- Võ Thị Diệu cúng 5 hào
2.4.3. Đời sống tâm linh và lễ hộ
Đền thờ vua Quang Trung hàng năm đều đón tiếp 5 vạn lượt khách mỗi năm. Đặc biệt trong 2 năm 2010, 2011 là hơn 6 vạn lượt người. Du khách đến từ khắp mọi miền của đất nước và có cả du khách nước ngoài, trong đó 2/3 du khách là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên. Lượng khách đông nhất thường là vào dịp Tết kéo dài đến tháng 2 âm lịch. Mọi người đến đây để thắp hương, cầu khẩn, tham quan, tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân đối với hoàng đế Quang Trung và triều đại Tây Sơn.
Đền được xây dựng hội tủ đủ các yếu tố tâm linh, phong thuỷ, du lịch… trong đó, yếu tố tâm linh là yếu tố quan trọng bậc nhất của đền thờ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thu hút lượng khách tham quan đến với đền ngày càng đông.
Hàng năm, đền thờ vua Quang Trung đều tổ chức 3 ngày lễ lớn: Ngày 5/1 âm lịch: kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Ngày 29/7 âm lịch: ngày mất của vua Quang Trung.
Ngày 1/10 dương lịch: ngày hoàng đế Quang Trung ra chiếu dụ rời Phú Xuân ra Phượng Hoàng Trung Đô.
Trong đó, ngày giỗ hoàng đế Quang Trung 29/7 âm lịch được coi là quan trọng nhất. Phần lễ bao gồm nghi thức tế lễ, đọc văn tế, lễ dâng hương. Phần hội thường tổ chức thi đấu võ thuật, đấu kiếm, đấu võ tay không, võ cổ truyền Việt Nam, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam, đặc biệt
là triều đại Tây Sơn. Ngoài ra còn có thi kéo co, thi hát dân ca, một đặc sản tinh thần của nhân dân xứ Nghệ.
Mặc dù vậy, các ngày lễ này chưa trở thành lễ hội thường xuyên và có tính kêu gọi quần chúng. Theo Ban quản lý đền thờ vua Quang Trung, năm 2012, ngày giỗ hoàng đế Quang Trung 29/7 âm lịch sẽ được tổ chức có quy mô xứng tầm lễ hội.
Các ngày lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh thân thế, công lao và sự nghiệp của hoàng đế Quang Trung và vương triều Tây Sơn, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của nhân dân ta, thông qua đó nâng cao đạo lý uống nước nhớ nguồn cho mọi người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên. Lễ hội còn tạo ra một phong trào, một động lực để phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
Hình ảnh về hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng như phong cảnh thiên nhiên ở núi Quyết và di tích Phượng Hoàng Trung Đô đã đi vào tâm hồn người dân xứ Nghệ thể hiện qua thơ ca và văn học dân gian [33]:
- Long lanh đá tạc bia vàng
Rồng chầu phượng múa ngai vàng Quang Trung. - Quang Trung “áo vải cờ đào”
Đánh Xiêm, Xiêm chạy, diệt Tàu, Tàu tan. Đất bằng nổi tiếng sấm ran,
Quét bong lũ kiến, sử vàng lưu danh. - Rõ ràng một đấng anh hùng, Một phen sấm dậy quân Thanh chạy dài.
Trước sau chẳng có mấy người Sử xanh chép để giống nòi ghi ơn.
Nguyễn Mộng Lý, một lão Nho ở Nghệ Tĩnh cũng tỏ thái độ ca ngợi vua Quang Trung:
Vì dân vì nước đế Quang Trung, Khâm phục giờ vừa thấy thánh dung Diệt giặc: Xiêm, Tàu thua liểng xiểng Trừ gian: Trịnh, Nguyễn đổ lung tung.
Cơ đồ Hồng Lạc vàng tô chói, Khí thế Tiên Long lửa đỏ hồng Sông núi Nam Giao nhiều vẻ lạ Đời đời sinh mãi đại anh hùng.
Thế giới ca ngợi vua Quang Trung:
Hoàng đế Quang Trung: tướng bách thắng trên đời Hai chín vạn “cháu trời” kinh hồn bạt vía
Tướng tài lừng danh cả loại người kính nể Đòi đất bảy châu xoá lệ cống người vàng.
Linh Sơn núi Quyết
Hoan Châu nức tiếng giải Linh Sơn Mải miết tung bay cánh phượng vờn Hương thiện Kỳ Lân chầu bóng nguyêt Ngàn Tùng reo dậy giải xuân sơn.
Nguyễn Thanh Hải [33]
Nhân kiệt địa linh
Dũng Quyết đất này đẹp tựa tranh Là nơi xứng đáng lập đô thành
Mắt thần hoàng đế Quang Trung chọn Tai thánh La Sơn Phu tử hành
Ra Bắc vào Nam đều thuận tiện Lên rừng xuống biển thật thông hanh Kinh đô xây dựng trên nền Phượng Nguyễn Huệ anh hùng rạng sử xanh.
Hồ Bá Quỳnh [33].