Nguyên tắc phát huy tính tự giác, tích cực

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 102 - 106)

- Thảo luận nhóm (30 phút) Câu hỏi thảo luận:

1. Nguyên tắc phát huy tính tự giác, tích cực

Tự giác, tích cực phản ánh tinh thần, thái độ, ý thức của người học.

Thực tiễn chứng minh rằng: trong quá trình dạy- học, kết quả học tập của HS sẽ cao khi HS tự giác, tích cực học tập. Có nghĩa là: tính hiệu quả của quá trình sư phạm phần lớn phụ thuộc vào thái độ tự giác và tích cực học tập của HS.

Ví dụ: Khi học tập kỹ thuật động tác, HS chú ý nghe GV giảng giải, xem GV làm mẫu động tác và tích cực tập luyện đảm bảo các yêu cầu của GV đề ra thì chất lượng tiếp thu, thực hiện động tác sẽ tốt hơn.

Vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy - học động tác thì phải phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của HS.

Để đảm bảo phát huy tính tự giác, tích cực của HS cần thực hiện các yêu cầu sau đây:

1.1. Xây dng động cơ hc tp đúng đắn, hng thú bn vng trong hc tp cho hc sinh

Động cơ học tập

Động cơ là những động lực thúc đẩy hoạt động của con người, nó gắn liền với sự thoả mãn những nhu cầu nhất định.

Động cơ tham gia tập luyện TDTT được xây dựng trên cơ sở những động lực thúc đẩy hoạt động TDTT của con người, là sự ham muốn tập luyện, sự cổ vũ, động viên của gia đình hay nhà trường, xã hội nhằm thoả mãn các nhu cầu: Vui chơi giải trí, nâng cao sức khoẻ, để có cơ thể đẹp… Vậy, động cơ tham gia hoạt động là tiền đề cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động.

Động cơ tham gia tập luyện TDTT rất đa dạng, ở mỗi lứa tuổi khác nhau, mỗi người khác nhau và trong mỗi giai đoạn tập luyện thì động cơ tập luyện TDTT cũng khác nhau.

Động cơ tham gia tập luyện TDTT của trẻ em thường ngẫu nhiên không quan trọng lắm, như: do sự hấp dẫn bởi các hình thức bên ngoài của động tác, sự ham muốn vui chơi, muốn có cơ thể đẹp như một VĐV nào đó.

Động cơ tham gia tập luyện cuả người lớn thì sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn, chẳng hạn: tập luyện TDTT để có sức khỏe cường tráng, có cơ thể phát triển cân đối, toàn diện; để lao động được tốt hơn, để phục vụ nhân dân, phục vụ Đất nước…

Động cơ tham gia tập luyện TDTT (cụ thể là vào các trường chuyên nghiệp TDTT) của mỗi người cũng khác nhau.

- Có người thì do ham thích tập luyện TDTT, để có sức khoẻ tốt.

- Có người thì nhận thấy mình không đủ khả năng thi vào các trường chuyên nghiệp khác có nhu cầu trình độ văn hoá cao hơn.

- Có người thì do mong muốn trở thành HLV hay GV TDTT …

Động cơ ban đầu tham gia tập luyện TDTT và những động cơ thúc dẩy trong quá trình tập luyện TDTT cũng khác nhau, nó được thay đổi ít nhiều do người tập ngày càng nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa, trách nhiệm tập luyện TDTT của bản thân. Do vậy, yêu cầu cơ bản ở đây (để phát huy tính tích cực, tự giác của HS) là: Người cán bộ TDTT (huấn luyện viên, GV, hướng dẫn viên) phải biết hình thành cho người tập ý nghĩa chân chính của hoạt động TDTT, từng bước làm cho họ hiểu được bản chất xã hội của TDTT là: TDTT nh là một phương tiện để phát triển toàn diện, cân đối cơ thể con người, củng cố sức khoẻ, chuẩn bị cho lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ

quốc, có như vậy mới xây dựng cho người tập một động cơ tập luyện đúng đắn, làm tiền đề cho việc đảm bảo thái độ tự giác đối với tập luyện TDTT.

Hứng thú học tập

Việc xây dựng động cơ đúng đắn cho người học là rất quan trọng, song để phát huy được tính tự giác, tích cực của HS trong học tập, chúng ta phải không ngừng xây dựng hứng thú bền vững cho người học.

Hứng thú là một trong những hình thức biểu hiện cụ thể của động cơ (vì động cơ được biểu hiện qua: hứng thú, niềm tin, nguyện vọng, say mê, lý tưởng…).

