Các công trình kiến trúc và văn bia

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 57 - 62)

- Võ Thị Diệu cúng 5 hào

2.3.2. Các công trình kiến trúc và văn bia

Hiện nay, di tích đền Hồng Sơn có 19 công trình kiến trúc với quy mô khá đồ sộ, bao gồm cổng chính, cổng phụ, tường bao quanh, hồ bán nguyệt, tam quan tắc môn, hai nhà bia, hai cột nanh, sân ngự uyển… Đặc biệt, các công trình: Thượng điện, Trung điện, gác chuông, gác trống, hai cột nanh, tháp miếu hộ pháp, các bia đá, hồ bán nguyệt… được tôn tạo từ thờ Nguyễn, còn một số công trình khác được tôn tạo sau này, như nhà Hạ điện mới hoàn thành năm 1988 từ nguồn kinh phí Nhà nước và nhân dân công đức cho đền.

Hai cột nanh: phía trên có đèn nên vừa là cột nanh, vừa là cột đăng; cột

cao, lớn và rỗng, có bậc lên thắp đèn. Người đi ngoài sông Cửa Tiền có thể nhìn thấy ánh sáng của ngọn đèn toả sáng và thấy vững tâm hơn trong đêm tối sông nước mênh mông.

Hồ bán nguyệt: bước vào đền, có thể bắt gặp ngay hồ bán nguyệt n»m

trước cổng Tam quan, tạo nên một cảnh quan, một không gian đẹp, vừa có tác dụng điều hoà không khí, vừa có ý nghĩa như cái gương soi. Trong hồ có hòn non bộ tạo nên chiều sâu, tĩnh lặng, thư thái. Hồ có mạch nước ngầm không bao giờ ngừng chảy dù hạn hán lâu ngày.

Cổng Tam quan: Nền tam quan cao hơn mặt sân 0,65 m. Cũng như ở

các di tích khác, tam quan gồm 3 cổng (1 cổng chính ở giữa và 2 cổng hai bên). Phía sau cổng chính là tắc môn, cửa chính chỉ mở trong những ngày đi lễ.

Nhưng ở đây, tắc môn xây vào vị trí cổng chính nối liền hai cổng phụ hai bên, xây theo lối hai cánh cửa khép, nên ra vào đền, ta chỉ có thể đi bằng cổng phụ.

Nhà bia bên trái: Bia bằng đá xanh, khắc chữ Hán Nôm, trán bia khắc

hoa văn lưỡng long triều nguyệt. Bia rộng 0,75 m, cao 1,02 m. Nội dung bia ghi việc trùng tu xây dựng đền vào năm Minh Mệnh 12 (năm 1831) .

Sân ngự uyển: Bước vào cổng Tam quan là sân ngự uyển, lát gạch bát

tràng. Sân trồng nhiều cây xanh, đặc biệt có những cây sanh, cây đại với tuổi thọ hàng trăm năm tuổi, đã gắn liền với lịch sử phát triển của đền, như những người bảo vệ cho sự bình yên nơi chốn linh thiêng. Sân ngự uyển là khu vực hội tụ của du khách khi đến tham quan, chiêm ngưỡng, tìm hiểu về di tích và cũng là nơi tổ chức lễ hội trong những ngày lễ quan trọng của đền.

Gác chuông: Nằm ở bên phải sân ngoài, có giá treo chuông cố định.

Chuông này vốn là của Văn Miếu trấn Nghệ An chuyển vào đây lưu giữ. Chuông đồng nặng 522 kg, đường kính đáy 0,71 m, thân chuông cao 1 m, chu vi thân 1,82 m, chuông có đúc nổi chữ Hán.

