Liên kết ý nghĩa các sự kiện trong xung đột nội tâm và bi kịch tự ý thức

Một phần của tài liệu Loại hình truyện kể (qua văn xuôi việt nam 1930 1945) (Trang 94 - 99)

Trong văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX có một loại hình truyện kể hầu như chưa thấy xuất hiện trong văn học dân gian, trung đại, đó là những truyện đảo lộn trật tự thời gian của các sự kiện, nhằm chuyển chú ý của người đọc từ sự việc sang nội tình bên trong của nhân vật. Kiểu truyện này vẫn thường được gọi là truyện tâm lý. Nếu ở truyện ngắn ở các thời kỳ văn học trước, các sự kiện luôn giữ vai trò chính yếu thì đến đầu thế kỷ XX đã xuất hiện những truyện mà sự kiện trở nên mờ nhạt, ý nghĩa truyện nhiều khi không còn nằm ở cốt truyện mà nằm ở cách kể, cách sử dụng các chi tiết truyện để miêu tả nội tâm, miêu tả thế giới cảm giác của con người về cuộc sống. Những tác phẩm tiêu biểu có cốt truyện tâm lý giai đoạn văn học này như Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Cô hàng xén, Hai đứa trẻ

(Thạch Lam), Sống mòn, Đời thừa, Giăng sáng, Lão Hạc (Nam Cao).... Có thể khẳng định, với sự xuất hiện kiểu truyện này, những dòng cảm xúc, nội tâm, những vui buồn, băn khoăn, trăn trở, hờn giận, nhớ mong, hạnh phúc... của con người đã được trải rộng ra trên từng trang giấy. Nếu chỉ có kiểu truyện truyền thống nặng về các sự kiện xã hội thì chắc những dòng nội tâm đó không được giãi bày nhiều đến như thế.

Một đặc điểm nổi bật trên phương diện thể loại của loại hình truyện kể bi kịch 1930 - 1945 là nhóm truyện tâm lý. Những tác phẩm của Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng... đã phản ánh chân thực, rất thành công đời sống tinh thần con người trước cách mạng, những góc khuất trong tâm trạng, bi kịch về tinh thần của những con người khát khao sống, khát khao cống hiến tài năng cho xã hội, đất nước. Xung đột chính được thể hiện trong các tác phẩm này là xung đột giữa con người với môi trường và hoàn cảnh sống. Ở mảng truyện viết về người nông dân trong các sáng tác của Nam Cao, kiểu xung đột này đã đẩy con người vào bi kịch tha hóa về nhân cách thì trong những sáng tác viết về người trí thức tiểu tư sản, nó lại đẩy con người vào bi kịch sống mòn, không lối thoát. Những tác phẩm Sống mòn, Đời thừa, Giăng sáng, Nước mắt... đều là những bi kịch thấm đẫm tinh thần

