- Thảo luận nhóm (30 phút) Câu hỏi thảo luận:
2. Nguyên tắc trực quan 1 Khái niệm về trự c quan
Theo ý nghĩa ban đầu, trực quan là trực tiếp nhìn thấy. Song từ lâu, nhận thức về trực quan trong lý thuyết và thực hành sư phạm, nó đã vượt ra khỏi phạm vi, ý nghĩa chân phương của danh từ đó. Ngày nay chúng ta có thể hiểu: Trực quan là sự cảm thụ của các giác quan đối với các kích thích đặc hiệu của chúng.
Nhờ có cảm giác thu được qua các cơ quan phân tích mà người ta tiếp xúc với thực tế. Trong GDTC, trực quan giữ một vai trò hết sức quan trọng, bởi vì hoạt động của HS chủ yếu mang tính chất thực tiễn, đồng thời một trong những nhiệm vụ của GDTC là phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác.
Trực quan có 2 loại: Trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp.
• Trực quan trực tiếp là sự cảm thụ trực tiếp của các giác quan đối với các tín hiệu, hình ảnh sống của động tác và sự biểu hiện thực tế của người tập.
• Trực quan gián tiếp thể hiện sự phản ánh của các cơ quan cảm thụ đối với động tác thông qua các tin hiệu, hình ảnh gián tiếp của chúng.
Lời nói có hình ảnh cũng là một yếu tố của trực quan gián tiếp. Nó cũng là một tác nhân kích thích có thể gợi lên hình ảnh sống của động tác. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng: Nếu như người nghe chưa được tập luyện và chưa được nhìn thấy động tác thì khi nghe nói đến động tác cũng không thể tái hiện trong đầu mình động tác đó được. Vì vậy, lời nói chỉ có ý nghĩa trực quan khi ý nghĩa cụ thể của nó gắn chặt với kinh nghiệm sống của người nghe.
Trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, trong GDTC cần phối hợp sử dụng cả trực quan trực tiếp trực quan gián tiếp. Trong mối quan hệ đó trực quan trực tiếp giữa vai trò chủ đạo, nhưng chúng ta cũng không nên đánh giá thấp vài trò của trực quan gián tiếp. Trực quan trực tiếp là cơ sở sở cho trực quan gián tiếp, trực quan gián tiếp có thể làm tái hiện các mặt riêng lẻ của quá trình vận động và làm cho sự cảm thụ trực tiếp được dễ dàng hơn. Điều này thể hiện sự thống nhất của các giai đoạn cảm giác: cảm tính và lý tính của quá trình nhận thức là sự thống nhất giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất với hệ thống tín hiệu thứ hai của con người.
Trong quá trình GDTC, nếu chúng ta sử dụng rộng rãi các hình thức trực quan và kết hợp chúng một cách chặt chẽ thì nhờ sự tác động, bổ sung lẫn nhau giữa chúng mà làm cho quá trình tập luyện đạt hiệu quả cao thông qua việc nâng cao được hứng thú tập luyện làm dễ hiểu, dễ thực hiện nhiệm vụ vận động. Do đó, trong quá trình GDTC cần sử dụng, kết hợp rộng rãi các hình thức trực quan để nâng cao hiệu quả học tập.
2.2. Tính trực quan là tiền đềđể tiếp thu động tác
Trong thực tế, bất kỳ một nhận thức nào cũng bắt nguồn từ mức độ cảm giác (tức là trực quan sinh động) thông qua sự phản ánh của các cơ quan cảm thụ sự bổ sung cho nhau giữa chúng trong quá trình phản ánh mà hình ảnh về động tác cần tập được hình thành và ngày càng chính xác hơn. Vậy trong thực tế hoạt động TT cần sử dụng tổng hợp các hình thức trực quan, thông qua đó mà chúng ta có thể làm cho người học hình thành khái niệm động tác, từ đó thực hiện động tác theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Trong GDTC việc tạo nên hình ảnh động tác có thể được thực hiện theo 2 cách cơ bản sau đây:
- Cách thứ nhất: Sử dụng kinh nghiệm vận động cũ kết hợp với việc giảng giải, phân tích
kỹ thuật động tác mới. Đây là hình thức vận dụng quy luật “chuyển tốt” của các kỷ xảo vận động, lấy việc nắm vững các động tác đã học làm cơ sở cho việc tiếp thu động tác mới.
- Cách thứ hai: Sử dụng tổng hợp các hình thức trực quan khác nhau để tạo khái niệm về
động tác.
