³Thông tin cơ bản: Các phương pháp thực hiện bài tập (tập luyện) 1 Các phương pháp thực hiện BTTC có định mức chặt chẽ lượng vận độ ng

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 132 - 136)

- Phân loại các phương pháp giảng dạy TDTT

³Thông tin cơ bản: Các phương pháp thực hiện bài tập (tập luyện) 1 Các phương pháp thực hiện BTTC có định mức chặt chẽ lượng vận độ ng

Đặc tính của nhóm các phương pháp này là sự lặp lại nhiều lần các động tác (hay yếu lĩnh thành phần động tác) trong điều kiện có định mức chặt chẽ lượng vận động:

- Chương trình các động tác được đề ra chặt chẽ từ trước.

- Việc thực hiện lượng vận động và điều chỉnh diễn biến lượng vận động cũng chặt chẽ. - Xác định chặt chẽ các quãng nghỉ và trình tự sử dụng các quãng nghỉ đó một cách hợp lý để luân phiên hợp lý giữa vận động với nghỉ ngơi.

- Việc phân nhóm tập luyện, dự kiến sử dụng các dụng cụ bổ trợ, các mô hình giáo cụ trực quan … để thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy cũng được xác định trước.

Ý nghĩa của sự định mức chặt chẽ là tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo vận động mới và phát triển các năng lực khác cho người tập.

Căn cứ vào mục đích các giai đoạn giảng dạy động tác mà người ta chia ra các nhóm phương pháp sau:

- Các phương pháp tập luyện để tiếp thu động tác.

- Các phương pháp tập luyện để củng cố, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động.

1.1. Phương pháp tp luyn để tiếp thu động tác

Việc tiếp thu ban đầu các động tác có thể được tiến hành theo cách hoàn chỉnh hay từng phần (phân đoạn).

Trong trường hợp thứ nhất, ngay từ đầu người tập đã thực hiện động tác theo cơ cấu hoàn chỉnh.

Trong trường hợp thứ hai, động tác được chia thành những yếu lĩnh thành phần cơ bản và người tập lần lợt tiếp thu chúng. Ở đây, sự phân chia từng phần chỉ có tính chất tạm thời, về cuối tất cả các yếu lĩnh thành phần cần phải hợp nhất lại thành một động tác hoàn chỉnh.

Thực tế, cả hai trường hợp đều có sự phân chia và đều có sự hợp nhất thành động tác hoàn chỉnh. Chỉ có cách phân chia và cách hợp nhất chúng lại là ở các mức độ khác nhau.

ã Phương pháp tập luyện phân đoạn (phân chia - hợp nhất)

Phương pháp tập luyện phân đoạn là phương pháp tập luyện có phân chia động tác thành các phần (các giai đoạn) để tập luyện, sau đó từng bước hợp nhất chúng lại thành một động tác hoàn chỉnh.

Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp kỹ thuật động tác phức tạp mà sự phân chia động tác thành các phần tương đối độc lập, không làm ảnh hưởng tới cơ cấu cơ bản của động tác. Nó thường đựoc sử dụng với những người mới tập (trình độ tập luyện còn thấp).

Tập luyện theo phương pháp này có các ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm: Làm cho HS nắm chắc được chi tiết của từng phần động tác, thích hợp với việc

giảng dạy các động tác khó, phức tạp có yêu cầu kỹ thuật cao.

Nhược điểm: Do chia động tác ra nhiều phần để tập luyện cho nên HS sẽ gặp khó khăn khi

thực hiện hệ thống hoàn chỉnh cả động tác (khó khăn trong việc hình thành nhịp điệu chung của động tác).

Do đó, khi giảng dạy theo phương pháp tập luyện phân đoạn, GV khi chia nhỏ động tác cần nêu rõ mối quan hệ giữa các bộ phận (các giai đoạn) trong toàn bộ kỹ thuật động tác. Cần giảng giải rõ ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các bộ phận trong toàn bộ động tác để HS có khái niệm phối hợp chính xác động tác.

Phương pháp tập luyện hoàn chỉnh là phương pháp tập luyện toàn bộ động tác (theo cơ cấu cơ bản của động tác - không phân chia động tác ra các bộ phận riêng lẻ).

Phương pháp này thường được sử dụng khi giảng dạy những động tác có cấu trúc đơn giản, dễ tiếp thu. Phương pháp này rất thích hợp với với việc giảng dạy cho HS các lớp 1,2 (Bởi vì: các em HS nhỏ tuổi hạn chế về khả năng phân tích động tác mà chỉ có khả năng tiếp thu các động tác đơn giản, liên tục và hoàn chỉnh).

Khi giảng dạy các động tác có cấu trúc phức tạp nhưng không phân chia ra được các phần (các giai đoạn) để giảng dạy, thì phải sử dụng phương pháp tập luyện hoàn chỉnh trên cơ sở GV phải biết sử dụng rộng rãi hệ thống các bài tập "bổ trợ" và "dẫn dắt" và từ đó vận dụng quy luật "chuyển tốt các kỹ năng- kỹ xảo vận động" để HS tiếp thu được động tác phức tạp.

Tập luyện theo phương pháp này có các ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm: Do không chia động tác ra nhiều phần để tập luyện cho nên HS dễ thực hiện hệ

thống hoàn chỉnh cả động tác (hình thành nhịp điệu chung của động tác).

Nhược điểm: Làm cho HS khó nắm chắc được chi tiết của từng phần động tác.

Do đó: Khi sử dụng phương pháp này cần nhấn mạnh vào điểm mấu chốt của động tác. Có thể giảm bớt độ khó của cử ly, trọng lượng, hạ thấp độ cao, dùng những động tác bổ trợ khác trong quá trình giảng dạy động tác phức tạp.