cơm ghì sát đất” mà suốt đời họ lỡ hẹn với tương lai. Tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao không lôi cuốn người đọc ở một cốt truyện hấp dẫn bề ngoài mà ở sự phân tích tâm lý sâu sắc, sự quan sát miêu tả tinh tế chân thực, ở chất suy nghĩ sâu lắng nhiều ý vị triết lý bên trong. Những sự kiện của Sống mòn rất đa dạng, phong phú và sinh động nhưng hầu hết chỉ để nói những điều tầm thường, vặt vãnh trong cuộc sống đời thường như chuyện mắm, muối trong các bữa cơm hàng ngày mà Oanh nấu cho Thứ và San; tính keo bẩn, thớ lợ của Oanh; những tính toán thiệt hơn hết sức nhỏ nhặt... “Một buổi sáng, trong lúc đánh răng, y bỗng tính ra rằng, mỗi tháng nguyên về hai lớp của y, người thu được tám muơi đồng. Y chỉ được một phần tư. Còn sáu mươi đồng nữa thì vào đâu? Tiền nhà mười bảy đồng, tiền thằng ở độ sáu đồng, thì nó còn làm đến trăm việc khác cho Oanh chứ riêng gì về việc trường đâu; tiền phấn bảng độ vài đồng…” “Thứ tính ra rằng họ đưa như vậy thì cả hai người mới được bốn hào, chưa đến năm hào, độ bốn hào với sáu xu, già sáu xu gì đó…” [12; 80- 84]. Qua những điều “vặt vãnh” như thế, truyện như được giãn ra, dàn trải đến mức cảm tưởng nhàn nhạt mà không có biến cố đặc biệt. Nhưng chính cái tầm thường, vặt vãnh ấy lại có ý nghĩa sâu sắc trong việc bộc lộ trường liên tưởng. Sự tính toán của Thứ là xuất phát từ những nguyên nhân “chính đáng” khi mà Oanh bóc lột sức lao động của anh và San, bao nhiêu tiền dạy học thu được cô đều đút vào túi mình. Sâu xa hơn đó là hoàn cảnh hiện thực khó khăn, tăm tối đã “tầm thường hóa” những nhân cách “khả kính” của những trí thức nghèo vật chất mà giàu tự ái và sĩ diện. Chất liệu hiện thực ở đây là hệ thống các sự kiện phong phú nhưng hầu như không có nghĩa, không có mối liên hệ với nhau bằng các quan hệ nhân - quả thông thường, không hoàn tất việc tạo “quả” cho những sự kiện có “nhân” như một chu trình khép kín hoàn thiện mà là một quá trình chưa xong xuôi, mang tính chất để ngỏ. Kết cấu đan xen giữa quá khứ với hiện tại, đảo lộn thời gian diễn tiến, không có khả năng tạo cốt truyện như các mạch truyện truyền thống nhưng lại phù hợp với mạch suy ngẫm, hồi tưởng.

Kiểu tổ chức truyện Đời thừa, Giăng sáng, Những chuyện không muốn viết, Nhỏ nhen... đều được được kiến tạo theo những hình thức như thế. Sự kiện,

biến cố ít, cốt truyện cũng khá sơ lược nhưng đời sống tâm hồn của nhân vật được nhà văn biểu hiện tinh tế, sâu sắc. Đời thừa là câu chuyện chỉ xoay quanh những va chạm trong cuộc sống hàng ngày của hai vợ chồng nhà văn nghèo. Thế nhưng, từ những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở có những lúc rất vô nghĩa, vô lý của nhà văn Hộ, Nam Cao đã đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc – đó là vấn đề cá

nhân và xã hội, lý tưởng và hiện thực, nghệ thuật và tình thương... Xung đột bi kịch trong Đời thừa là một xung đột kép. Nhân vật Hộ có một khát khao rất chính đáng và cao cả đó là đem tài năng văn chương của mình xây dựng một sự nghiệp sáng chói, viết được những kiệt tác để đời, “vượt lên trên mọi giới hạn” “ca tụng tình thương, lòng bác ái” và “làm cho người gần người hơn”. Nhưng vì miếng cơm, manh áo mà anh phải viết những thứ vô vị, nhạt nhẽo, tầm thường hoàn toàn mâu thuẫn với quan điểm của anh “cẩu thả trong bất cứ nghề gì đều là bất lương, cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” [13; 254]. Xung đột ấy chuyển vào bên trong, trở thành xung đột nội tâm hết sức gay gắt. Bi kịch vỡ mộng văn chương khiến anh tìm đến rượu và bao nhiêu tủi hờn lại chút lên đầu vợ con. Thêm một lần nữa anh lại vi phạm chính nguyên tắc sống “tình thương” của mình. Mâu thuẫn bên ngoài đã tích tụ, biến thành bầu khí quyển ngột ngạt, như đầu độc khiến nội tạng, khí quan con người đau đớn, quằn quại. Nhân vật tự phân thân mình, tự đau đớn trên từng mảnh thân nhàu nát của mình. Cũng như thế, nhân vật Điền trong Nước mắt muốn sống lịch sự, hào phóng nhưng sự nghèo túng buộc anh phải chi li, tính toán. Muốn sống đàng hoàng, thanh thản, hạnh phúc nhưng hoàn cảnh lại luôn xô đẩy anh vào tình trạng cứ phải sống trong dằn vặt, tàn nhẫn. Những cái tưởng như nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày lại có thể dày vò, hành hạ, đày đọa và từng từng làm xói mòn đời sống tinh thần của con người “Hắn tưởng có thể òa khóc lên được. Chao ôi! Chẳng là gì cả... Đó chỉ là những cái rất tầm thường, chẳng đáng cho một người cao thượng phải quan tâm: Sự đói nhọc... Một chút lòng khinh của một người chẳng hiểu mình... Nhưng điền cực lắm. Hắn thấy một lớp buồn tủi nữa vừa chất thêm vào lòng” [13; 309].