Có thể nói: Hứng thú là những động cơ biểu hiện ở sự tập trung một cách tích cực, sự chú ý và ý nghĩ vào đối tượng và hiện tượng nhất định. Vì vậy mà cần xây dựng cho HS hứng thú trong tập luyện. Hứng thú cũng được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, có thể là hứng thú nhất thời (xẩy ra trong từng buổi tập, bài tập) hay hứng thú bền vững (có được trong suốt quá trình học tập).

Hứng thú vững chắc đối với hoạt động TDTT được phát triển cùng với sự nhận thức về bản chất của hoạt động, nó tạo điều kiện cho HS có tinh thần, thái độ tự giác, tích cực học tập trong suốt quá trình. Vì vậy, cần làm cho HS nhận thức sâu sắc bản chất của tập luyện TDTT (mục đích, ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT) để xây được hứng thú bền vững đối với tập luyện TDTT, là cơ sở vững chắc cho việc phát huy tính tự giác, tích cực học tập của HS, điều này sẽ được đảm bảo khi người tập nhận thức sâu sắc về mục đích của các buổi tập cũng như ý nghĩa cụ thể của các nhiệm vụ cần được thực hiện (nhất là với những bài tập thể lực).

Kết quả của quá trình học tập phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của từng buổi tập, do đó phải chú ý nâng cao hiệu quả của từng buổi tập bằng cách xây dựng hứng thú nhất thời cho HS.

Để xây dựng hứng thú nhất thời, chúng ta phải tích cực sử dụng những kích thích về mặt tâm lý cho HS:

- Tiến hành buổi tập sinh động, có sức lôi cuốn bằng các hình thức tổ chức tập luyện hợp lý.

- Tăng cường thi đấu nhỏ hoặc vận dụng phương pháp trò chơi. - Làm mẫu động tác đẹp để tăng tính nghệ thuật của động tác.

Việc xây dựng động cơ tập luyện đúng đắn, hứng thú bền vững cho HS đã giải thích cho chúng ta rõ tinh thần tập luyện cần cù, say mê của các VĐV, của HS …trong những hoạt động đơn điệu, có khối lượng vận động lớn như: chạy maratông, bơi vượt sông truyền thống hay các buổi tập thể lực…

Tóm lại: Việc thực hiện nguyên tắc tự giác, tích cực được đảm bảo trước hết ở chỗ: Xây dựng được nhận thức sâu sắc về mục đích của hoạt động, chỉ ra con đường triển vọng sau này và làm cho nó trở thành nguyện vọng sâu xa của mỗi người tập. Đồng thời phải làm cho người tập hiểu được ý nghĩa cụ thể của những nhiệm vụ được giải quyết trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Tức là: Khi đưa ra những nhiệm vụ cụ thể (các BTTC), GV cần làm cho HS hiểu được: Tập cái gì? Tập như thế nào? Tại sao lại tập bài tập này mà không tập bài tập khác? Tại sao phải tuân theo qui tắc này mà không tuân theo qui tắc khác khi thực hiện bài tập này?

Ví dụ: Để dạy - học kỹ thuật chạy ngắn, người tập phải thực hiện: tập kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao, chạy giữa quãng, chạy về đích và tập theo tuần tự: Kỹ thuật đánh tay, học xuất phát,

chạy lao, chạy giữa quãng và kỹ thuật đánh đích, sau đó từng bước phối hợp các giai đoạn và hoàn thiện kỹ thuật chạy ngắn…

Chú ý: Sự nhận thức về những nhiệm vụ cụ thể phụ thuộc vào lứa tuổi, trình độ tập luyện và sự hiểu biết của người tập, do đó GV cần căn cứ vào đặc điểm cá nhân của người tập để giải quyết hợp lý về nhận thức cho HS đảm bảo phát huy cao độ tính tự giác, tích cực học tập của các đối tượng tập luyện.

1.2. Kích thích vic phân tích mt cách có ý thc, vic kim tra và s dng sc mt cách hp lý khi thc hin các BTTC khi thc hin các BTTC

Việc nhận thức sâu sắc và đúng đắn về động tác, sự thực hiện động tác một cách hợp lý không phải tự nhiên mà có, nó chỉ có thể là kết quả của một quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần động tác đó một cách có ý thức. Bởi vì, sự nhận thức ban đầu về động tác bao giờ cũng là nhận thức thô sơ (chung chung) và có nhiều thiếu sót, thể hiện ở kết quả thực hiện động tác kém. Chỉ thông qua tập luyện một cách có ý thức (thường xuyên phân tích, so sánh, bổ sung và gọt dũa dần các yếu tố- thành phần kỹ thuật động tác) thì sự nhận thức đó ngày càng mới sâu sắc, đúng đắn và thực hiện động tác hợp lý (đảm bảo yêu cầu kỹ thuật).