Nhà Trung điện: Trung điện có diện tích 65 m2. Phía trước Trung điện là sân trong, nối Hạ điện và Trung điện, sân có diện tích 31 m2 để lấy ánh sáng trời và điều hoà không khí khi Trung điện và Hạ điện nghi ngút khói hương. Trung điện là ngôi nhà có chiều cao hơn cả so với toàn bộ khu di tích. Có thể nói, Trung điện là điểm nhấn sáng giá nhất của công trình kiến trúc thời Nguyễn. Mái trồng diêm, chắc khoẻ mang tính đền chùa, các cột cái to với chất liệu gỗ quý, được sơn son thiếp vàng với đường nét tinh xảo, các mô típ tứ linh tứ quý. Trần nhà bằng gỗ sơn son. Những hoạ tiết ở cột nhà, trần nhà đã chứng tỏ tầm cỡ người được thờ và sự uy linh đã được các triều đại phong kiến công nhận.

Nhà Thượng điện: có diện tích 102 m2, là toà nhà 4 mái có tầng lầu. Mái được uốn cong 4 góc. Trên nóc có đắp nổi hình lưỡng long triều nguyệt, 4 bên mái cong đắp hình Nghê - Phượng. Các cột cái to với chất liệu gỗ quý, kiến trúc chắc khoẻ, đảm bảo tính khoa học kỹ thuật. Cả hai ngôi nhà Trung điện và Thượng điện có tuổi thọ gần 200 năm.

Hai nhà Hậu hiền bên phải và bên trái được xây dựng sát cạnh Trung

điện, Thượng điện có kiến trúc hẹp chiều ngang nhưng dài, sâu hun hút, tạo nên sự uy nghiêm và hài hoà trong quần thể di tích, đồng thời tạo thế vững chắc bảo vệ phía ngoài của Trung và Thượng điện.

Sau nhiều biến cố lớn lao của lịch sử dân tộc, di tích đền Hồng Sơn ngày nay trở thành nơi hội tụ của các đạo như: đạo Phật, đạo Giáo, đạo Khổng, đạo Mẫu, đạo thờ cúng tổ tiên, đạo thờ Thành hoàng bản cảnh từ nhiên thần đến nhân thần. Đó cũng là đặc điểm thường thấy hiện nay ở nhiều đền miếu Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng.

Bài trí tượng pháp: Trước đây, việc bài trí tượng pháp và đồ thờ trong

đền chưa sắp xếp một cách khoa học như bài trí tượng pháp dư thừa, trùng lặp, chưa đúng vị trí. Câu đối, đại tự đặt không đúng nơi vị thần được an toạ, đặc biệt là không phân biệt được vị thần chủ và các vị phối thờ, sẽ ảnh hưởng đến yếu tố văn hoá khoa học, vừa ảnh hưởng đến tâm linh, gây phản cảm đối với khách tham quan khi đến tìm hiểu và chiêm ngưỡng di tích.

Để khắc phục những tồn tại trên, UBND thành phố Vinh và Ban quản lý di tích đền Hồng Sơn thấy cần thiết phải sắp xếp lại tượng pháp và tế khí cho phù hợp với truyền thống khoa học và được Ban quản lý Di tích danh thắng - Sở Văn hoá thông tin Nghệ An chấp thuận. Ngày 16/12/2005, Hội đồng khoa học bảo tồn bảo tàng của Sở VHTT Nghệ An đã tán thành, duyệt chọn lựa một trong ba phương án sắp xếp lại tượng pháp, tế khí ở di tích đền Hồng Sơn. Phương án bài trí lại tượng pháp và đồ tế khí đã được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả, nhân dân rất đồng tình. Nội dung chủ yếu đã bài trí sắp xếp lại tượng pháp ở ba cung thờ chính được chia thành 3 dòng tương đối rạch ròi:

Tại nhà Thượng điện có thể gọi là cung đạo giáo, thờ những vị tiêu biểu của Đạo giáo Trung Hoa.

Bàn thờ chính giữa (trong cùng) gồm tượng Quan Thánh Đế quân (Quan Vân Trường), hai bên là tướng Châu Xương - Quan Bình. Phía ngoài bàn thờ treo hai câu đối, dịch nghĩa như sau: “Mặt đỏ giữ lòng son, cưỡi ngựa

xích thố trung phong khi rong ruổi không quên vua Hán”, “Sử xanh đối đèn xanh, cầm đao thanh long yễn nguyệt nơi khuất kín không thẹn trời xanh”.

