Quá trình trùng tu, tôn tạo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 80 - 81)

- Võ Thị Diệu cúng 5 hào

2.5.2. Quá trình trùng tu, tôn tạo

Trong xu thế phát triển của thành phố Vinh hiện nay, khu vực núi Quyết được quy hoạch xây dựng thành Lâm viên Dũng Quyết, trong đó có nhiều công trình quan trọng như Bia dẫn tích, tượng Quang Trung trên núi Kỳ Lân, cột cờ trên đỉnh cao nhất núi Quyết, đền Quang Trung… Ở chân núi sẽ khai thác các trò vui chơi giải trí, xây dựng nhà nghỉ, khách sạn với tiện nghi sinh hoạt hiện đại, khai thác trong lòng núi, xây dựng làng văn hoá, cáp treo qua sông Lam. Khu vui chơi giải trí gồm nhà hát múa rối nước, rạp chiếu phim, khu cắm trại, sân bãi thể thao, bể bơi, cầu trượt nước, thuỷ cung…khu dịch vụ như siêu thị, nhà thuyền…

Trong quần thể di tích Phượng Hoàng Trung Đô còn có Vọng Đài trên đỉnh cao nhất của núi Quyết, là công trình được xây dựng đầu tiên. Về kiến trúc, tường thành được xây dựng thành hình mặt trăng, vừa làm cửa thông gió vừa là biểu tượng cho sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ sáng như vầng nhật nguyệt.

Đứng trên đỉnh núi Quyết có thể phóng tầm mắt ra bốn hướng. Phía Đông là dòng sông Lam hiền hoà, thơ mộng, quanh co uốn khúc như một dải lụa xanh biếc. Phía Đông Nam là dãy núi Hồng Lĩnh trùng trùng điệp điệp, gắn liền với truyền thuyết 99 con phượng hoàng. Phía Tây Nam là núi Lam Thành, dưới chân núi là đất Phù Thạch, từng là lỵ sở của Hoan Châu. Phía Tây Bắc là núi Đại Hải, nơi có mộ tổ của vua Quang Trung; phía Bắc là núi Đô Cấm như bức tường thành che chở cho thành phố Vinh.

Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô là minh chứng cho sự gắn kết mật thiết, keo sơn giữa Nguyễn Huệ - Quang Trung với Nghệ An quê cha đất tổ.

Nội dung Bia trên đỉnh núi Quyết:

Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước, núi Quyết đã là nơi yết hầu trên đường thiên lý xuyên Việt. Vùng này từng là nơi sinh sống của người Việt cổ và chốn đô hội của non nước Hoan Châu. Có thành luỹ của vua Lê chúa Trịnh (1627-1672), có Phượng Hoàng Trung Đô của vua Quang Trung (1/10/1788- 1802), đồn tiền tiêu chống Pháp xâm lược (1885), nơi thành lập Đảng Tân Việt (1928), và là trung tâm của cuộc biểu tình ngày 1/5/1930, mở đầu cho cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Thời kì chống Mỹ cứu nước, đây là một trong những trọng điểm diễn ra những cuộc chiến đấu quyết liệt nhất và đã sản sinh ra 7 đơn vị và 5 cá nhân được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng. Sông Lam - núi Quyết là di tích danh thắng, là niềm tự hào của xứ Nghệ.

Nội dung trên Bia dẫn tích Phượng Hoàng Trung Đô ở khối 3, phường Trung Đô: (Xem Hình 5, Phụ lục)

Mặt trước:

Ngày 3/9 năm Mậu Thân (tức ngày 1/10/1788), Nguyễn Huệ – Quang Trung hạ chiếu xây Phượng Hoàng Trung Đô trên vùng đất giữa núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân này. Thành ngoại hình tứ giác, đắp bằng đất đá, ngoài có hào sâu. Thành nội xây bằng đá ong, gạch vồ. Trong thành nội có toà lầu Rồng và điện Thái Hoà. Vua Quang Trung đã từng nghỉ tại đây vào các thời kì: tháng 10/1789, tháng 5/1791, tháng 1/1792. Ngày 29/7 năm Nhâm Tý (tức ngày 16/9/1792), Quang Trung mất đột ngột, chưa kịp dời đô từ Phú Xuân ra Nghệ An. Phượng Hoàng Trung Đô là di tích của thời đại Quang Trung tồn tại trong lịch sử như một cố đô của đất nước.

Mặt sau:

Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng của dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w