- Thảo luận nhóm (30 phút) Câu hỏi thảo luận:
2. Chương trình thể dục tiểu học (ban hành năm 2001)
• Đặt vấn đề
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát các chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 là: “Đưa Đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước CNH, HĐH”.
Để đưa Đất nước ta thực sự trở thành một nước CNH, HĐH phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực. mà nguồn nhân lực lại do chính ngành Giáo dục - Đào tạo thực hiện. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ là đội ngũ giáo viên.
Như vậy, có thể nói rằng: trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông, giáo viên tiểu học và THCS có vai trò rất quan trọng.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, phù hợp với công việc “Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước”. Đổi mới giáo dục là nhiệm vụ rất cấp thiết và quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục và hiệu qủa đào tạo. Mục tiêu của giáo dục - đào tạo hiện nay là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài…”.
Giáo dục trí tuệ phải đi đôi với GDTC. Hai mặt này phải tiến hành song song và quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên sự phát triển toàn diện cho HS. Muốn tiếp thu tốt các tri thức khoa học, con người cần có sức khoẻ tốt… “Sức khoẻ là vốn quý của con người”.
Thực hiện nghị quyết số 40 của Quốc hội khoá X thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu: "Xây dựng nội dung chương
trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ..."
Từ năm học 2000 - 2001, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành chương trình tiểu học và sách giáo khoa lớp 1, trong đó có bộ môn thể dục và được áp dụng đại trà trên phạm vi Toàn quốc từ năm học 2002 - 2003. Cứ như vậy, ở các năm học tiếp theo, áp dụng giảng dạy đại trà chương trình các lớp 2, 3, 4, 5.
2.1. Vị trí, ý nghĩa của môn TD ở tiểu học
Dạy - học TD cho học sinh tiểu học nhằm:
- Trang bị cho HS một số kiến thức, kỹ năng cơ bản, sơ giản cần thiết nhất nhằm rèn luyện tư thế cơ bản đúng, làm giàu vốn kỹ năng vận động, góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực giúp các em sinh hoạt, học tập có hiệu quả.
- Làm quen với một số nề nếp, nội qui học tập, góp phần rèn luyện cho HS nếp sống lành mạnh, vui tươi, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác. Bước đầu biết vận dụng những kỹ năng được học vào trong hoạt động ở trường và ở gia đình.
2.2. Nội dung.
Từ sự thay đổi về mục tiêu đã dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc nội dung chương trình môn thể dục bậc tiểu học và những quan niệm về nội dung học.
So sánh nội dung chương trình GDTC cho HS tiểu học trước đây với nội dung chương trình mới, ta thấy chương trình mới có những thay đổi như sau:
- Lược bỏ những nội dung không khả thi: thể dục thực dụng, múa, võ, nhảy xa.
- Chuyển một số nội dung điền kinh như: chạy nhanh, chạy bền, bật xa, ném bóng trúng đích, đi xa…bằng trò chơi vận động, các bài tập rèn luyện tư thế kỹ năng vận động cơ bản.
- Tăng trò chơi vận động (số lượng, thời gian).
Cụ thể: nội dung chương trình mới có: đội hình đội ngũ, bài thể dục, thể dục rèn luyện thân thể và các kỹ năng vận động cơ bản; trò chơi vận động.
Cấu trúc nội dung chương trình mơí gồm hai phần theo hai nhóm khối- lớp: 1, 2, 3 và 4, 5. *. Nội dung phần “Cứng”: Dạy tương đối đồng loạt (giáo viên có quyền bổ sung, thay thế theo những qui định nhất định).
Ví dụ:
- Bài thể dục đã qui định có động tác a, b khó hoặc không đẹp có thể sửa lại.
- Trò chơi vận động trong sách tiết 1 dạy trò chơi đó, nhưng tiết 2 có thể thay bằng trò chơi khác có mục đích như thế.
Lưu ý: Trong phần đội hình đội ngũ của thể dục, có một số động tác không trùng với đội hình đội ngũ của Đội TNTP, vì đội hình đội ngũ của tổ chức Đội thì căn cứ theo độ tuổi, còn đội hình đội ngũ của TDTT thì theo Quốc gia và Quốc tế.
