- Phân loại các phương pháp giảng dạy TDTT
2. Cấu trúc giờ TD
Theo diễn biến thời gian của một giờ học, cấu trúc giờ TD thường được chia làm ba phần: chuẩn bị, cơ bản và kết thúc. Sự phân chia này là cần thiết và được sắp xếp theo tính liên tục. Cấu trúc này đảm bảo một cách chặt chẽ và từng bước đưa người học vào các hoạt động cơ bản, duy trì và sử dụng một cách có hiệu quả năng lực làm việc cao trong thời gian tập luyện các nội dung chủ yếu, cuối cùng làm thư giãn các trạng thái, chức năng cơ thể, đồng thời điều chỉnh trạng thái tâm lý để chuẩn bị học tiếp các giờ học sau hoặc nghỉ ngơi...
2.1. Phần chuẩn bị
Việc tổ chức giờ TD bắt đầu ngay trước giờ vào lớp. Trước khi có hiệu lệnh vào giờ học, người GV đã phải tiến hành những hoạt động tổ chức như: Cho HS chuẩn bị dụng cụ- sân tập, nhắc nhở trách nhiệm của trực nhật, cho xếp hàng chuẩn bị báo cáo tình hình tham gia giờ học của lớp. Sau đó, khi đã có hiệu lệnh vào giờ học, GV tiến hành công tác tổ chức và khởi động cho HS.
• Nhiệm vụ của phần chuẩn bị là:
- Dẫn dắt và tạo tiền đề cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính của giờ học, bao gồm: nhận lớp (nắm tình hình tham gia học tập của lớp), giới thiệu nội dung, phổ biến nhiệm vụ- yêu cầu giờ học, tạo tâm lý cần thiết cho giờ học.
- Khởi động để chuẩn bị cho cơ thể quen dần với lượng vận động lớn. - Góp phần giải quyết các nhiệm vụ giáo dục- giáo dưỡng khác.
Trong phần chuẩn bị (cơ bản là phần khởi động) thường sử dụng các bài tập dễ định lượng lượng vận động và không đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị, như: Các bài tập đội hình- đội ngũ, đi bộ, bật nhảy, các bước nhảy múa, chạy nhẹ nhàng, các bài tập TD phát triển chung, trò chơi vận động đơn giản...
Nội dung phần chuẩn bị phải tương ứng với hoạt động trong phần cơ bản của giờ học. Việc lựa chọn bài tập và đặc điểm lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm bài tập ở phần cơ bản Trong khởi động gồm có: Khởi động chung và khởi động chuyên môn.
Tổ chức khởi động có thể theo hình thức tập cả lớp, nhóm hoặc cá nhân (tuỳ thuộc vào đối tượng cụ thể); tập tại chỗ hoặc di động; tập theo đội hình hàng ngang, hàng dọc hoặc theo đội hình vòng tròn.
Nhìn chung, người ta dành 10- 20% thời gian giờ học cho phần chuẩn bị. Cụ thể là 5-7 phút đối với giờ TD ở bậc tiểu học (35 phút).
2.2. Phần cơ bản
Đây là phần lớn thời gian của giờ học dành để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp nhất của giờ học (giáo dục, giáo dưỡng, nâng cao sức khoẻ cho HS). Tuỳ thuộc vào nội dung cụ thể của giờ học mà phần cơ bản có thể chia thành nhiều phần nhỏ.
- Phát triển một cách hài hoà các cơ quan, các chức năng chung và chuyên môn, như: cơ quan vận động, hệ thống hô hấp, tuần hoàn... hình thành và duy trì các tư thế đúng, tạo thói quen rèn luyện cơ thể, giữ gìn sức khoẻ...
- Trang bị cho HS những tri thức cần thiết về lĩnh vực TDTT, kỹ năng điều khiển các cơ quan vận động, hình thành, củng cố các kỹ năng- kỹ xảo vận độngcần thiết trong cuộc sống.
- Phát triển toàn diện các tố chất thể lực (chung và chuyên môn). - Giáo dục các phẩm chất đạo đức ý chí cho HS.
Trong phần cơ bản có thể sử dụng nhiều loại bài tập khác nhau để nhằm giải quyết một cách có hiêụ quả các nhiệm vụ cụ thể đã được đặt ra. Hệ thống các bài tập cơ bản tiêu biểu cho các hình thức vận động khác nhau thường được quy định trong chương trình TD cho các lớp phổ thông. Tuy nhiên, tuỳ hoàn cảnh và đối tượng cụ thể, GV vẫn phải bổ sung một số nội dung và các bài tập "bổ trợ", "dẫn dắt" cần thiết để giải quyết tốt các nhiệm vụ của giờ học.
Một trong những vấn đề quan trọng trong xác định cấu trúc phần cơ bản là trình tự giải quyết các nhiệm vụ cơ bản của giờ học. Thông thường, những nhiệm vụ vận động phức tạp có liên quan đến tiếp thu kiến thức mới, tiếp thu các động tác có sự phối hợp phức tạp được bố trí giải quyết ngay vào thời điểm đầu tiên của phần cơ bản. Các bài tập rèn luyện các tố chất thể lực thường được thực hiện theo tình tự: Bài tập tốc độ, bài tập sức mạnh (kết hợp các bài tập khéo léo và mềm dẻo), bài tập sức bền.
Về lượng vận động: Đảm bảo hoạt động toàn diện các bộ phận cơ thể, luân phiên hợp lý giữa vận động với nghỉ ngơi.
Thời lượng phần cơ bản phụ thuộc vào khối lượng và cường độ vận động, lứa tuổi, giới tính, và nhiều nhân tố khác... nhưng nói chung là vào khoảng 70-75% thời gian giờ học. Cụ thể là: 22 - 25 phút đối với giờ học 35 phút (ở tiểu học).
2.3. Phần kết thúc
Ở phần kết thúc của giờ học phải được tổ chức sao cho hoạt động chức năng cơ thể giảm xuống dần dần.
Nội dung của phần kết thúc là: Tổ chức thu dọn dụng cụ tập luyện, thực hiện các động tác thả lỏng- hồi tĩnh, tập trung lớp để GV đánh giá, nhận xét giờ học, giao nhiệm vụ, bài tập về nhà cho HS.
Trong phần kết thúc, thường sử dụng các bài tập vận động nhẹ nhàng như: Đi bộ, chạy nhẹ nhàng, các động tác tay không với tốc độ chậm (có tính chất điều hoà trạng thái cơ thể).
Thời gian của phần này khoảng 3- 5 phút.
Lưu ý: Tất cả các phần của giờ học liên quan chặt chẽ với nhau. Việc giáo dục đạo đức,
thẩm mỹ, ý thức lao động...được thực hiện một cách có hệ thốngvà cụ thể trong mối quan hệ chặt chẽ với các nhiệm vụ đặc trưng của GDTC. Để thực hiện được điều đó, cần tận dụng mọi khả năng
của nội dung chương trình các hình thức tổ chức lớp học ... mà tiến hành công tác giáo dục toàn diện.