Nguyên tắc dễ tiếp thu và phù hợp với đặc điểm cá nhân

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 114 - 116)

- Thảo luận nhóm (30 phút) Câu hỏi thảo luận:

4. Nguyên tắc dễ tiếp thu và phù hợp với đặc điểm cá nhân

Về bản chất, đây là nguyên tắc đòi phải tính toán đến đặc điểm cá nhân của người tập và sức tác động của các nhiệm vụ đề ra trong quá trình GDTC. Bởi vì: trong GDTC, muốn đạt hiệu quả cao thì phải quan tâm đến hai vấn đề chính:

- Đặc điểm cá nhân người tập: Lứa tuổi, giới tính, trình độ sức khoẻ, trình độ chuyên môn…

- Độ khó và yêu cầu nhiệm vụ vận động: Tính phức tạp, nhịp điệu thực hiện động tác, lượng vận động.

Vậy nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa yêu cầu của quá trình dạy học với các đặc điểm cuả người tập.

- GDTC ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tập.

- Nếu đảm bảo nguyên tắc này sẽ động viên được tính tự giác, tích cực học tập của HS.

4.1. Vn đề d tiếp thu

Quá trình GDTC là quá trình thực hiện lượng vận động tập luyện thông qua các BTTC. Một lượng vận động được gọi là dễ tiếp thu không có nghĩa là không có khó khăn đối với người tập, mà vấn đề là ở chỗ phải có khó khăn đối với người tập.

Vậy, ta có thể hiểu: Lượng vận động dễ tiếp thu là lượng vận động mà HS tự giác, tích cực có thể thực hiện được và kết quả việc thực hiện ấy có tác dụng củng cố, nâng cao sức khoẻ cho người tập.

Chúng ta cần nhớ rằng: mỗi đối tượng tập luyện khác nhau, mỗi người khác nhau thì mức độ lượng vận động vừa sức sẽ khác nhau. Đồng thời khi trình độ tập luyện được nâng lên thì giới hạn lượng vận động vừa sức cho người tập là một vấn đề rất cần thiết.

Để có thể xác định đúng một lượng vận động vừa sức đối với người tập thì người GV phải quán triệt các yêu cầu sau:

- Phải căn cứ vào các chương trình, yêu cầu và tiêu chuẩn đã được đề ra cho đối tượng.

Đó chính là những vấn đề đã được vạch ra trên cơ sở các tài liệu khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Song dù các chương trình, yêu cầu và các tiêu chuẩn đó có hoàn thành bao nhiêu nó cũng không thể cụ thể được cho từng HS và từng tổ, nhóm được. Vì vậy, để có chương trình, yêu cầu, tiêu chuẩn phù hợp đối tượng học tập người GV phải nghiên cứu ký các đặc điểm HS, từ đó đề ra một chương trình cụ thể, các yêu cầu và tiêu chuẩn cụ thể cho cả quá trình và cho từng giai đoạn tập luyện phù hợp với đối tượng, đảm bảo lượng vận động vừa sức.

- Trong quá trình GDTC, GV cần phải tăng cường kiểm tra y học và kiểm tra sư

phạm để đánh giá lượng vận động đề ra có hợp lý không, nếu không hợp lý thì phải điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển khả năng chức phận của HS.

- Khi đề ra tiến trình thực hiện, GV phải tính toán sao cho giữa các buổi tập có một sự kế thừa hợp lý. Đồng thời phải xuất phát từ các nhiệm vụ trong một buổi học cũng như trong một giai đoạn tập luyện sao cho việc giải quyết nhiệm vụ trước tạo cơ sở tốt cho việc giải quyết các nhiệm vụ sau. Để đảm bảo vấn đề này cần phải thực hiện theo quy tắc:

*. Đi từ cái đã biết đến cái chưa biết.

*. Đi từ cái đã nắm vững đến cái chưa nắm vững *. Từ đơn giản đến phức tạp

*. Từ lượng vận động thấp đến lượng vận động cao.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tiến hành tập luyện từ cấu trúc phức nhiều đến cấu trúc phức tạp ít, từ lượng vận động cao đến lượng vận động thấp. Song đây là những trường hợp cá biệt và nó phải nằm trong giới hạn vừa sức đối với HS.

- Khi chuyển từ nhiệm vụ vận động sang nhiệm vụ vận động khác khó hơn cần

Tính tiệm tiến được đảm bảo nhờ sự luân phiên hợp lý giữa vận động với nghỉ ngơi, nhờ sự thay đổi lượng vận động theo hình làn sóng hoặc theo hình bậc thang.

- Sử dụng các phương tiện và phương pháp chuyên môn tạo điều kiện cho HS dễ

tiếp thu các hoạt động vận động phức tạp. Đó chính là việc sử dụng các bài tập, động tác “bổ trợ”, “dẫn dắt”… để học tập các động tác có cấu trúc phức tạp.

4.2. GDTC phù hp vi đăc đim cá nhân

- Trong quá trình GDTC mỗi người đều có đặc điểm riêng (năng lực) và diễn biến của quá trình tiếp thu động tác, về tính chất phản ứng của cơ thể với lượng vận động, về mức độ và sự diễn biến của sự thay đổi thích nghi xẩy ra trong cơ thể do loại hình thần kinh, trình độ sức khoẻ, trình độ chuyên môn… khác nhau. Vì vậy, trong GDTC việc sử dụng các phương tiện, phương pháp, hình thức và điều kiện tiến hành tập luyện phải phù hợp với đặc điểm cá nhân người tập để đảm bảo sự phát triển năng lực của họ ở mức cao nhất.

Trong GDTC thông thường được tiến hành theo hai giai đoạn kết hợp với nhau, đó là: Huấn luyện toàn diện và chuyên môn hoá. Vấn đề GDTC phù hợp với đặc điểm cá nhân phải được tiến hành trong cả hai giai đoạn đó.

- Trong huấn luyện toàn diện: Thể hiện ở chỗ yêu cầu chung đối với mọi người như nhau, nhưng con đường thực hiện các yêu cầu chung đó sẽ khác nhau ở từng người, từng nhóm người, gọi là: “cá biệt hoá theo yêu cầu chung bằng những con đường riêng”. Điều này có nghĩa là: Yêu cầu mọi người phải tiếp thu các kỹ năng, kỹ xảo vận động, các kiến thức chuyên môn và phát triển các tố chất vận động ở mức độ nhất định. Song việc sử dụng các phương tiện, phương pháp, các hình thức tập luyện có thể khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm cá nhân người tập.

- Khi tiến hành xu hướng chuyên môn hoá thì những hoạt động được lựa chọn làm nội dung chuyên sâu phải phù hợp với đặc điểm cá nhân (hình thể, năng khiếu…) và ngay trong cùng một môn chuyên sau thì mức độ phấn đấu, con đường thực hiện mỗi người cũng khác nhau.

Bên cạnh việc đảm bảo một vấn đề GDTC phù hợp đặc điểm cá nhân chúng ta cần phải lưu ý 2 vấn đề sau:

+ Giữa những người tập tuy có đặc điểm riêng (khả năng tiếp thu, tính chất phản ứng cơ thể với lượng vận động, khả năng thích nghi…) nhưng cũng có những nét chung nhất định (về lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hoá…). Vì vậy, cá biệt hoá phải dựa trên cơ sở các quy luật chung của GDTC, khộng được đem việc đối xử cá biệt đối lập với những con đường chung của GDTC.

+ Quá trình GDTC không chỉ chạy theo các đặc điểm cá nhân mà còn phải cải tạo các đặc điểm cá nhân cho phù hợp với quy luật GDTC.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)