Các nguyên tắc chung của hệ thống GDTC Việt Nam

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 68 - 71)

- Thảo luận nhóm (30 phút) Câu hỏi thảo luận:

2. Các nguyên tắc chung của hệ thống GDTC Việt Nam

Đặt vấn đề:

Nguyên tắc là những luận điểm lý luận, thực tiễn có tính chất bắt buộc, định hướng cho một hoạt động cụ thể.

Trong khoa học giáo dục: Nguyên tắc là những luận điểm phản ánh những quy luật chung của của giáo dục, nó giữ vai trò định hướng cho việc thực hiện mục đích giáo dục.

Cơ sở của nguyên tắc là những quy luật khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Ở từng mặt hoạt động cụ thể sẽ có những quy luật riêng của nó quy định nên nhưng nguyên tắc riêng: Nguyên tắc về phương pháp, nguyên tắc về huấn luyện… (đều thuộc về TDTT). Có những nguyên tắc chung nhất liên quan tới toàn bộ hoạt động GDTC, không phụ thuộc vào điều kiện, nhiệm vụ và hình thức cụ thể nào đó là các nguyên tắc chung của hệ thống GDTC Việt Nam.

2.1. Nguyên tc phát trin con người cân đối, toàn din

Bản chất của nguyên tắc

Nguyên tắc này thể hiện khuynh hướng cơ bản của hệ thống giáo dục CSCN, thể hiện sự cần thiết phối hợp các giáo dục trong mọi trường hợp của hoạt động sư phạm. GDTC phải phát triển con người cân đối, toàn diện tức là phát triển cả thể chất lẫn tinh thần

Phát triển con người cân đối, toàn diện là mục đích của sự nghiệp xây dựng CNXH và CNCS. Do vậy mà hệ thống GDTC được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc phát triển con người cân đối, toàn diện và có vai trò đặc biệt quan trọng.

Các yêu cầu

Để thực hiện được nguyên tắc này, quá trình GDTC phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Đảm bảo thường xuyên mối liên hệ giữa các nội dung giáo dục CSCN (đức, trí, thể, mỹ,

lao động kỹ thuật) trong việc giải quyết nhiệm vụ đặc trưng của GDTC.

Cơ sở tự nhiên (tính khách quan) của mối liên hệ này là sự thống nhất giữa: PTTC và tinh thần cho con người. Đồng thời các phương tiện, phương pháp, điều kiện GDTC … các quy luật day học động tác có hiệu quả tới sự PTTC và tinh thần con người, nó cho phép giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ giáo dục đào tạo đức, trí, thể, mỹ, lao động kỹ thuật cho con người.

Nói cách khác: GDTC có quan hệ, tác động tương hỗ với các mặt giáo dục khác (đó là mối quan hệ biện chứng).

Trong quá trình GDTC cần đặc biệt quan tâm tới việc kết hợp GDTC với giáo dục đạo đức cho con người. Chỉ có như vậy, GDTC mới thực sự trở thành một nội dung quan trọng của giáo dục CSCN.

Một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện nguyên tắc này là sử dụng các phương tiện, phương pháp … GDTC để phát triển toàn các tố chất vận động, các khả năng cá nhân và tạo ra vốn phong phú về kỹ năng, kỹ xảo vận động quan trọng, cần thiết trong cuộc sống.

Cơ sở của vấn đề trên là do các quy luật tự nhiên chi phối. Chẳng hạn: Cơ thể con người sinh ra vốn là một thể thống nhất về cấu tạo và chức năng. Cơ thể tồn tại, phát triển hay hoạt động như một thể thống nhất, hữu cơ nhằm phát triển, hoàn thiện các hệ thống chức năng. Đó là quy luật tiến hoá của cơ thể.

Việc thực hiện nguyên tắc phát triển con người cân đối, toàn diện trong GDTC là một nội dung hoàn toàn phù hợp quy luật tự nhiên nói trên.

