2. Phương pháp tập luyện phát triển các tố chất vận động (tố chất thể lực)
2.3. Phương pháp rèn luyện phát triển sức mạnh
• Sức mạnh là năng lực khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó bằng sự nỗ lực của cơ bắp.
Sức mạnh là cơ sở để VĐV có thể đạt được thành tích cao.
• Năng lực sức mạnh phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Cấu trúc của hệ thống cơ bắp.
- Khả năng điều chỉnh của hệ thống thần kinh. - Các phẩm chất tâm lý - ý chí.
- Năng lực huy động nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động. - Kỹ thuật thực hiện bài tập thể chất.
- Sức mạnh tuyệt đối: Sự nỗ lực tối đa của cơ bắp đạt được.
- Sức mạnh tương đối: Sức mạnh tuyệt đối trên kg trọng lượng cỏ thể.
- Sức mạnh đơn thuần: Sự nỗ lực của cơ bắp trong các hoạt động tĩnh lực hoặc hoạt động với tốc độ chậm (sức mạnh - bền).
- Sức mạnh tốc độ: Sự nỗ lực của cơ bắp trong các hoạt động với tốc độ nhanh (sức mạnh - nhanh).
- Sức mạnh bột phát: Sự nỗ lực cực đại của cơ bắp trong thời gian ngắn.
• Phương tiện giáo dục sức mạnh là các bài tập khắc phục lượng đối kháng bên ngoài và trọng lượng cơ thể.
• Phương pháp tập luyện để phát triển sức mạnh chủ yếu là: Phương pháp tập luyện lặp lại với các quãng nghỉ cực hạn (vượt mức).
• Để phát triển các loại sức mạnh khác nhau cần có phương pháp thực hiện lượng vận động phù hợp với đặc điểm của từng loại sức mạnh.
Ví dụ 1: Để phát triển sức mạnh tuyệt đối (sức mạnh tối đa) thì:
- Sử dụng lượng đối kháng gần tối đa hoặc tối đa (75→100 % năng lực sức mạnh của bản thân).
- Số lần lặp lại bài tập: 1→7 lần/ lượt. - Thời gian nghỉ giữa 2 lượt tập: 3→5 phút. Ví dụ 2: Để phát triển sức mạnh - nhanh, thì:
- Sử dụng lượng đối kháng đủ lớn (50→75% năng lực sức mạnh của bản thân). - Số lần lặp lại bài tập: 6→10 lần/ lượt.
- Thời gian nghỉ giữa 2 lượt tập: 2→3 phút.