Phương pháp sửa chữa động tác sa

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 140 - 141)

- Phân loại các phương pháp giảng dạy TDTT

2. Phương pháp sửa chữa động tác sa

Khi tiến hành sửa chữa động tác sai cho HS cần căn cứ vào đặc điểm giai đoạn giảng dạy, vào nhiệm vụ tiếp thu động tác để sửa chữa sai sót một cách hợp lý.

GV cần nghiên cứu và quan sát kỹ lưỡng để sớm phát hiện những nguyên nhân đưa đến các thiếu sót (chung và của từng HS), cần điều chỉnh lại nội dung bài học, vận dụng các phương pháp sửa chữa sai sót cho kịp thời và phù hợp với đối tượng.

Trên thực tế GV không thể sửa chữa hoàn chỉnh mọi sai sót cho HS trong một tiết lên lớp. Do vậy: cần quan tâm sửa chữa những sai sót chủ yếu. Đối với HS các lớp 1,2 không nên đòi hỏi phải thực hiện các động tác kỹ thuật đúng trong một thời gian ngắn, nên yêu cầu HS thực hiện đúng những phần cơ bản của động tác. Không nên sửa chữa những thiếu sót của HS bằng các biện pháp cứng nhắc, mà cần động viên, khuyến khích để HS sửa chữa. Khi sửa chữa sai sót cho HS cần căn cứ vào đặc điểm cá nhân của mỗi em để sửa chữa cho phù hợp.

Phương pháp sữa chữa động tác sai trong tập luyện TDTT cho HS tiểu học được thực hiện phong phú và đa dạng. Những thiếu sót chưa chuẩn xác về tư thế, GV nhắc nhở bằng lời. Nếu là sai sót đồng loạt nên tạm ngừng tập luyện và thực hiện động tác làm mẫu và giảng giải cho HS có biểu tượng đúng kỹ thuật động tác, vạch ra điểm mẫu chốt sai lầm thường mắc, hướng dẫn HS cách sữa chữa... sau đó tiếp tục tiến hành tập luyện.

Sự giúp đỡ trực tiếp của GV có giá trị nhất định trong quá trình tập luyện của HS. Đối với HS ở các lớp đầu cấp của tiểu học, khi thực hiện các bài tập trong điều kiện không bình thường, như: trên thang dóng, trên bục cao, trên ghế TD... khó thực hiện, HS thường thiếu bình tĩnh, tự tin vào bản thân. GV cần động viên kịp thời gây lòng tin và biểu hiện sẵn sàng trực tiếp giúp đỡ HS khi thực hiện động tác, cần thiết có thể dùng tay giúp đỡ tích cực HS. Để sửa chữa sai sót cho HS, GV cũng có thể sử dụng các dụng cụ tập luyện, tiếng hô, tiếng vỗ tay, nhịp gõ để nhắc nhở các em thời điểm cần chú ý thay đổi hay giữ vững kỹ thuật động tác, giúp HS nhớ và nắm vững thời điểm

dùng sức, xây dựng các cảm giác đúng, chính xác về việc sử dụng sức mạnh cơ bắp trong quá trình thực hiện động tác.

" Nhim v

" 1: Làm vic cá nhân (SV tự nghiên cứu tài liệu - 30 phút) và thảo luận nhóm (30 phút) về các nội dung:

- Các sai lầm thường mắc trong tập luyện TDTT ?

-Nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện động tác sai ?

-Phương pháp sửa chữa động tác sai trong giảng dạy TDTT ?

- Lấy các ví dụ cụ thể về sai lầm thường mắc và phương pháp sửa sai trong dạy học TD? " 2: Trao đổi, tho lun chung c lp (30 phút)

SV: Đại diện từng tổ báo cáo kết quả thảo luận. GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận.

/ Đánh giá (Câu hỏi kiểm tra kiến thức)

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)