Phát triển toàn diện không phải là lúc nào cũng phát triển tất cả các tổ chức (hệ thống cơ quan) ở mức độ như nhau mà vẫn phải phải ưu tiên phát triển một tố chất nào đó (nội dung nào đó) ở mức cao hơn trong các thời điểm, điều kiện cần thiết.

2.2. Nguyên tc kết hp GDTC vi thc tin lao động và quc phòng

Bản chất của nguyên tắc

Nguyên tắc kết hợp GDTC với thực tiễn lao động và quốc phòng phản ánh chức năng thực dụng, cơ bản của GDTC trong xã hội, hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực lao động sản xuất và quốc phòng.

Trong chế độ ta, điều kiện lao động và quan hệ xã hội không đối lập với sự phát triển toàn diện con người mà ngược lại: chúng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đó.

Các yêu cầu.

Nội dung nguyên tắc kết hợp GDTC với thực tiễn lao động sản xuất và quốc phòng được thể hiện qua những yêu cầu sau:

- Đảm bảo hiệu quả thực dụng tối đa của GDTC.

Quá trình GDTC nhiều năm có thể hình thành và phát triển nhiều kỹ năng, kỹ xảo cũng như phát triển nhiều năng lực khác nhau. Nhưng nguyên tắc kết hợp GDTC với thực tiễn đòi hỏi trước hết phải chú ý tới việc phát triển kỹ năng, kỹ xảo của các năng lực có ý nghĩa thực dụng nhất trong cuộc sống, trong lao động và trong quân sự. Vì vậy cần phải lựa chọn những bài tập có ý nghĩa thực dụng nhất cho cuộc sống, cho nghề nghiệp…

- Xây dựng tiền đề rộng lớn cho việc tiếp thu các hình thức hoạt động khác (tác động gián

tiếp).

Trong thực tế: Mặc dù các kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn, các năng lực chuyên môn có ý nghĩa to lớn, song hiệu quả của GDTC không chỉ dừng lại ở đó. Cùng với nó, cần xây dựng một cách có hệ thống những tiền đề để tiếp thu một cách có hiệu quả các hình thức vận động mới, muốn vậy phải tiến hành giáo dưỡng thể chất toàn diện, giáo dục các trò chơi vận động và khả năng vận động thể lực chung. Đó là những điều kiện tất yếu để con người nhanh chóng tiếp thu những hoạt động mới.

Bản chất của nguyên tắc

Cơ sở của nguyên tắc này được xuất phát từ mục đích giáo dục CSCN nói chung, GDTC nói riêng. Nó đòi hỏi hợp lý hoá quá trình GDTC nhằm không ngừng củng cố, nâng cao sức khoẻ cho người tập (GDTC vì sức khoẻ).

Sức khoẻ là sự phát triển bình thường của tất cả các hệ thống cơ quan trong cơ thể đảm bảo cho con người hoạt động vận động được tích cực trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Sức khoẻ con người phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội (chế độ chính trị, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, điều kiện vệ sinh…). Khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển (phúc lợi vật chất tăng lên), sự quan tâm thường xuyên của Nhà nước về GDTC cho thế hệ trẻ, điều kiện sống được cải thiện thì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.

Một trong những nhân tố xã hội có ý nghĩa quan trọng đến việc củng cố, nâng cao sức khoẻ cho con người là TDTT.

Các yêu cầu

Nguyên tắc sức khoẻ đặt ra một số yêu cầu sau:

- Lấy hiệu quả sức khoẻ làm tiêu chuẩn bắt buộc trong lựa chọn phương tiện GDTC.

Ngày nay trên Thế giới xuất hiện rất nhiều bài tập (phương tiện chuyên môn cơ bản của GDTC ), nhiều môn tập khác nhau, nhưng chúng ta chỉ tiếp thu và sử dụng những bài tập, những môn thể thao không gây tổn hại cho sức khoẻ của con người. Tất nhiên, trong thực tế việc sử dụng bài tập, môn tập có tác dụng, hiệu quả tốt hay xấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Phương pháp, điều kiện tập luyện, chế độ sinh hoạt…, do đó ta phải biết phân tích bản chất bài tập mình lựa chọn và nhận thức đầy đủ hiệu quả sức khoẻ của nó để có phương pháp, biện pháp thực hiện chúng tốt nhất.

