Danh nhân Quang Trung Nguyễn Huệ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 66 - 68)

- Võ Thị Diệu cúng 5 hào

2.4.1.Danh nhân Quang Trung Nguyễn Huệ

Nguyễn Huệ còn gọi là Hồ Thơm, sinh ra trong một gia đình nông dân khá giả tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, nay thuộc thị trấn Phú Khang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Cha là Hồ Phi Phúc, mẹ là Nguyễn Thị Đồng. Tổ tiên Nguyễn Huệ vốn gốc họ Hồ ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, sau di cư về xã Thái Lão, nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Huệ cùng với hai anh là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều được học hành đến nơi đến chốn, văn võ song toàn.

Năm 1771, khi Nguyễn Huệ 18 tuổi, đã cùng anh là Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa trên đất Tây Sơn, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh với khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, gây dựng thanh thế, xây dựng lực lượng, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương, phong Nguyễn Huệ là phụ chính, Nguyễn Lữ làm thiếu phó, xây dựng thủ phủ ở Đồ Bàn. Nhờ có tài năng quân sự, thiện chiến, có khả năng chỉ huy quân đội nên Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc nhiều lần giao cho nhiệm vụ chỉ huy quân lính tấn công vào Gia Định, thành luỹ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Thái Đức, phong Nguyễn Huệ làm Long nhương tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết chế.

Năm 1784, trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Ánh đã sang Xiêm cầu cứu viện trợ. Được tin 5 vạn quân Xiêm - Nguyễn kéo sang nước ta, Nguyễn Nhạc ra lệnh cho Nguyễn Huệ cầm quân mở trận mai phục ở đoạn sông Tiền Giang từ Rạch Gầm - Xoài Mút và giành thắng lợi. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đi vào lịch sử dân tộc như một trong những chiến công hiển hách, một trận quyết chiến chiến lược tiêu biểu, một trang sử vàng của dân tộc, thể hiện tài năng quân sự của Nguyễn Huệ và tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nghĩa quân Tây Sơn.

Lúc này ở Đàng Ngoài, chính quyền vua Lê chúa Trịnh đã trở nên mục nát, Nguyễn Huệ có ý định kéo quân ra Bắc Hà lật đổ chế độ phong kiến Lê –

Trịnh. Được sự mách nước chỉ đường của Nguyễn Hữu Chỉnh. Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân kéo vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh bị lật đổ, trao trả quyền hành cho vua Lê.

Năm 1788, trong lúc chính quyền vua Lê trên đà suy yếu, gặp lúc Lê Chiếu Thống sang cầu cứu nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị dẫn đầu 29 vạn quân Thanh chia làm 4 đạo tiến quân sang nước ta. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Huệ đã làm lễ đăng quang hoàng đế ngày 22/12/1788 (tức 25/11 năm Mậu Thân), lấy niên hiệu Quang Trung và ra quân liền ngay sau đó. Với lực lượng quân đội 10 vạn người, dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ cùng với tinh thần chiến đấu anh dũng của anh em binh lính, chỉ trong 5 ngày đêm, quân Tây Sơn đã đánh bại quân đội của nhà Thanh đông gấp 3 lần, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Những chiến thắng về mặt quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ và quân đội Tây Sơn đã góp phần quan trọng làm chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước, phân tán quyền lực giữa các thế lực chúa Nguyễn, vua Lê, chúa Trịnh, đi đến thống nhất giang sơn về một mối, chấm dứt hai thế kỉ đen tối của lịch sử dân tộc. Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đi vào tâm thức của nhân dân ta với hình tượng người anh hùng áo vải cờ đào, gần gũi mà đáng trân trọng.

Để tưởng nhớ sự nghiệp và công lao vĩ đại của hoàng đế Quang Trung, nhân dân thành phố Vinh đã cùng với lãnh đạo Tỉnh và Thành phố thống nhất xây dựng đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết, nơi Nguyễn Huệ - Quang Trung đã chọn làm đất đóng đô. Bởi núi Quyết hội tụ đủ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Dãy núi phía Tây có hình dáng Long Thủ (đầu Rồng), dãy núi phía Đông Bắc là Quy Bối (lưng Rùa), dãy núi phía Đông Nam gọi là Phượng Dực (cánh Phượng), dãy núi phía Tây gọi là Kỳ Lân (con mèo). Núi Quyết đã làm một nhiệm vụ vĩ đại là cõng trên mình nó một ngôi đền hoành tráng, ngôi đền của một vị hoàng đế, anh hùng giải phóng dân tộc của quê hương, đất nước.

Đền thờ được xây dựng trên núi Quyết vừa để tri ân hoàng đế Quang Trung, vừa tiễn biệt cho hồn thiêng sông núi, hồn thiêng các anh hùng liệt sĩ,

nghĩa quân Tây Sơn khi về với hoàng đế cũng là về với kinh thành xưa, về với đền thờ hoàng đế để được hương khói.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 66 - 68)