Bàn thờ giữa (bên ngoài) gồm tượng Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào - Bắc Đẩu.

Bàn thờ bên tả (phía Đông) gồm tượng Trung thiên tinh chúa và hai tượng tả hữu.

Bàn thờ bên hữu (phía Tây) gồm tượng Thái thượng lão quân và tả văn, hữu võ.

Bàn thờ xây hai bên, sát cửa vào Thượng điện, một bên trưng bày các bài vị bách gia trăm họ và bức tượng đá có khắc chữ: “Lão Lâm tri chinh phục núi rừng”; một bên trưng bày mũ miễn tế lễ của các vị tướng.

Hai bên ngoài thềm của Thượng điện đặt hai tượng lớn đứng gác là hai vị thần Thanh tra và Giám sát.

Tại nhà Trung điện:Bàn thờ tập trung ở chính giữa điện:

Bàn thờ trong cùng thờ Hùng Vương, người có công dựng nên đất nước Việt Nam.

Bàn thờ thứ 2 (từ trong ra) thờ tượng Đức thánh Trần, Yết Kiêu và Dã Tượng.

Bàn thờ thứ 3 thờ hai vị tướng nhà Trần là Trần Bình Trọng và Phạm Ngũ Lão.

Bàn thờ thứ 4, đặt ở phía Đông Trung điện là nơi thờ Đệ nhị Vương cô (con gái Đức thánh Trần và là vợ Phạm Ngũ Lão) cùng hai thị nữ.

Phía trên hai cột cái có bức cuốn thư chạm trổ rất đẹp với 4 đại tự

“Nam quốc vĩ nhân”, dịch nghĩa: “Vĩ nhân nước Nam”, nội dung này nhằm ca ngợi Đức thánh Trần.

Tại nhà Hạ điện: thờ ở 3 dòng:

Dòng giữa: Bàn thứ nhất (trong cùng) thờ tượng Tứ phủ vạn linh (4 vị thần cai quản đất trời). Bàn thứ 2 (từ trong ra) thờ 3 tượng Tam toà Thánh Mẫu.

Dòng tả (phía Đông) thờ 3 tượng: Bạch y công chúa và hai Thị nữ. Bàn thứ 2 (từ trong ra) thờ Ông Hoàng Mười và hai Thị vệ.

Dòng hữu (phía Tây) là cung Sơn Trang, thờ 15 tượng thần trong động Sơn Trang.

Hai bên ngoài thềm nhà Hạ điện là hai tháp miếu hộ pháp: Tả linh quan, Hữu linh tướng để bảo vệ đền. Hai pho tượng to hơn người thật, trông rất oai vệ. Quan văn mặc áo phượng, quan võ mặc áo hổ, biểu hiện sự linh thiêng. Quyền lực của hai vị là kiểm soát và cho phép khách thập phương vào đền. Về phần âm, hai vị hộ pháp ngăn giữ các vong linh khác không được thờ phụng và ngũ quỷ không cho vào đền.

Hữu Hậu Hiền: Bàn trên cùng thờ 3 tượng: Tam Thế Phật. Bàn dưới thờ tượng Cửu long, Phật và Quan Thế âm Bồ Tát.

Tả Hậu Hiền: Là cung bản mệnh (các con nhang đệ tử gửi gắm thần linh chăm lo bản mệnh cho họ). Bàn trên thờ 3 tượng Mẫu. Bàn dưới thờ 5 tượng Chầu.