*. Nội dung “Tự chọn” áp dụng từ lớp 4 - 5 để địa phương tự chọn lựa và cho những trường có điều kiện thực hiện (có giáo viên chuyên trách, cơ sở vật chất tốt).
Để chọn môn TT nào đưa vào giảng dạy cho HS lớp 4, 5 cần căn cứ vào các điều kiện sau đây:
- Năng lực của giáo viên. - Nhu cầu của HS.
- Điều kiện cơ sở vật chất để giảng dạy. - Phong trào và nhu cầu của địa phương.
*. Cấu trúc chương trình theo hướng chú ý rèn luyện tư thế tác phong, sức khoẻ, thể lực cho HS, học mà chơi, chơi mà học.
Bảng: Phân phối nội dung và thời gian môn học thể dục bậc tiểu học
TT Nội dung học Số tiết học/ mỗi lớp
1 2 3 4 5 Cộng
1 Đội hình đội ngũ 6 6 8 10 10 40
2 Bài thể dục 10 12 12 12 12 58
3 Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản ( thông qua các trò chơi vận động)
17 48 46 44 44 199
Cộng: 33 66 66 66 66 297
2.3.. Cách thực hiện chương trình.
- Chương trình cũ: Thực hiện giảng dạy theo chương trình, dạy đúng theo phân phối chương trình của Bộ quy định và sách giáo khoa là pháp lệnh.
- Chương trình mới: Thực hiện nội dung chương trình là bắt buộc (có tính pháp lệnh) còn phân phối thực hiện chương trình có thể thay đổi.
Trong quá trình thực hiên giáo viên có thể dạy đúng theo phân phối chương trình của Bộ, hoặc:
+ Mỗi Quận, Huyện có thể điều chỉnh phân phối chương trình cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc không cắt xén quỹ thời gian và nội dung, được bổ sung và thay thế một số nội dung không phù hợp, sau đó áp dụng thống nhất rút kinh nghiệm hàng năm.
+ Trong mỗi bài dạy có thể đảo hoặc thay thế, bổ sung một số nội dung cho sinh động. Sách giáo khoa (sách giáo viên) là tài liệu để giáo viên tham khảo áp dụng trong quá trình giảng dạy.
2.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Trong mỗi giờ học vẫn nên có kiểm tra bài cũ một cách nhẹ nhàng để động viên, uốn nắn HS học tập (nội dung kiểm tra có thể là lý thuyết (kiểm tra kiến thức), nhưng cơ bản vẫn là kiểm tra thực hiện bài tập (thực hành).
- Kiểm tra nhưng không cho điểm như trước mà chỉ đánh giá kết quả học tập ở 2 mức
“hoàn thành” và “chưa hoàn thành”, theo hướng giúp đỡ cho tất cả HS học tập bình thường đều
" Nhiệm vụ
"1: Toàn lớp nghe giáo viên giảng bài kết hợp đàm thoại (45 phút)
Một số câu hỏi đàm thoại:
1. Cho biết căn cứ xác định mục tiêu GDTC cho HS tiểu học ? 2. Mục tiêu GDTC cho HS tiểu học ?
3. Các nhiệm vụ GDTC cho HS tiểu học ?
4. Đổi mới chương trình giáo dục nói chung và chương trình tiểu học nói riêng có gì thay đổi về mục tiêu của GDTC cho HS tiểu học ?
5. Về nội dung và cách thực hiện nội dung chương trình có gì thay đổi ?
6. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GDTC nói chung và giảng dạy thể dục nói riêng có gì thay đổi ? tại sao ?
" 2: SV tự nghiên cứu tài liệu (15 phút) về chương trình thể dục tiểu học (ban hành
năm 2001)
Tài liệu tham khảo: Chương trình TD tiểu học (ban hành năm 2001)
Thảo luận nhóm (15 phút). Câu hỏi thảo luận:
1.Vị trí, ý nghĩa của môn TD ở trường tiểu học.
2. Nội dung và cách thực hiện nội dung chương trình TD tiểu học năm 2001 3. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả dạy học TD tiểu học ?