Hoạt động tín ngưỡng và lễ hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 62 - 65)

- Võ Thị Diệu cúng 5 hào

2.3.3.Hoạt động tín ngưỡng và lễ hộ

Về hoạt động tín ngưỡng: vào thế kỷ XVIII, khi còn gọi là Võ Miếu, nhân dân vùng đất Vinh cũng như các nơi khác đến vãn cảnh, thắp hương, thể hiện tinh thần thượng võ, ý thức trọng đạo lý, chuộng tín nghĩa, họ mong ở sự giúp đỡ của thần thánh.

Thời Pháp thuộc, đền Nhà Ông được tu bổ khang trang, các nhà tư sản công thương người Hoa, các quan lớn, các bà vợ lấy tây, quan lại và thị dân thành phố Vinh đến vãn cảnh, thắp hương cầu lộc, cầu yên, cầu tài. Vào ngày rằm tháng 7 thường tổ chức tế lễ rước kiệu quanh các phố phường.

Từ năm 1945 và trải qua hai cuộc chiến tranh, nhân dân đi sơ tán, đền ngày càng xuống cấp, người vãn cảnh, thắp hương ít đi. Người trông coi ngôi đền lúc bấy giờ chủ yếu là gia đình ông Từ - tên Cố Bạng. Sau khi ông mất, con gái ông tên là Lan tiếp tục trông coi và hướng dẫn bà con đến thắp hương.

Từ khi đền được xếp hạng di tích văn hoá quốc gia, Sở VHTT Nghệ An và UBND Thành phố Vinh giao cho Trung tâm văn hoá Thành phố quản lý và thành lập tổ bảo vệ đền.

Để tăng cường trách nhiệm bảo vệ và quản lý di tích, đầu năm 1998, UBND Thành phố Vinh giao trách nhiệm trực tiếp cho UBND Phường Hồng Sơn và ra quyết định giao nhiệm vụ cho Ban quản lý di tích điều hành công việc ở đền.

Hiện nay, việc quản lý và bảo vệ di tích đã đi vào nền nếp, ổn định tổ chức, quản lý chặt chẽ. Di tích được tu bổ khang trang, thoáng mát, ngày càng thu hút và tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân khi đến với đền. Phần đông những người đến tham quan và viếng lễ chủ yếu là tầng lớp thanh niên và trung niên, người cao tuổi chỉ chiếm 25%. Nhu cầu của mọi người khi đến đây là để thắp hương, khấn vái, cầu mong các vị thánh thần phù hộ, mang lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Về hoạt động lễ hội: hàng năm đền Hồng Sơn tổ chức ba ngày lễ lớn: - Giỗ Thánh mẫu Liễu Hạnh (3/3 âm lịch).

- Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). - Giỗ Đức Thánh Trần (20/8 âm lịch).

Trong đó, lễ giỗ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm là dịp nhân dân thành phố thực hiện nghĩa cử cao đẹp nhằm tưởng nhớ người anh hùng dân tộc, nhà quân sự tài ba kiệt xuất Trần Hưng Đạo 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông, bảo vệ độc lập cho dân tộc.

Lễ giỗ còn nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của các tầng lớp nhân dân; phát huy và bảo vệ các giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất nước; nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về công tác xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hoá lịch sử trên địa bàn thành phố.

Lễ giỗ bao gồm các nội dung:

- Lễ khai quang: xin các chư vị thần linh, thần chủ cho phép tổng vệ sinh nội, ngoại thất Đền (tắm tượng, lau chùi đồ tế khí, kiệu thần, quét dọn…).

- Lễ yết cáo: báo cáo, xin phép các vị thần linh, thần chủ và Đức Thánh Trần được tổ chức lễ giỗ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đồng kính mời các vị thần linh, thần chủ về dự lễ và phù hộ cho mưa thuận gió hoà, trời quang mây tạnh, lễ giỗ được thành công tốt đẹp.

- Lễ tưởng niệm: tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng với chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước, chương trình biểu diễn võ thuật cổ truyền dân tộc (võ Nhất Nam). Sau đó ổn định tổ chức, thông qua chương trình buổi lễ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và đọc diễn văn tưởng niệm.

- Lễ đại tế: là phần quan trọng nhất của buổi lễ, với ý nghĩa tôn vinh vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược, bảo vệ non sông bờ cõi.

Chương trình tế lễ gồm có: lễ dâng hoa, tiến cỗ, khởi sự tế, phần tế lễ, lễ dâng hương và toạ đàm.

- Lễ tạ: lễ giỗ tổ chức thành công một phần là nhờ vào sự phù hộ độ trì của trời đất, thần linh, thần chủ và đặc biệt của Đức thánh Trần. Trong quá trình tổ chức Lễ có điều gì sai sót xin thần linh đại xá.

Lễ giỗ là hoạt động thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo 3

lần đánh tan quân Nguyên Mông, giữ gìn bờ cõi ở thế kỷ XIII. Qua đó giáo dục truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, khẳng định giá trị lịch sử, giá trị nhân văn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ.

Vào các ngày rằm, mồng một, đặc biệt là 3 ngày tết, rằm tháng giêng, rằm tháng 7, nhân dân thành phố Vinh và các vùng lân cận thường đến thắp hương rất đông với hàng ngàn lượt người. Từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch, có khoảng 300 người có nhu cầu xin được giải hạn, xin sớ, cầu yên… Bên cạnh những hoạt động tín ngưỡng mang ý nghĩa tích cực, vẫn còn tồn tại những hoạt động mê tín, dị đoan, “buôn thần bán thánh”, và một đội ngũ những người tự xưng là thầy (những người này không qua một trường lớp nào). Ban quản lý di tích đã có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, hạn chế những yếu tố không lành mạnh, hướng các hoạt động tín ngưỡng về với cội nguồn dân tộc, giúp quần chúng nhân dân tránh khỏi sự mê muội, sự lãng phí thời gian và tiền bạc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 62 - 65)