- Phân loại các phương pháp giảng dạy TDTT
1. Các loại bài giảng Bài mớ
1.1. Bài mới
Bài mới là loại bài mà nội dung chủ yếu của giờ học là truyền thụ kiến thức mới, giới thiệu kỹ thuật động tác.
Khi thực hiện giờ học này cần chú ý một số điểm sau:
- Làm cho HS hình thành khái niệm chính xác đối với kiến thức mới, động tác mới.
- Cần sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy động tác TDTT, đặc biệt là các yêu cầu sử dụng phương pháp giảng giải và làm mẫu, tập luyện hoàn chỉnh và tập luyện phân đoạn.
- Căn cứ vào đặc điểm tâm- sinh lý HS, tính chất nội dung bài dạy, sân tập- dụng cụ... để sắp xếp thứ tự thực hiện các nội dung một cách hợp lý.
- Cần sử dụng các động tác bổ trợ, dẫn dắt, bảo hiểm, giúp đỡ trực tiếp... để HS nắm được những điểm cơ bản nhất của động tác, hình thành kỹ năng cơ bản của động tác .
- Trong các giờ học này chỉ tập trung giải quyết những sai sót phổ biến, quan trọng, còn các chi tiết nhỏ chưa nên tập trung giải quyết, để HS hình thành kiến thức và kỹ năng cơ bản của động tác.
Bài ôn tập là loại bài thường được sử dụng vào việc củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác thành kỹ năng- kỹ xảo vận động và giúp HS nắm chắc những kiến thức đã học.
Bài ôn tập không phải chỉ lặp đi, lặp lại động tác một cách thụ động mà phải có ý thức, nhằm nâng cao dần chất lượng thực hiện động tác.
Những điểm cần chú ý khi thực hiện bài tập này là: - Cần đề ra yêu cầu cụ thể để HS tập luyện, củng cố.
- Cần chú ý tới đặc điểm cá nhân HS, tiến hành phân nhóm, tổ tập luyện, có biện pháp tập luyện sao cho mỗi HS đạt được kết quả cao nhất.
- Cần tăng lượng vận động cho HS nhằm đạt yêu cầu củng cố kỹ thuật và nâng cao thành tích động tác đã học.
- Ở những giờ học này cần sử dụng hợp lý các phương pháp tập luyện lặp lại ổn đinh và biến đổi, có thể sử dụng cả các phương pháp trò chơi và thi đấu để củng cố kiến thức và củng cố, hoàn thiện các kỹ năng- kỹ xảo vận động.
1.3. Bài tổng hợp
Bài tổng hợp là loại bài vừa học động tác mới vừa ôn động tác cũ. Đây là loại bài được sử dụng phổ biến trong quá trình giảng dạy động tác TDTT. Bởi vì, thực hiện bài tập này phù hợp với điều kiện thực tế sân tập, dụng cụ và đặc điểm số lượng HS đông trong một lớp (cần phải chia ra nhiều nhóm, tổ tập luyện).
Khi thực hiện giờ học này cần chú ý:
- Vận dụng tốt các quy luật "chuyển" kỹ năng- kỹ xảo vận động, cụ thể là: tận dụng sự "chuyển tốt" và hạn chế sự "chuyển xấu" của các kỹ năng- kỹ xảo vận động, muốn vậy phải biết sắp xếp các động tác theo một thứ tự hợp lý.
- Việc học động tác mới, ôn động tác cũ phải có một trọng tâm rõ ràng và có yêu cầu cụ thể.
- Sử dụng hợp lý, phong phú các phương pháp giảng dạy đểGDTC tiếp thu động tác và củng cố kỹ thuật động tác một cách tốt nhất.
1.4. Bài kiểm tra
Đây là một hình thức để đánh giá kết quả học tập của HS (chủ yếu là kiến thức và kỹ năng). Đồng thời để kiểm nghiệm lại kết quả giảng dạy động tác TDTT của GV, khi tiến hành kiểm tra cần chú ý:
- Phải nêu rõ yêu cầu, mục đích, nội dung kiểm tra để HS có thái độ đúng đắn và có sự chuẩn bị tốt.
- Xác minh, đánh giá kết quả phải chính xác, rõ ràng, công minh. Đánh giá được các mặt mạnh và cả các mặt còn tồn tại (yếu, kém) của HS.
- Để thực hiện tốt bài kiểm tra cần tổ chức chỉ đạo HS khởi động kỹ, sau kiểm tra thì thả lỏng đầy đủ.
- Sau khi kiểm tra xong phải đánh giá tổng kết được chất lượng học tập, đề ra những biện pháp để HS tiếp tục tập luyện, sửa chữa nâng cao thành tích.