến, hiện đại. Nhưng thực tế hàng năm, số học sinh vào lớp Một của 02 trường này đều thuộc học sinh cĩ hồn cảnh gia đình khĩ khăn (chiếm khoảng 40%) dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao và xứng tầm với cơ sở vật chất hiện cĩ.

Qua thống kê bảng 6 cho thấy học sinh lớp 1 tại 08 trường tiểu học đầu năm học 2011-2012 trong quận cĩ đến 38,7% chưa qua lớp Mẫu giáo, 34,5% học sinh chưa biết đọc và 25,1% học sinh chưa biết viết. Điều này cho thấy chất lượng đầu vào lớp 1 tại các trường chưa cao và giáo viên lớp 1 thường gặp rất nhiều khĩ khăn, mất nhiều thời gian trong việc xây dựng nền nếp học tập, thĩi quen học tập của trẻ.

Bảng 6: Thực trạng chất lượng HS đầu cấp TT Trường học sinh Tổng số lớp 1 Chưa qua Mẫu giáo Tỉ lệ (%) Chưa biết đọc Tỉ lệ (%) Chưa biết viết Tỉ lệ (%) 1 Đồn Thị Điểm 200 48 24,0% 42 21,0% 18 9,0% 2 Vĩnh Hội 184 72 39,1% 82 44,5% 53 28,8% 3 Đặng Trần Cơn 193 94 48,7% 102 52,8% 98 50,7%

4 Nguyễn Văn Trỗi 175 54 30,9% 36 20,5% 24 13,7%

5 Bến Cảng 146 22 15,0% 16 10,9% 12 8,2%

6 Xĩm Chiếu 120 74 61,6% 52 43,3% 43 35,8%

7 Tăng Bạt Hổ B 120 80 66,6% 76 63,3% 48 40%

8 Khánh Hội B 75 25 33,3% 12 16,0% 9 12%

Cộng 1213 469 38,7% 418 34,5% 305 25,1%

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 53)