Không phải đệ tử “cửa Khổng sân Trình”, không có chút chữ nghĩa như những trí thức giàu hoài bão, nghèo vật chất, nhưng Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên, một lão nông tri điền “thứ thiệt” cũng gánh lên đời mình một bi kịch rất nhân văn - bi kịch “giữ trọn thiên lương”. Suy nghĩ, dằn vặt không phải là “sở trường” của lão. Vậy mà, lão lại quằn quại bởi chính suy nghĩ, đấu tranh gay gắt, quyết liệt trong nội tâm. Bề ngoài lão có vẻ gàn dở, lẩm cẩm thậm chí còn bị nghi là tham lam, dám đánh bả trộm chó. Ít người như ông giáo nhìn được bề sau, bề sâu để thấy được bản chất nhất mực lương thiện, nhân hậu, vị tha và đức hi sinh của lão. Lão Hạc là người có ý thức sâu sắc về đạo đức cá nhân, kiên quyết giữ cho bằng được thiên lương. Thiên lương của lão Hạc là ở chỗ “luôn luôn tự xóa mình đi trong tương quan chồng vợ, cha con: mảnh vườn thì do vợ tậu, con chó thì của con mua.

Lão không tự cho mình sở đắc một cái gì cả, và sự xóa mình có ý thức ấy là một đặc điểm quan trọng nhất quán trong tính cách lão Hạc để dẫn đến sự lựa chọn cuối cùng của đời lão. Một đức hi sinh lớn lao trong từng nếp nghĩ, đã thành lẽ sống ơ đời. Nó còn hơn cả lòng tự trọng và sĩ khí. Nó là sự quên mình cho một cái gì khác...” [152; 282- 283].

Mẫu thuẫn cơ bản trong Chí Phèo là mâu thuẫn giai cấp. Tuy nhiên Chí Phèo không chỉ là kiểu truyện hành động với những sự kiện kịch tính mà còn là