Văn bia:

Bia ghi việc sửa chữa đền thờ Quan phu tử [11, 120]:

Bia đặt tại đền thờ Hồng Sơn, văn bản bia là một nhưng bia có hai tấm. Bia bên phải, thân bia 106 x 68 cm, trán cao 23 cm, đế bia 113 x 52 cm. Bia bên trái, thân bia 100 x 74 cm, trán cao 23 cm, đế bia 110 x 46 cm. Cả 2 bia trang trí tương tự nhau. Trán bia hình vòng cung có lưỡng long chầu nguyệt và khắc mấy chữ: Trùng tu Quan phu tử miếu bi ký. Hai bên mép bia đều

trang trí hoa văn hình lá sen và đường triện. Đế bia làm theo kiểu hương án chân quỳ. Bia đặt trong nhà bia, một bên khắc văn bia, một bên khắc những người có lòng bỏ tiền của cúng vào việc sửa chữa.

Bản dịch:

Đất Hoan Châu nhiều dấu linh thiêng. Phía Đông Nam thành (Nghệ An) riêng có đền thờ Hán Thọ đình hầu phu tử xây cao chót vót. Đền này do quan phiên trấn Nguyễn công Đình Hưng xây dựng năm Minh Mệnh mười hai (1831), linh thiêng chói lọi nguy nga, chính khí vẫn còn không bao giờ mất. Thành Thái,

xuân Giáp Thìn (1904), Chế đài trước là Liên Đình Tôn Thất Lạc đến yết đền, cảm khái về nỗi xưa nay, có nói cùng bạn đồng thanh rằng: quốc triều ta đạo thần tranh tối tranh sáng. Nghĩa liệt nghìn thu nghi ngút muôn đời, không tráng lệ không thống nhất chí dân, mà cần trọng uy linh vậy. Ta mưu tính nên sửa lại, xin triều đình chi cho của, nhiều đồng chí giúp đỡ tiền. Bấy giờ quan thự phủ lĩnh chức phiên trấn là Đoàn quân tự là Manh sung chức thương tá của tỉnh, đem lương thêm cho và đôn đốc công việc, nên quy hoạch nhiều thể chế, đến cuối hạ Ất Mùi (1905) làm xong. Ông vui được phận giữ chức thu quan nên Phác này đôn đốc thay. Đất này được lòng người. Đồng liêu gọi thợ giúp gỗ, sửa tiếp đến hành lang, rèm sơn màu xám, vàng, đỏ. Ngoài tường pháp cung xây gạch làm cửa. Cửa chia tả hữu đều theo kiểu cách mới. Trước mặt có đất hoang một mẫu cho trồng cây tốt, có giàn hoa nổi tiếng, rào sắt, xây đá qua hai mùa rét, nóng thì xong. Từ khi hiển thánh ở núi Ngọc Tuyền, người người đều thờ, nhà nhà cầu chúc, nhà nước ghi vào lệ được tế, miếu thờ khắp thiên hạ. Một đền dựng lên, khen chê nặng nhẹ, nhưng theo thiên lý và dân tình cảm khái, có thể không đừng được, cho nên ghi vào đá trong trắng để mãi mãi lâu dài. Không giám nói rằng, thành với dân mà cho là mượn sức ở thần. Còn như tiếng tăm của phu tử vang dội lịch sử dân Châu Á, việc làm bia đá vì ức muôn đời sau. Nay lược bỏ không nói hết. Có bài minh, lời rằng:

Rực rỡ miếu đình,

Quay mặt ra sông, Quỳ lưng vào thành. Linh ứng lừng lẫy Đại danh Hán hầu. Miếu mạo như xưa Thờ cúng phân minh. Núi Hồng, sông Lam Thanh cao mông mênh.

Duy Tân năm thứ ba (1909) tháng hai, ngày lành. Thự hiệp biện đại học sĩ lĩnh Nghệ Tĩnh Tổng đốc Trần Đình Phác, tuần phu lĩnh Nghệ An bố chính sứ Đoàn Đình Lan, Thự đề đốc lĩnh Nghệ An lãnh binh Bùi Hữu Phú, Nghệ An án sát sứ Đào Phan Duân, đều cung kính ghi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở thành phố vinh, nghệ an (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w