Nguyên tắc tăng tiến (tăng dần các yêu cầu)

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 116 - 119)

- Thảo luận nhóm (30 phút) Câu hỏi thảo luận:

5. Nguyên tắc tăng tiến (tăng dần các yêu cầu)

Theo quy luật diễn biến của lứa tuổi (về sự phát triển hình thái, chức năng cơ thể) cũng như sự diến biến năng lực vận động và khả năng thích ứng của con người trong quá trình tập luyện. Quá trình GDTC phải đảm bảo việc tăng dần lượng vận động.

5.1. S cn thiết phi tăng lượng vn động và tăng mt cách t t

Quá trình GDTC có nhiệm vụ tăng thêm vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực, các phẩm chất tâm lý - ý chí cho người tập. Những nhiệm vụ đó chỉ được giải quyết khi ngày càng phức tạp hoá nhiệm vụ vận động, sử dụng khối lượng, cường độ vận động ngày càng cao, ngày càng phải cho người học khắc phục những khó khăn về tâm lý

thông qua sự phức tạp hoá các điều kiện thực hiện động tác. Đó chính là sự tăng dần lượng vận động.

Như vậy, muốn mở rộng vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực, các phẩm chất tâm lý - ý chí cho người tập thì phải tăng lượng vận động.

Việc tăng lượng vận động phải đảm bảo nguyên tắc tăng từ từ, bởi vì: nếu không tăng từ từ (tăng độ khó quá lớn) sẽ làm người tập không tiếp thu được kỹ thuật động tác, gây tập luyện quá sức và cảm giác sợ hãi cho người tập, sớm muộn sẽ dẫn đến việc giảm các tố chất thể lực, kỹ năng kỹ xảo vận động bị phá vỡ, tâm lý - ý chí bị giảm sút.

5.2. Nhng điu kin đểđảm bo nâng cao lượng vn động

Khi nâng cao lượng vận động phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lượng vận động phải vừa sức người tập (gọi là lượng vận động dễ tiếp thu).

- Đảm bảo tính tuần tự khi tăng tiến các yêu cầu (tức là đảm bảo tính kế thừa và quan hệ giữa các buổi tập).

- Đảm bảo tính thường xuyên các buổi tập và luân phiên hợp lý giữa vận động với nghỉ ngơi.

- Đảm bảo tính bền vững của các kỹ xảo đã thu được và củng cố vững chắc những biến đổi thích nghi về chức năng và hình thể cơ thể của người tập.

Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì phải có các hình thức tăng lượng vận động một cách hợp lý.

5.3. Các hình thc tăng lượng vn động

Lượng vận động có thể được tăng lên từ từ theo một trong ba hình thức sau:

- Tăng lượng vận động theo đường thẳng (Hình 8)

Có nghĩa là lượng vận động ở buổi tập sau bao giờ cũng cao hơn ở buổi tập trước. Hình thức này thường được sử dụng tương ứng theo từng tuần, đồng thời quãng nghỉ giữa các buổi tập khá lớn để buổi tập tiếp được thực hiện khi cơ thể đã hồi phục vượt mức.

Lượng vận động Khi lượng vn động

Cường độ vn động

Hình 8: Tăng lượng vận động theo đường thẳng - Tăng lượng vận động theo bậc thang (Hình 9)

Có nghĩa là kết hợp tăng "dốc" lượng vận động với ổn định lượng vận động trong một số buổi nhất định. Nó thường vận dụng trong một thời gian tương đối ngắn của quá trình GDTC (trong tuần, tháng).

Lượng vận động

Hình 9: Tăng lượng vận động theo bậc thang

Hình thức này cho phép tăng lượng vận động một cách đáng kể, không vi phạm nguyên

tắc tăng từ từ, bởi vì: nhờ có sự ổn định lượng vận động trong một số buổi tập mà cơ thể có khả năng đáp ứng một lượng vận động mới cao hơn ở bậc thang tiếp theo.

- Tăng lượng vận động theo hình sóng (Hình 10)

Có nghĩa là lượng vận động diễn biến theo sự phối hợp của 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Lượng vận động tăng từ từ, tương đối chậm. + Giai đoạn 2: Tăng "dốc" lượng vận động.

+ Giai đoạn 3: Lượng vận động giảm xuống từ từ (nhưng vẫn cao hơn).

Lượng vn động Khi lượng vn động Cường độ vn động Thi gian Khi lượng vn động Cường độ vn động Thi gian

Hình 10: Tăng lượng vận động theo làn sóng

Sau đó lượng vận động lại được tiến hiện ở làn sóng cao hơn. Hình thức này được sử dụng phổ biến trong quá trình GDTC, bởi vì: nó cho phép đạt tới lượng vận động tối đa và không vi phạm nguyên tắc tăng từ từ, đồng thời nó phù hợp với sự diễn biến trạng thái chức năng cơ thể (tính chất sóng) trong ngày, tuần, tháng, năm…

Tăng lượng vận động theo làn sóng đảm bảo phù hợp với quy luật quá trình thích nghi của cơ thể đối với hoạt động , bởi vì: Sự thích nghi của cơ thể với lượng vận động bao giờ cũng chậm hơn diễn biến của lượng vận động. Nếu lượng vận động tăng lên không ngừng thì khả năng thích nghi của cơ thể càng tụt lại so với lượng vận động áp dụng. Vì vậy phải có sự giảm lượng vận động để quá trình thích nghi đuổi kịp lượng vận động áp dụng trong mỗi làn sóng.

Tăng lượng vận động theo làn sóng sẽ giải quyết được mâu thuẫn và sự tác động lẫn nhau giữa khối lượng và cường độ vận động , bởi vì: Khi tăng khối lượng vận động là cơ sở cho tăng cường độ vận động và ngược lại, đồng thời không thể cùng một lúc, chúng ta tăng khối lượng và cường độ vận động được.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)