Các phương pháp trực quan.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 126 - 128)

- Phân loại các phương pháp giảng dạy TDTT

1. Các phương pháp trực quan.

Trong giảng dạy TDTT (cũng như trong GDTC), trực quan được hiểu theo nghĩa rộng, tức là để xây dựng hình ảnh (biểu tượng) về động tác một cách chính xác, chúng ta phải dựa vào tất cả các cơ quan cảm thụ. Do vậy phải sử dụng một tổ hợp hoàn chỉnh các phương pháp trực quan để người tập cảm thụ trực tiếp động tác hoặc các mặt riêng lẻ, các đặc tính, các điều kiện thực hiện động tác.

Các phương pháp trực quan được chia ra 2 loại:

1.1. Phương pháp trc quan trc tiếp: Là sự cảm thụ trực tiếp của người tập với động tác thông qua làm mẫu của GV hoặc sự "cảm giác qua" của người tập. thông qua làm mẫu của GV hoặc sự "cảm giác qua" của người tập.

Làm mẫu là quá trình thực hiện động tác hoặc một phần động tác của GV. Làm mẫu có thể được thực hiện theo 2 cách:

- Biểu diễn tự nhiên (mang tính nghệ thuật).

- Biểu diễn sư phạm (vì mục đích giảng dạy động tác).

- Phương pháp "cảm giác qua" nhằm mục đích tạo cảm giác vận động với động tác, được thực hiện trong những điều kiện đặc biệt (có sử dụng máy móc, phương tiện hiện đại) hoặc bằng việc thực hiện động tác có sự giúp sức của người khác.

1.2. Phương pháp trc quan gián tiếp: Là sự cảm thụ của các giác quan thông qua các tín hiệu, hình ảnh gián tiếp của động tác. hiệu, hình ảnh gián tiếp của động tác.

- Sử dụng các giáo cụ trực quan: Tranh ảnh, sơ đồ… nhằm mục đích tái hiện các giai đoạn (các pha) riêng lẻ của động tác hoặc các đặc tính của động tác.

- Sử dụng mô hình và sa bàn, ví dụ: Trình diễn các chi tiết kỹ thuật BTTC bằng mô hình cơ thể người…

- Sử dụng phim ảnh, phim video: Thông qua chiếu phim tài liệu học tập chuyên môn hoặc băng ghi hình thực hiện kỹ thuật bài tập…

- Trình diễn cảm giác lựa chọn: Phản ánh các thông số riêng lẻ về các đặc tính động tác bằng máy gõ nhịp, máy ghi âm, thiết bị đèn điện…

- Phương pháp định hướng: Dùng vật định hướng giúp HS nhận thức phương hướng, biên độ, quỹ đạo chuyển động…

Phương pháp làm động tác mẫu (thị phạm)

- Làm động tác mẫu phải chính xác và hoàn chỉnh.

- Khi làm mẫu, GV phải thể hiện đúng giúp HS nắm được những yếu lĩnh cơ bản của động tác HS mới có thể tập làm theo. Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp GV thường phải làm mẫu hai đến ba lần.

Làm mẫu lần thứ nhất, làm cả động tác hoàn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp của động tác, giúp cho HS có khái niệm sơ bộ đối với toàn bộ động tác đó và gây hứng thú học tập cho HS.

Khi làm động tác mẫu lần thứ hai, cố gắng thực hiện chậm. Đối với những chỗ quan trọng, GV có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ý của HS.

Làm mẫu lần thứ ba như lần thứ nhất, làm với tốc độ bình thường nhưng động tác phải hoàn chỉnh, chuẩn xác.

- Làm mẫu phải kết hợp với giảng giải, nhắc HS quan sát những khâu chủ yếu. Khi giảng giải phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của HS thực hiện tốt bài tập.

- Khi hướng dẫn HS các bài tập TD tay không, TD đồng diễn, TD nhịp điệu v.v... nên sử dụng hình thức làm mẫu "soi gương", nghĩa là GV đứng đối diện với HS, mặt và hướng động tác của GV là mặt và hướng động tác của HS.

Ví dụ: Muốn hướng dẫn HS làm động tác "tay phải dang ngang, chân phải kiễng trên mũi

bàn chân". Cần chú ý đến tính tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác.

- Khi làm mẫu, GV phải chọn vị trí đứng thích hợp để trình bày bài tập sao cho tất cả HS đều nhìn thấy các chi tiết của động tác.

Ví dụ: Tập bài TD tay không, GV cần đứng ở nơi cao, cự li phù hợp; tập động tác bụng thì GV nên đứng nghiêng; tập động tác tay để sau lưng, sau gáy thì đứng trước và cùng phía với HS v.v... khi HS đã nắm được phần chính của bài tập thì GV yêu cầu HS quan sát mẫu động tác của bạn mình và tự nhận xét, phát hiện cái sai của bạn. Nếu vì dụng cụ tập luyện không phù hợp thì GV có thể cho HS làm mẫu thay mình.

Để giúp HS khắc sâu hình ảnh về động tác, củng cố những thao tác kỹ thuật khó và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các bài tập thì cần sử dụng các mốc định hướng thị giác (vạch vẽ, đồ vật...).

Ví dụ: Chạy đến lá cờ (xác định hướng thẳng), nhảy cao chạm bóng (với cao), ném trúng vòng tròn (xác định đích), xếp hàng theo các mốc đã đánh dấu sẵn (định hướng không gian) v.v... Có những mốc chuẩn có thể sử dụng ngay trên cơ thể HS.

Ví dụ: Cúi gập người tay chạm ngón chân, hai tay chống hôngv.v...

Ngoài ra trong khi HS vận động, có thể sử dụng các dụng cụ phát âm (coi, trống, vỗ tay...) nhằm hình thành cảm giác nhịp điệu, điều hoà tốc độ vận động, hiệu lệnh bắt đầu và kết thúc vận động (như trong khi đi, chạy...), đồng thời giúp HS thực hiện đúng được bài tập.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)