Các hình thức (hay biện pháp) tổ chức tập luyện thông thường

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 146 - 147)

- Phân loại các phương pháp giảng dạy TDTT

3. Các hình thức (hay biện pháp) tổ chức tập luyện thông thường

Nhiệm vụ học tập do GV đề ra có thể được thực hiện theo hình thức đồng loạt, các nhóm và cá nhân.

3.1. Tp đồng lot (theo lp).

Đặc điểm của hình thức tập luyện đồng loạt là cả lớp được giao một nhiệm vụ chung và nhiệm vụ đó lập tức được HS thực hiện dưới sự điều khiển chung của GV theo một đội hình và một nhịp độ thống nhất. Hình thức tổ chức này có thể chia thành các phương án sau:

- Tất cả HS đồng loạt thực hiện động tác, (hoặc tập luyện theo từng đôi một, khi người này tập thì người kia bảo hiểm, quan sát và đánh giá...và sau đó đổi vị trí cho nhau).

- Cả lớp thực hiện theo làn sóng.

- Thực hiện theo kiểu nước chảy (liên tục hay băng chuyền).

3.2. Tp theo nhóm (chia lớp ra thành các nhóm- tổ tập luyện)

Việc chia nhóm- tổ tập luyện có ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi lượng vận động và mật độ của giờ học.

Trong tình hình thực tế hiện nay, giờ TD thường có nhiều HS (25- 35 em/ lớp), trong lúc đó sân tập- dụng cụ tập luyện TDTT thì còn thiếu thốn... do đó, cần phân lớp thành nhiều nhóm- tổ tập luyện, nhằm:

- Nâng cao và đảm bảo được mật độ tập luyện, tạo điều kiện cho HS đạt được một lượng vận động hợp lý.

- GV bao quát và giúp đỡ cho HS được tốt hơn.

- Thực hiện nội dung giảng dạy động tác TDTT phù hợp với HS (nhiều nội dung trong một giờ học).

- Khắc phục tình trạng thiếu thốn về sân tập - dụng cụ.

- Nâng cao được trình độ và khả năng tổ chức của GV, đồng thời phát huy được tính tự giác- tích cực của HS.

- Tạo điều kiện cho HS có thể tiến hành tổ chức tập luyện ngoài giờ.

ã Khi chia tổ tập luyện cần căn cứ vào những yếu tố sau đây:

- Khả năng của GV (về tổ chức- quản lý). - Đặc điểm, tính chất giờ học (bài học).

- Đặc điểm của HS (số lượng, nam- nữ, trình độ sức khoẻ, trình độ chuyên môn...). - Sân tập- dụng cụ.

- Cân bằng về trình độ học tập.

- Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các em tổ chức tập luyện ngoại khoá (chỗ ở gần nhau). - Cân đối về tuổi, tầm vóc, giới tính...

- Lựa chọn đội ngũ cán sự TDTT có năng lực và có uy tín.

- GV phải có chương trình, kế hoạch và nội dung cụ thể để tổ chức bồi dưỡng cán sự TDTT.

Thông thường, ta có thể phân thành các nhóm- tổ tập luyện: Nhóm không chuyển đổi và nhóm chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)