Sự luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơ

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 109 - 112)

- Thảo luận nhóm (30 phút) Câu hỏi thảo luận:

3. Nguyên tắc hệ thống

3.1.2. Sự luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơ

Tập luyện và nghỉ ngơi (sau tập luyện) có mỗi quan hệ chặt chẽ:

- Tập luyện (dưới tác động của lượng vận động) thì cơ thể sẽ mệt mỏi (biểu hiện ở sự giảm sút năng lực vận động).

- Nghỉ ngơi (sau tập luyện) sẽ đảm bảo cho cơ thể hồi phục và hồi phục vượt mức.

NLVĐ

Tp luyn Ngh ngơi HPVM

Bình thường

Nhưng cần chú ý rằng: Không phải cứ tập luyện cho cơ thể mệt mỏi, rồi cứ nghỉ ngơi là cơ thể sẽ hồi phục vượt mức, mà muốn cơ thể hồi phục và hồi phục vượt mức thì phải luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi.

Để hiểu được vấn đề này, chúng ta phải xét đến sự diễn biến năng lực vận động dưới tác động của lượng vận động và nghỉ ngơi với các quãng nghỉ khác nhau:

- Khi chúng ta thực hiện lượng vận động đủ lớn, cơ thể sẽ giảm sút dần năng lực vận động (xuất hiện mệt mỏi), sớm hay muộn người tập cũng phải dừng tập luyện để nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ ngơi năng lực vận động hồi phục dần, nếu chưa về mức ban đầu mà chúng ta tập luyện tiếp thì năng lực vận động càng giảm xuống (cơ thể càng mệt mỏi) dễ xẩy ra hiện tượng tập luyện quá sức (Hình 4).

- Sau khi thực hiện lượng vận động chúng ta đảm bảo quảng nghỉ cần thiết thì năng lực vận động không chỉ hồi phục vượt mức ban đầu mà còn hồi phục vượt mức ban đầu làm cho năng lực vận động ngày càng được tăng lên (Hình 5).

Kích thích

Bình thường

Hình 4: Diễn biến của năng lực vận động khi sử dụng các quãng nghỉngắn

Kích thích

- Sau quảng nghỉ cần thiết đó, chúng ta tiếp tục nghỉ ngơi (năng lực vận động giao động dần về mức ban đầu), khi đó mới tiến hành tập luyện thì sẽ không có tác dụng phát triển năng lực vận động (Hình 6).

Hình 6: Diễn biến của năng lực vận động khi sử dụng các quãng nghỉ đầy đủ

Như vậy, diễn biến cơ năng (năng lực vận động) của cơ thể không những do lượng vận động mà còn do cả chế độ nghỉ ngơi quyết định. Vì thế, quá trình GDTC phải đảm bảo sự phối hợp hợp lý giữa vận động với nghỉ ngơi.

Về nguyên tắc, buổi tập sau được tiến hành khi cơ thể đã hồi phục vượt mức sau lần tập trước. Song trong thực tế: mỗi giai đoạn tập luyện, mỗi nhiệm vụ vận động khác nhau, mỗi đối tượng khác nhau cần tiến hành tập luyện tiếp vào các thời điểm khác nhau.

Vậy, trong GDTC người ta căn cứ vào các yếu tố: - Đặc điểm, yêu cầu của các giai đoạn dạy - học. - Mục đích, nhiệm vụ giáo dục các tố chất thể lực.

- Căn cứ vào trình độ VĐV, đối tượng tập luyện … mà người ta bố trí buổi tập sau tiến hành vào các thời điểm hợp lý.

Thông thường buổi tập sau được tiến hành vào một trong 3 thời điểm sau:

+ Khi năng lực vận động đã hồi phục vượt mức (sử dụng với người mới tập, trong huấn luyện sức nhanh, sức mạnh- tốc độ – hình 5).

+ Khi năng lực vận động đã hồi phục về mức ban đầu (thường áp dụng trong tập luyện để củng cố, tăng cường sức khoẻ và vào các giai đoạn dạy- học động tác - hình 6).

Hình 6: Diễn biến của năng lực vận động khi sử dụng các quãng nghỉđầy đủ

Hình 5: Diễn biến của năng lực vận động khi sử dụng các quãng nghỉ vượt mức

Tp luyn Ngh ngơi

+ Khi năng lực vận động chưa hồi phục về mức ban đầu (áp dụng trong huấn luyện sức bền và với VĐV trình độ cao - hình 7)

Trong thực tế, khi tiến hành một giờ học, một buổi tập hay một giai đoạn tập luyện không chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ nhất định, hơn nữa năng lực vận động của con người cũng diễn biến không chỉ phụ thuộc vào lượng vận động và quãng nghỉ mà còn do nhiều yếu tố khác, như: Chế độ sinh hoạt, làm việc, các yếu tố tâm lý, môi trường…. Vì vậy mà trong một buổi tập hay trong một giai đoạn tập luyện cần kết hợp sử dụng cả 3 hình thức trên một cách hợp lý để đảm bảo hiệu quả cao của GDTC.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)