- Lập kế hoạch và điều chỉnh lượng vận động phù hợp với quy luật củng cố sức khoẻ.

Thực tế chứng minh rằng: Ngay cả những phương tiện hợp lý nhất (ví dụ: chạy, thể dục sáng…) cũng có thể gây tổn hại cho sức khoẻ con người nếu như lượng vận động của chúng không hợp lý. Ngược lại, lượng vận động vừa sức (tăng dần theo khả năng thích nghi của cơ thể) sẽ trở thành yếu tố mạnh mẽ làm tăng cường khả năng lượng vận động thể lực và củng cố sức khoẻ.

- Đảm bảo tính thường xuyên và sự thống nhất của kiểm tra y học và kiểm tra sư phạm.

Một trong những điều kiện bắt buộc và quan trọng nhất của GDTC là phải thường xuyên kiển tra trạng thái sức khoẻ và ảnh hưởng của tập luyện đối với sức khoẻ con người. Đó là trách nhiệm chung của những người làm công tác chuyên môn TDTT. Kiểm tra y học và kiểm tra sư phạm trong quá trình GDTC đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sư phạm với y, bác sỹ để tăng cường giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ người tập, trong đó nhà sư phạm giữ vai trò chủ đạo.

Kết luận: Ba nguyên tắc trên có liên quan mật thiết với nhau, trong quá trình thực hiện chúng cần phối hợp với nhau sao cho phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.

Mặt khác, khi vận dụng các nguyên tắc này vào từng từng bộ phận, từng người cần nắm rõ đặc điểm, chức năng, không để lẫn lộn, thay thế hoặc bỏ qua một yêu cầu nào.

Mỗi người thực hiện phấn đấu tốt, theo đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của mình sẽ góp phần thực hiện tốt các nguyên tắc chung của GDTC.

" Nhim v

" 1: Toàn lp nghe giáo viên ging bài kết hp đàm thoi (45 phút)

Câu hỏi đàm thọai:

1. Đảng ta đã xác định vị trí, tầm quan trọng của TDTT như thế nào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ?

2. Bác Hồ đã quan tâm đến công tác TDTT như thế nào ? hãy cho một số ví dụ. 3. Nguyên tắc là gì ?

4. Theo anh (chị) hoạt động TDTT nói chung và GDTC nói riêng cần quán triệt những nguyên tắc nào ?

5. Cho biết một số yêu cầu để thực hiện tốt nguyên tắc phát triển con người cân đối, toàn diện ?

6. Cho biết một số yêu cầu để thực hiện tốt nguyên tắc sức khoẻ ?

7. Cho biết một số yêu cầu để thực hiện tốt nguyên tắc kết hợp GDTC với thực tiễn lao động sản xuất và chiến đấu ?

" 2: SV t nghiên cu tài liu (15 phút) về nội dung: Các yêu cầu thực hiện các nguyên tắc: Phát triển con người cân đối, toàn diện; Nâng cao sức khoẻ; Kết hợp chặt chẽ GDTC với thực tiễn lao động sản xuất và quốc phòng.

Thảo luận nhóm (15 phút) Câu hỏi thảo luận:

Lấy ví dụ về việc thực hiện các yêu cầu sau:

- Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa GDTC với các mặt giáo dục khác - Đảm bảo tính thực dụng tối đa của GDTC

- Lập kế hoạch và điều chỉnh lượng vận động phù hợp với quy luật củng cố sức khoẻ

" 3: Trao đổi, tho lun c lp (15 phút)

SV: Đại diện từng tổ báo cáo kết quả thảo luận GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận.

/ Đánh giá

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)