1.2. Phương pháp tp luyn để cng c, hoàn thin k thut động tác.

Để củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác (hình thành kỹ năng- kỹ xảo vận động), cần tập luyện lặp lại nhiều lần.

Phương pháp tập luyện để củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác có thể là: lặp lại ổn định, lặp lại thay đổi, trò chơi hay thi đấu.

Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định là phương pháp tập luyện mà các động tác lặp lại không có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc bề ngoài của động tác và các thông số cơ bản của lượng vận động.

Phương pháp này chỉ được vận dụng trong phạm vi từng buổi tập hoặc một số buổi tập nhất định. Khi năng lực vận động đã phát triển thì phải tăng lượng vận động lên ở một mức độ tương ứng.

Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật động tác sớm được hình thành, tạo khả năng tập luyện đúng động tác hơn.

Phương pháp tập luyện lặp lại thay đổi(tập luyện biến đổi).

Đặc điểm quan trọng nhất của phương pháp tập luyện này là sự thay đổi có chủ đích các nhân tố gây tác động trong quá trình tập luyện, cụ thể là:

- Thay đổi các thông số riêng lẻ của lượng vận động.

- Thay đổi cách thức thực hiện động tác, cách thức nghỉ ngơi và các điều kiện bên ngoài thực hiện lượng vận động.

Khi tập luyện theo phương pháp này, do việc không ngừng đề ra cho cơ thể những yêu cầu mới, bất thường và cao hơn để kích thích sự phát triển các khả năng chức phận và sự thích nghi cao cho cơ thể. Khi thực hiện động tác biểu hiện ở tính cơ động cao của kỹ năng- kỹ xảo vận động và mở rộng phạm vi điều chỉnh hoạt động, tạo khả năng phối hợp vận động một cách tinh vi để hoàn thiện kỹ năng- kỹ xảo vận động ở mức độ cao hơn.

Đây là phương pháp tập luyện được sử dụng phổ biến khi giảng dạy các động tác phức tạp mà phân chia ra được các giai đoạn (các phần) để tập luyện, sau đó từng bước hợp nhất chúng lại thành một động tác hoàn chỉnh.

Các phương pháp tập luyện tổng hợp

Xuất phát từ 2 vấn đề chính:

- Trong quá trình GDTC không phải tất cả các phương tiện GDTC đều chỉ cho phép sử dụng một phương pháp tập luyện nào đó mà phải sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau.

- Sự thống nhất các đặc điểm của các phương pháp khác nhau trong nhiều trường hợp sẽ tạo nên khả năng đảm bảo sự tương ứng đầy đủ hơn giữa các phương pháp với nội dung của các buổi tập, tạo khả năng điều chỉnh một cách linh hoạt giữa vận động với nghỉ ngơi. Như vậy sẽ giúp cho việc hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động một cách hợp lý hơn.

Vì vậy, trong GDTC người ta sử dụng rộng rãi tổng hợp các phương pháp tập luyện, cụ thể ta có:

• Phương pháp tập luyện lặp lại tăng tiến

Phương pháp tập luyện lặp lại tăng tiến là sự kết hợp luân phiên giữa sự lặp lại một cách ổn định lượng vận động với sự tăng tiến lượng vận động (có thể liên tục hoặc ngắt quãng).

Phương pháp này cho phép đạt tới một tổng khối lượng vận động lớn, do đó tạo nên sự thích nghi mang tính chất cấu trúc và chức năng, tạo điều kiện cho sự hoàn thiện kỹ xảo vận động cùng với sự phát triển các tố chất thể lực.

• Phương pháp tập luyện ổn định biến dạng

Phương pháp tập luyện ổn định biến dạng là phương pháp tập luyện với lượng vận động ổn định nhưng hình thức thực hiện thì khác nhau trong các nhóm bài tập.

Với phương pháp này nó tạo nên những yêu cầu cao đối với cơ thể (khi thực hiện với tốc độ cao) và yêu cầu không cao (khi thực hiện với tốc độ trung bình) làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường.

• Phương pháp tập luyện lặp lại có quãng nghỉ thay đổi

Theo phương pháp này, các thông số cơ bản của lượng vận động (cử ly, tốc độ…) không đổi, nhưng quãng nghỉ thay đổi (tăng dần, giảm dần, tăng giảm hỗn hợp).

Thực ra, đây cũng là phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng, cho nên ý nghĩa của nó cũng như phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng.

Bản chất của phương pháp này là hình thức tập luyện một nhóm các bài tập (các động tác) theo một tuần tự nhất định, sau mỗi nhóm có kết hợp nghỉ ngơi với các thời gian khác nhau.

Chú ý: Trong quá trình tiến hành một buổi tập, người ta thường sử dụng tổng hợp các phương pháp trên hoặc một số nhóm phương pháp nhất định, trong đó phổ biến nhất là hình thức tập luyện vòng tròn (liên tục hoặc ngắt quãng).

Cơ sở của tập luyện vòng tròn là sự lặp lại theo nhóm những bài tập được lựa chọn và hợp nhất lại trong một bài liên hợp cho tương ứng với một sơ đồ nhất định. tập luyện vòng tròn là quá trình thực hiện các bài tập theo thứ tự "các trạm" thay thế- kế tiếp nhau, ở mỗi trạm tập luyện lặp lại một số lần nhất định. Đa số các động tác thực hiện ở "các trạm" có tác dụng mang tính chất cục bộ, nên sự kết hợp các bài tập (động tác) lại nhằm phát triển toàn diện cho cơ thể.

Tập luyện vòng tròn còn có tác dụng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sựu biểu hiện năng lực vận động cao và cảm xúc tốt trong tập luyện.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy thế dục cho học sinh tiểu học - Phần 1 ppsx (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)