- Võ Thị Diệu cúng 5 hào
2. Mặc dù số lượng di tích không nhiều nhưng ở thành phố Vinh, có
một số di tích đã trở nên nổi tiếng không chỉ trong tỉnh Nghệ An mà còn nổi tiếng khắp cả nước như: đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh, di tích Phượng Hoàng Trung Đô, Thành cổ Vinh, làng Đỏ Hưng Dũng… Đó là những di tích tiêu biểu, làm nên diện mạo cho hệ thống di tích trên địa bàn thành phố Vinh. Có được điều đó là xuất phát từ chính những giá trị lịch sử, văn hoá của bản thân mỗi di tích. Các di tích không chỉ là những địa điểm sinh hoạt văn hoá, nơi thoả mãn nhu cầu văn hoá tâm linh của quần chúng nhân dân mà đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, điểm tham quan lý tưởng của du khách gần xa khi đến với thành phố Vinh. Không những thế, các di tích với tư cách là những nhân chứng sống động của lịch sử, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: lịch sử, kiến trúc, xây dựng, khảo cổ học, sinh thái học… Có được điều đó bởi bên cạnh việc trùng tu, tôn tạo, phục hồi lại những yếu tố gốc cấu thành nên di tích thì việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh di tích là rất cần thiết, tạo nên một không gian hài hoà, cổ kính mà trang trọng, yên tĩnh mà trầm mặc, một quần thể di tích - sinh thái - du lịch độc đáo.
Là những địa chỉ sinh hoạt văn hoá tinh thần, các di tích thực hiện chức năng thoả mãn các nhu cầu văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân. Nếu chùa là nơi thờ Phật thì đền là nơi thờ Thánh. Người ta đi đến đền, chùa là để cầu an, phúc, lộc, thọ, tài. Người ta gửi gắm niềm tin, đức tin vào những vị thần, vị thánh mà họ tôn thờ. Đó có thể là những người có công với nước với dân, những anh hùng dân tộc, những danh nhân, vĩ nhân, những người khai canh làng xã. Người ta còn thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn vinh những con người đó bằng cách lập bia tưởng niệm để con cháu mai sau mãi mãi biết ơn và khắc ghi. Đó là một nét đẹp văn hoá, một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, ở đâu đó một vài di tích vẫn còn xuất hiện những hoạt
động mê tín, lợi dụng niềm tin của người dân, đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thiết nghĩ, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, ý thức cảnh giác và tỉnh táo của nhân dân để ngăn chặn, đẩy lùi những hoạt động phi văn hoá. Trên thực tế, những hoạt động này đang ngày càng biến tướng, được thực hiện ngày một tinh vi dưới nhiều hình thức. Do đó, các cơ quan chức năng cần có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ, đi đôi với giáo dục, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân.
Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, nhiều di tích là những điểm tham quan du lịch lý tưởng. Du khách đến với di tích không chỉ được thoả mãn nhu cầu văn hoá tâm linh, tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử, các giá trị lịch sử, văn hoá của di tích mà còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, hoà mình vào không gian yên tĩnh, tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn. Với tầm quan trọng của cảnh quan môi trường, trong quá trình tôn tạo, trùng tu, phục hồi di tích không thể không tính đến yếu tố này. Sự kết hợp giữa nét cổ kính của di tích với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên đã biến những di tích như: đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh… trở thành những điểm du lịch nổi tiếng.