2.3. Tính trực quan là điều kiện để củng cố, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động
Ở các giai đoạn củng cố, hoàn thiện động tác do có sự liên quan tác động tác lẫn nhau của nhiều cơ quan cảm thụ mà người tập xuất hiện cảm giác tổng hợp đối với hoạt động quen thuộc (gọi là cảm giác chuyên môn).
Ví dụ: Cảm giác xà ngang của VĐV nhảy cao, cảm giác bóng của VĐV các môn bóng, cảm giác thời gian của VĐV chạy…
Cảm giác tổng hợp đó làm cho việc cảm thụ động tác được tinh tế hơn, nó giúp người tập gọt dũa được hoạt động vận động của mình nhằm nâng cao tính hiệu quả thực hiện động tác. Tuy nhiên, sự liên quan tác động lẫn nhau giữa các cơ quan cảm thụ không phải lúc nào cũng tốt, nhất là trong các điều kiện hoạt động vận động phức tạp.
Ví dụ: Sự hoạt động tích cực của cơ quan thị giác sẽ làm cho cơ quan phân tích vận động bị hạn chế.
Vì vậy, để nhanh chống hoàn thiện động tác, người ta thường ưu tiên tác động đối với các giác quan nhất định để phát triển chúng. Việc ưu tiên tác động đối với các giác quan này bao giờ cũng kèm theo sự hạn chế hoạt động của các giác quan khác.
Ví dụ: Để hoàn thiện cảm giác vận động cho VĐV bóng chuyền (cảm giác bóng) người ta có thể cho VĐV tập phòng thủ trong điều kiện thị giác bị hạn chế.
Chú ý: Xuất phát từ đặc điểm của các giai đoạn củng cố, hoàn thiện động tác mà các hình thức trực quan cũng được sử dụng thay đổi so với giai đoạn tiếp thu động tác. các phương pháp trực quan có tác động chọn lọc lên cơ quan phân tích thị giác, thính giác… bị hạn chế sử dụng để tăng cường sử dụng các hình thức trực quan phát triển cảm giác vận động cho người tập.
2.4. Yêu cầu đảm bảo tính trực quan
• Tác động vào nhiều cơ quan cảm giác khác nhau để có biểu tượng chính xác vềđộng tác và hoàn thiện toàn diện các cơ quan cảm giác.
Giữa các cơ quan cảm giác có sự liên quan tác động lẫn nhau, sự hình thành cảm giác tổng hợp các cơ quan phân tích chính là hình thành cảm giác chuyên môn cho người tập, tạo điều kiện củng cố, hoàn thiện hoạt động vận động. Đồng thời việc hoàn thiện toàn diện các cơ quan cảm giác là một trong nhưng nhiệm vụ riêng của GDTC.
• Sử dụng các phương tiện trực quan cần phù hợp HS.
Mỗi đối tượng HS khác nhau thì khả năng nhận thức sẽ khác nhau. Vai trò mỗi hình thức trực quan sẽ gắn liền với mỗi đối tượng nhất định.
Ví dụ: Với HS nhỏ tuổi thì trực quan trực tiếp giữ vai trò quan trọng do khả năng bắt chước cao, khả năng tư duy còn kém; với người lớn hay VĐV có trình độ thì trực quan gián tiếp lại chiếm ưu thế.
• Đảm bảo tính tự giác, tích cực học tập của HS khi sử dụng các phương tiện trực quan.
Nếu HS tự giác, tích cực học tập thì sẽ biểu hiện bằng sự chú ý xem GV làm mẫu, nghe GV giảng giải… nhờ đó các hình thức trực quan mà GV sử dụng mới có tác dụng.
• Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn giảng dạy động tác mà tỷ lệ sử dụng các hình thức trực quan thay đổi.
Nói chung càng ngày trực quan gián tiếp càng giữ vai trò quan trọng, được sử dụng nhiều hơn, còn trực quan trực tiếp thì có xu hướng giảm dần.
• Cần xác định rõ mục đích trực quan cho HS.
Có nghĩa là: Hướng dẫn khâu cơ bản, quan trong và thời điểm cần trực quan… để HS theo dõi và cảm thụ.
Ví dụ: Khi GV làm mẫu động tác “gập bật thành chống” ở trên xà kép, cần hướng dẫn cho HS quan sát vào các thời điểm: gập chân, bật chân (kết hợp đẩy tay) và dừng chân.