Bố cục các công trình kiến trúc của chùa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 35 - 40)

Về kiến trúc của chùa gồm có: cổng Tam quan, sân chùa, lăng mộ, nhà Bái đường, nhà Thượng điện, nhà thờ Phật tổ, nhà Tả vu, nhà Hữu vu và các nhà phụ.

Cổng Tam quan:

Tam quan của chùa có thể dễ dàng quan sát từ đường Phan Đình Phùng và đường Đặng Thái Thân. “Tam quan” nghĩa là ba con đường dẫn tới đường

tu chốn Phật đàn. Cổng lớn nhất gọi là “Linh tự môn”, rộng 3,1 m, hai bên là hai cột nanh có cấu trúc giống nhau, mỗi cột cao 6,25 m, thiết diện hình vuông gồm 3 phần:

- Đế cột: đắp theo kiểu hình chân quỳ, có kích thước: 1,05 x 1,05 x 0,90 m; đế cột tuy cấu trúc đơn giản nhưng chắc khoẻ.

- Thân cột: là 4 mặt hình chữ nhật, kích thước 0,68 x 4,55 m, được đắp nổi các đường chỉ viền xung quanh, rộng 12 cm. Hai mặt đối nhau của mỗi cột có hàng chữ Hán dạng câu đối:

Cột bên trái: Đuốc trí tuệ soi đường bác ái, Cửa từ bi đón khách thập phương. Cột bên phải: - Chân quan thanh tịnh quan

Quảng đại trí tuệ quan. - Bi quan cập từ quan

Thường nguyện thường chiêm ngưỡng.

Nội dung các câu trên muốn nói rằng, cửa chùa rộng mở, đón khách thập phương đến vãn cảnh chùa và nhân tâm đạo đức, trí tuệ là con người nơi cửa Phật.

- Đỉnh cột: trên đỉnh đội hoa sen, cấu trúc gần giống đế cột, cũng đắp hình chân quỳ nhưng 4 mặt, mỗi cạnh đắp 3 đường chỉ chạy song song tạo thành hình vuông, ở giữa đắp nổi hoạ tiết kiểu chữ Triện vuông, kích thước: 0,68 x 0,68 x 0,90 m.

Cách cổng chính mỗi bên 4 m là hai cổng phụ, rộng 1,6 m, cao 2,46 m, đỉnh hình vòm, cấu trúc đơn giản.

Tam quan xây bằng vôi, gạch chỉ. Nối liền cổng chính và cổng phụ là hai bức tường xây phẳng, dài 4 m, cao 1,6 m, dày 0,22 m. Từ cổng phụ kéo dài về hai phía và bao quanh khu vực chùa là bức tường rào cao 1,6 m, dày 0,22 m.

Bước vào cổng Tam quan sẽ bắt gặp một vườn cây hoa trái, tán toả xum xuê. Ở đây bố cục đường ra lối vào vườn cây một cách hợp lý. Từ cổng phụ vào là hai con đường chạy song song vào đến nhà Tả vu và Hữu vu.

Đường được rải sỏi và những hàng cây nhãn, trúc, tre cành lá đan xen che mát quanh năm, tạo cho ngôi chùa một vẻ đẹp nên thơ.

Lăng, mộ:

Từ giữa sân chùa nhìn sang hai bên là hai cái lăng hình tháp tứ diện, có kích thước như nhau. Đó là lăng của Sư ông và Quan thế chí Bồ tát. Mỗi lăng có gắn bia đá và khắc chữ với nội dung:

Bia bên trái: “Tỳ kheo Bồ tát giới phát linh”

Hiệu: Tâm Tường; Tự: Xuân Lạc. Năm sinh: 13 tháng 10 Giáp Tuất.

Năm mất: 23 tháng 10 Quí Mùi. Thọ 69 tuổi. Bia bên phải: “Thập ngàn đại tỳ kheo Bồ tát giới”

Hiệu: Thanh Loan; Tự: Kim Chung. Năm sinh: Đinh Hợi; năm mất: Đinh Hợi. Ở vườn chùa phía Nam có hai dãy mộ được xây đắp chu đáo.

Sân chùa:

Sân chùa cao hơn vườn 0,42 m, có kích thước 12,8 x 11,2 m, xung quanh xây bờ cao 0,2 m. Mặt sân lát gạch nung hình vuông, kích thước 0,15 x 0,15 m và được trồng 9 cây lưu niên thành hàng cân đối. Đó là nhãn, hồng xiêm, ngâu và nay đã cao tới 3,4 m, tán toả rộng che mát gần hết sân chùa. Dưới mỗi gốc cây được xây một vòng tròn có đường kính 1,2 m, cao 0,2 m, vừa bảo vệ cây, vừa tạo cảnh quan cho chùa.

Nhà Bái đường:

Ngôi nhà được nối liền với sân chùa, gồm 3 gian 2 hồi, có diện tích 162,5 m2. Mặt trước về hai phía đầu hồi có hai cột nanh, từ kích thước hình khối đều giống cột nanh ở cổng Tam quan. Riêng phần đỉnh cột, ở mỗi đế chân quỳ có đắp 4 con rồng hướng về 4 phía khá sinh động, tạo cho ngôi chùa thêm phần uy nghiêm, cổ kính.

Nhà có 3 cửa lớn, mỗi cửa rộng 1,8 m, cao 1,9 m, gồm 4 cánh đóng theo kiểu thượng song hạ bản, khung bằng gỗ lim. Trên mỗi cửa có treo bức hoành phi khắc chạm viền xung quanh, nền đen, chữ vàng với nội dung:

Cửa giữa: “Từ thuyền phổ độ”

Dịch: Cửa khắp mọi nơi. Cửa bên trái: “Tam giác viên”

Dịch: Ba vườn của bến.

