- Phân loại các phương pháp giảng dạy TDTT
Nh ững yêu cầu khi thực hiện phương pháp giảng giải:
- Trong giảng dạy kỹ thuật TDTT, việc vận dụng phương pháp giảng giải là giúp HS quan sát có mục đích, hiểu và nắm được kỹ thuật từng phần động tác, taọ điều kiện cho HS tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng về động tác cho HS. Thường khi mô tả phải diễn giải đồng thời với quá trình làm động tác mẫu.
- Lời giảng giải của GV cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Nội dung thay đổi phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể của giờ học và vào đặc điểm giờ học của HS .
Ví dụ: Khi dạy HS ném bóng trúng đích, qua giảng giải sẽ giúp HS phân tích được sự giống nhau và khác nhau của ném trúng đích và ném đi xa..., hoặc khi dạy HS động tác bật xa thì việc giảng giải sẽ giúp HS phân biệt được sự phối hợp tay chân khác nhau và giống nhau của động tác bật xa và bật cao v.v...
- Việc giảng giải cần hướng được sự chú ý giúp HS nắm vững nét cơ bản kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lệnh của động tác đã học, qua đó nhằm củng cố kĩ năng, kĩ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong tập luyện, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của HS. Vì vậy, lời chỉ dẫn của GV có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện, học tập.
Ví dụ: Ở động tác "cúi người, tay chạm ngón chân, chân thẳng" lời chỉ dẫn của GV khi thực hiện bài tập, nhắc HS "không được khuỵu gối" là rất cần thiết. Khi HS tập nhảy lò cò, lời GV nhắc HS khi đổi chân giúp HS thực hiện đúng động tác trong thời gian tập luyện.
- Khẩu lệnh của GV phát ra dưới dạng xác định nội dung chính xác, bắt buộc HS phải hành động theo.
Ví dụ: "Nghiêm! bên phải, quay!" mục đích của khẩu lệnh là giúp HS hình thành các phản ứng kịp thời (khi bắt đầu và kết thúc các hành động với tốc độ và hướng vận động chính xác) Khẩu lệnh gồm có dự lệnh (phần trước của khâủ lệnh để báo cho HS chuẩn bị) và động lệnh (phần HS phải thực hiện). Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm, rõ, nhanh, chính xác.
Dự lệnh phát ra kéo dài với thời gian hợp lý, đủ để HS chuẩn bị thực hiện khi động lệnh được phát ra. Trong giảng dạy TDTT khẩu lệnh và mệnh lệnh áp dụng rộng rãi, song đối với HS cấp tiểu học (nhất là các lớp đầu cấp) không nên sử dụng quá nhiều, gây căng thẳng trong tiết học. - Đàm thoại là hình thức hỏi và trả lời. Câu hỏi dùng trong đàm thoại nhằm kích thích sự quan sát, tính tích cực sáng tạo trong suy nghĩ giúp HS nắm được qui tắc, đánh giá được hành động của mình và của bạn.
Ví dụ: "Ai biết trò chơi này? cách chơi như vậy có đúng không? v.v..." trong quá trình tập luyện có thể dùng thơ ca để gây hứng thú cho HS, dẫn dắt HS biết mô phỏng, bắt chước các hành động, động tác theo mục đích của GV.
- Ý nghĩa của phương pháp giảng giải và làm động tác mẫu
Giảng giải và làm động tác mẫu trong giảng dạy TDTT cho HS tiểu học có vị trí quan trọng, liên quan mật thiết và quan hệ lẫn nhau. Nhưng căn cứ vào điều kiện cụ thể như đặc điểm tâm lý, sinh lý, trình độ tiếp thu của HS, mức độ đơn giản hay phức tạp của động tác (mới hay đã học qua) để tăng giảm thời gian giảng giải và làm động tác mẫu sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu của HS.
Ví dụ: Đối với HS các lớp 1 - 2 việc làm động tác mẫu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và đối với các em chỉ có thể tiếp thu tốt những gì mà các em nhìn thấy rõ ràng, vì vậy đối với bất cứ bài tập nào GV cũng phải làm mẫu nhiều lần các động tác một cách chính xác, đẹp mắt, đồng thời
kết hợp giảng giải một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu để gây cho HS có được những khái niệm cụ thể, cơ bản của động tác.
Trong quá trình giảng dạy TDTT, nếu tách giữa giảng giải và làm mẫu động tác ra thành hai quá trình riêng biệt thì hiệu quả của các phương pháp đó sẽ không cao. Giảng giải kết hợp chặt chẽ với làm mẫu động tác sẽ giúp cho nhận thức của HS chính xác và hoàn thiện hơn.
Để nâng cao hiệu quả việc sử dung các phương pháp giảng giải và làm mẫu động tác, cần chú ý một số yêu cầu sau:
+ Dùng thuật ngữ TDTT chính xác, nâng cao khả năng diễn đạt, phân tích và tổng hợp. + Nghiên cứu nắm vững nội dung, chương trình giảng dạy và kiến thức chuyên môn. + Biết giảng giải và làm mẫu động tác đúng lúc.
+ Biết phát huy vai trò tự giác, tích cực, nhiệt tình tập luyện của HS. + Kết hợp và vận dụng hợp lý các kiểu làm mẫu:
+ Làm mẫu từng phần và toàn bộ động tác. + Biểu diễn tự nhiên và biểu diễn sư phạm.
+ Làm mẫu động tác đúng và sai, nhịp độ nhanh- chậm khác nhau... " Nhiệm vụ
" 1: Toàn lớp nghe GV giảng bài kết hợp đàm thoại (45 phút)
Câu hỏi đàm thoại: 1. Lượng vận động là gì ?
2. Khối lượng vận động là gì ? Cho ví dụ. 3. Cường độ vận động là gì ? Cho ví dụ.
4. Nghỉ ngơi sau khi thực hiện bài tập thì năng lực vận động sẽ như thế nào ?
5. Căn cứ vào quy luật quá trình nhận thức, ta phân chia các phương pháp giảng dạy ra mấy loại ? Là những loại nào ?
6. Trực quan trực tiếp là gì ? Cho ví dụ. 7. Trực quan gián tiếp là gì ? Cho ví dụ.
8. Khi GV làm mẫu động tác cần đảm bảo các yêu cầu nào ?
9. Phương pháp giảng giải ? Khi sử dụng phương pháp giảng giải cần đảm bảo những yêu cầu nào ?
" 2: SV tự nghiên cứu tài liệu (15 phút)
Thảo luận nhóm (15 phút).
1. Mối quan hệ của phương pháp trực quan trực tiếp với phương pháp trực quan gián tiếp ?
2. Mối quan hệ làm mẫu với giảng giải ?
" 3: Trao đổi, thảo luận cả lớp (15 phút)
SV: Đại diện từng tổ báo cáo kết quả thảo luận. GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận.
/Đánh giá: Câu hỏi tự đánh giá và bài tập về nhà