Nếu chúng ta cho HS tập luyện lặp lại động tác nhiều lần một cách máy móc thì cũng có thể tạo thành một thói quen thực hiện động tác (hình thành kỹ xảo vận động), sọng sự thực hiện động tác đó không đảm bảo tính hiệu quả cao, khả năng ứng dụng kém. Do đó, chỉ có sự lặp lại động tác một cách thường xuyên có phân tích, so sánh điều chỉnh, cải biến chất lượng thực hiện động tác… thì mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trong quá trình giảng dạy, GV giữ vai trò chủ đạo trong việc đánh giá và uốn nắn hoạt động của HS. Song kết quả tập luyện còn phụ thuộc trực tiếp vào khả năng tự đánh giá chính xác và đúng lúc những thông số về không gian, thời gian và dùng sức… của HS trong quá trình thực hiện động tác (hình thành cảm giác chuyên môn).

Vì vậy, trong quá trình giảng dạy TDTT, để đạt được kết quả cao, cần phải nâng cao khả năng tự kiểm tra, đánh giá của HS .

Để nâng cao khả năng tự kiểm tra và dùng sức hợp lý khi thực hiện bài tập, người ta thường sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp thông tin tức thời về các thông sô vận động.

Phương pháp này sẽ phát triển được cảm giác chuyên môn cho HS . - Phương pháp tập luyện băng tư duy.

Tức là: Hướng dẫn cho HS tự tái hiện trong đầu toàn bộ động tác với ý thức tìm hiểu, so sánh để sữa chữa hoặc hoàn thiện một chi tiết nào đó trong đầu mình trước khi hoàn thiện nó bằng hoạt động vận động thực tế.

1.3. Giáo dc tính chđộng, t lp, sáng to cho HS

Khi tiếp thu một kỹ thuật động tác nào đó (dù là một động tác hết sức quen thuộc với người tập trong lĩnh vực TDTT) mỗi HS vẫn dường như phải xây dựng lại hình thức vận động ấy để tương ứng với khả năng cá nhân mình (đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phù hợp đặc điểm cá nhân).

Có những vấn đề HS tưởng như mình phát hiện ra sau một thời gian tập luyện (một số lần tập, buổi tập), song thực ra thì điều đó GV đã phân tích, giảng giải nhiều lần rồi nhưng đến khi đó HS mới nhận thức được.

Ví dụ: Cần vút chân tích cực khi thực hiện động tác “tỳ đầu bật”.

Hơn nữa, quá trình tiếp thu động tác bao giờ cũng mang màu sắc cá nhân.

Ví dụ: Có người nhờ vút chân tích cực mà thực hiện được động tác, có người lại vút chân không tích cực nhưng do đẩy tay mạnh và có độ dẻo của lưng tốt mà thực hiện được động tác. Vì vậy, tính chủ động, tự lập, sáng tạo của HS trong học tập sẽ làm cho kết quả học tập được tăng lên (nhất là với HS lớn tuổi), từ đó mà quá trình GDTC cần phải tiến hành trên cơ sở phát huy tính chủ động, tự lập, sáng tạo của HS. Ngay từ đầu phải giáo dục cho HS kỹ năng tự giải quyết các nhiệm vụ vận động và sử dụng hợp lý các phương tiện GDTC, truyền thụ cho họ những khả năng sư phạm dù là đơn giản nhất.

Ngoài việc bảo đảm ba yêu cầu cơ bản trên, để phát huy tính tự giác, tích cực của HS còn phải thường xuyên đánh giá và biểu dương thành tích đã đạt được của HS. Đó chính là vai trò chủ đạo của người GV, có tác dụng to lớn đến việc động viên tính tự giác, tích cực học tập của HS. Việc đánh giá có thể bằng các phương pháp:

- Lời nói: Tốt, khá, trung bình, có tiến bộ…

- Bằng các chỉ tiêu chuyên môn, thuật ngữ chuyên môn, cho điểm…

2. Nguyên tc trc quan 2.1. Khái nim v trc quan

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)