Cửa bên phải: “ Giác sơ giác không”

Dịch: Trong cõi Phật biết hoặc không.

Trước đây, nhà lợp bằng ngói mũi hài. Bờ giải của mái chùa uốn cong với bờ nóc đều đắp rồng, nghê (bờ giải) “rồng chầu mặt nguyệt” (bờ nóc). Phần gỗ toàn loại tốt và chạm khắc tinh vi (hoa sen, hoa văn sóng nước). Do chiến tranh tàn phá, nay chỉ còn một số đường hoành tải bằng gỗ tròn bào nhẵn, đường kính 12 cm, dài 2,5 m. Qua nghiên cứu về kiến trúc đền chùa thì kiểu vì kèo theo kiểu giá chiêng, hoành tải tròn thuộc kiến trúc thời Lê.

Nhà Thượng điện:

Nối liền với nhà Bái đường là nhà Thượng điện thông với nhau theo kiểu chữ T. Nhà kiến trúc kiểu giá chiêng (vì kèo) gồm 3 gian, 3 hàng cột (6 cái) đỡ phần mái, nối với nhau bởi các xà thượng. Cột dài 3,5 m, đường kính 0,25 m. Do chiến tranh tàn phá nên nhà nguyên gốc không còn. Nhưng từ khâu đầu, hoành tải và một số cột hiện có, ta thấy rõ các hoạ tiết chạm khắc cũng như ngói lợp theo kiểu kiến trúc tôn giáo thời Lê.

Để thoả mãn nguyện vọng của nhân dân và du khách xa gần về chiêm ngưỡng, nhà sư cùng các phật tử và các nhà hảo tâm tự nguyện góp tiền của, công sức, nguyên vật liệu để tu sửa nhà Thượng điện. Tuy không hoàn toàn giống nhà Thượng điện trước đây nhưng vẫn giữ được phong cách cổ kính chốn thiền môn.

Hai bên hồi nhà Thượng điện có cửa thông với nhà Tả vu, Hữu vu và nhà thờ Phật tổ (phía sau). Cấu trúc ngôi nhà này theo hình chữ khẩu, tạo thành một không gian lộ thiên. Đó là sân sau chùa, có kích thước 15,2 x 13,8 m, một khuôn viên đầy hoa thơm và cây cỏ. Đây chính là nơi du khách nghỉ ngơi và tiếp tục chiêm ngưỡng cảnh chùa ở nhà Tả vu, nhà Hữu vu và nhà thờ Phật tổ.

Nhà thờ Phật tổ:

Nhà có diện tích 76 m2 (15,2 x 5 m). Nhà gồm 5 gian, từ kèo trở lên bằng gỗ thường, lợp ngói dập, kiến trúc đơn giản. Ba gian giữa dùng cho việc thờ cúng đức Phật tổ, các vị sư đã đi trọn đường tu, an táng trong vườn chùa và các hương linh quy y về chùa. Hai gian còn lại dùng làm nơi sinh hoạt của những người làm công đức cho nhà chùa.

Nhà Tả vu:

Nhà có diện tích 71,5 m2 (13,8 x 5,1 m). Nhà gồm 4 gian gác tường, vì kèo nguyên, có một số hoành tái bằng gỗ tròn, sau chiến tranh có sửa lại nhằm phục vụ yêu cầu sử dụng nên có phần đơn giản. Đây là nơi tiếp khách và trưng bày các kỷ vật lưu niệm. Gian giữa là bàn thờ Bác Hồ, ảnh chân dung được lồng khung kính, đặt trong long ngai sơn son thiếp vàng. Phía trên treo bức hoành phi: “Phượng lạc ngã tĩnh”, nghĩa là: Ta thường vui trong những lúc thanh tĩnh. Trên tường treo bằng khen của Trung ương, Tỉnh tặng nhà sư Thích Diệu Niệm và các bài thơ do nhà sư sáng tác.

Nhà Hữu vu:

Về kiến trúc giống nhà Tả vu. Ba gian dùng làm nơi trưng bày tranh ảnh về lịch sử đức Phật Thích Ca từ lúc ra đời cho đến ngày nhập niết bàn, tiểu sử đức Phật Thích Ca và những câu đối nói về Phật pháp.

Bức hoành phi treo ở gian giữa: “Giác ba hoa khai”. Dịch: Về cõi Phật hoa nở. Câu đối treo hai bên:

- “Quốc danh cực lạc cảnh chân canh tra truy huyền”. - “Phát hiện Di đà pháp giới tuỳ thân tuỳ xứ hiện”.

Dịch:

- Nước cực lạc cõi riêng huyền ảo hiễn Di đà. - Phép tàng hình tuỳ có nơi hiện nơi không.

Gian liền với nhà Phật tổ dùng làm nơi ở của nhà sư Thích Diệu Niệm.

Phía Bắc nhà thờ Phật tổ là dãy nhà 5 gian xây gạch lợp ngói, dùng làm nơi ở của những người già không nơi nương tựa và các cháu mồ côi (3 gian). Phần còn lại dùng làm nhà bếp.

Mặt bằng tổng thể và kiến trúc tuy đăng đối, khép kín mà vẫn không nặng nề, không mất đi vẻ thanh cao, thoáng mát. Đó là mẫu mực, tiêu chuẩn kiến trúc tôn giáo của những ngôi chùa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w