Công tác bảo tồn các di tích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 32 - 35)

Hiện nay, một số di tích trên địa bàn thành phố Vinh bị xuống cấp nghiêm trọng. Vì thế, bảo tồn các di tích là việc làm hết sức cấp bách, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và của toàn xã hội để trả lại diện mạo cũng như giá trị của di tích.

Bảo tồn nhằm mục đích bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích. Bên cạnh việc bảo tồn là việc tiến hành các hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo, gia cố, gia cường, phục hồi, tu sửa cấp thiết di tích.

Năm 1984, Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam ban hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. Ngay sau đó, ngành Văn hoá - Thông tin đã có nhiều biện pháp để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích. Song song với việc triển khai chương trình chống xuống cấp di tích của Bộ Văn hoá - Thông tin, ngành đã tiến hành tổng kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiên thuận lợi cho việc phát huy tác dụng của di tích - danh thắng ở thành phố Vinh. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp phần giáo dục truyền thống dân tộc, chấn hưng văn hoá dân tộc.

Trước khi có Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (1984) và Luật Di sản Văn hoá, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích ở thành phố Vinh đã được chú trọng song chưa thực sự đúng mức. Trên địa bàn thành phố, nhiều di tích do sự tàn phá của thời gian, của chiến tranh nên chỉ còn là phế tích. Ý thức của nhân dân trong việc tôn tạo, bảo vệ, khai thác các giá trị văn hoá là chưa cao. Đầu tư của nhà nước và đầu tư từ nguồn đóng góp của nhân dân cho hoạt động này chưa thực sự thoả đáng.

Thực hiện Luật Di sản văn hoá, ngành văn hoá đã tiến hành phân loại và phân cấp quản lý di tích - danh thắng một cách khoa học, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá,

hiện đại hoá. Để quản lý tốt hơn nữa các di tích trên địa bàn, năm 2002, Ban quản lý di tích - danh thắng Nghệ An được ra đời. Đây là một đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm tham mưu cho ngành văn hoá và chỉ đạo cơ sở trong công tác trùng tu, tôn tạo, khai thác phát huy giá trị di tích - danh thắng ở Nghệ An cũng như ở thành phố Vinh.

Năm 2004, dưới sự chỉ đạo của ngành Văn hoá - Thông tin, công tác kiểm kê các di tích - danh thắng được tiến hành trên toàn tỉnh Nghệ An. Qua đó, hệ thống được số lượng, loại hình, tên gọi, địa điểm phân bố, nội dung giá trị, hiện trạng của hệ thống di tích - danh thắng ở Nghệ An. Tiếp đó, ngành Văn hoá - Thông tin đã xây dựng “quy hoạch tu bổ, tôn tạo, phân cấp quản lý cho từng vùng, miền, địa phương nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác trùng tu, tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích - danh thắng, đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, mở rộng du lịch và giao lưu văn hoá” [24, 9].

Thực hiện chương trình chống xuống cấp di tích của Bộ Văn hoá - Thông tin, bên cạnh nguồn ngân sách do Nhà nước đầu tư, ngành đã tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của với hàng tỷ đồng cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích. Hầu hết các di tích được xếp hạng quốc gia đều có kinh phí chống xuống cấp.

Ngoài ra, việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực một cách thường xuyên cho cán bộ làm công tác di tích cũng được ngành chú trọng. Hàng năm, ngành tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ và những người trực tiếp làm công tác trông coi, bảo vệ di tích.

Nhờ những biện pháp tích cực mà nhiều di tích đã được trùng tu, tôn tạo khá quy mô, có thể chống đỡ với sự tàn phá của thời gian như: đền Hồng Sơn, đền thờ vua Quang Trung, đền Tiên Cảnh…

Tiểu kết chương 1:

Sinh ra trên một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hoá - xứ Nghệ, thành phố Vinh chứa đựng trong lòng nó những chứng tích của lịch sử, những nét văn hóa quý báu được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Và hệ

thống di tích lịch sử - văn hoá là những minh chứng hùng hồn, sinh động cho những trang sử vẻ vang mà đầy đau thương của nhân dân thành phố Vinh. Sự ra đời của các di tích đã làm nên diện mạo của một thành phố đỏ anh hùng. Tuy số lượng di tích không nhiều nhưng lại có đầy đủ các loại hình với đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ, thành cổ, lăng mộ… Hầu hết các di tích đã không còn nguyên vẹn như xưa, có những di tích đã mất đi hoặc trở thành phế tích. Điều quan trọng là các di tích phải được trả về đúng với diện mạo vốn có của chúng. Đó là tài sản quý giá cần được bảo vệ, giữ gìn và bảo tồn lâu dài.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w