kiểu truyện tâm lý - ý thức. Trong đó, hành động không phải là cái quan trọng nhất mà nhà văn muốn hướng đến. Cái mà nhà văn lưu tâm sắp xếp, miêu tả chính là sự tự ý thức của nhân vật về con người và bi kịch cuộc đời của mình. Các sự kiện, biến cố trong đó không thiên về hành động mà thiên về nhận thức. Chí Phèo chửi đổng ở đầu tác phẩm thể hiện sự lờ mờ ý thức của hắn về số phận của mình; sau lần “gặp” Thị Nở, Chí lại suy nghĩ về cuộc đời của mình, dậy lên khao khát được làm người lương thiện; khi xung đột phát triển đến cao trào cũng được Nam Cao miêu tả ở sự suy ngẫm, tự thức tỉnh của Chí Phèo về thân phận mình. Vì là kiểu truyện tâm lý – ý thức nên lợi thế của Nam Cao trong việc thiết kế mạch truyện là ông có thể tự do đảo lộn trật tự thời gian trong quá trình kể chuyện để dễ dàng bộc lộ nội tâm và tâm lý nhân vật một cách tự nhiên mà không gặp sự trở ngại nào. Hầu hết các nhân vật quan trọng trong truyện đều được nhà văn miêu tả tâm lý, suy tư rất phong phú, sắc sảo. Sự diễn biến của nội tâm nhân vật đã trở thành yếu tố chủ yếu dẫn dắt mạch truyện và nghiễm nhiên nó đã biến thành một trong những yếu tố hình thành cốt truyện. Sự kết hợp của việc đảo lộn trật tự thời gian tuyến tính của các sự kiện, di chuyển điểm nhìn, khai thác sâu tâm lý nhân vật đã tạo cho nhà văn một phong cách kể chuyện, dựng chuyện rất riêng và độc đáo. Như thế, Nam Cao có một quan niệm và nghệ thuật sáng tác loại hình truyện kể rất độc đáo. Ông không có ý định lôi cuốn người đọc bằng những sự kiện, biến cố. Bởi cốt truyện dù ly kỳ hơn cả những biến động đầy rẫy trong cuộc sống, thì những gì người ta nhìn thấy cũng chỉ là hiện tượng mà thôi. Tập trung bút lực vào việc khám phá thế giới nội tâm của con người, qua đó mà khái quát nên bản chất của cuộc sống, Nam Cao đã huy động cốt truyện cũng như một số phương diện khác (đề tài, kết cấu, trần thuật…) như là những phương tiện nghệ thuật. Do đó, ở sự nghiệp sáng tác của ông, hình thức tự truyện được vận dụng khá phổ biến.

Như phần lớn các tác phẩm của Nam Cao, nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của Tô Hoài cũng viết về cái đời thường, cái hàng ngày. Nhưng qua những trang viết

của mình, Tô Hoài đã thể hiện được một cách khá tinh tế và sâu sắc mâu thuẫn giữa con người và môi trường, hoàn cảnh sống bao quanh họ. Tiểu thuyết Quê người của Tô Hoài không có xung đột xã hội, không có kịch tính căng thẳng, không có sự kết nối dồn dập, tích tụ các sự kiện mà lại thể hiện được sâu sắc mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống. Có nghề mà không thể sống được bằng nghề; cả một vùng quê sinh sống bằng nghề dệt lụa bị đẩy vào tình trạng đói khổ cùng quẫn, bần cùng không lối thoát. Ngay cả trong Giông Tố - một thiên tiểu thuyết vốn giàu sự

kiện kịch tính, ngoài xung đột xã hội, Vũ Trọng Phụng còn có ý thức thể hiện xung đột nội tâm của nhân vật. Mạch tự sự có khi được kết hợp với diễn tả tâm lý gắn với hành vi bên ngoài của nhân vật. Tất nhiên, xung đột nội tâm chỉ được triển khai ở những đoạn nhỏ và mục đích chính vẫn là làm nổi bật xung đột giai cấp. Việc tổ chức kiểu truyện tâm lý đương nhiên sẽ có sự giao thoa nhất định giữa nhiều tuyến nhân vật, tuyến sự kiện với những chất liệu hiện thực có tính điển hình. Tất cả đều xuất phát từ tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ về phương thức nhằm bộc lộ rõ nhất xung đột cơ bản của tác phẩm.

Song, bên cạnh đó chúng ta còn nhận thấy nhiều truyện kể trong văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945 được tổ chức kết cấu theo diễn biến và tâm trạng của nhân vật. Đó là một số tự truyện của Nam Cao, hối ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng và đặc biệt là những sáng tác của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân....

Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là những lời tâm sự thiết tha, thầm kín trong

hồi ức của một “cái tôi” đau khổ nhưng hồn nhiên, trong sáng, tự bộc bạch cuộc đời riêng tư của mình lên trang giấy một cách chân thành, tin cậy, giàu trữ tình và rất đáng yêu. Cô hàng xén (Thạch Lam) được xây dựng theo dòng chảy của nhân vật Tâm. Những ngày còn là cô hàng xén, tháng lại ngày gánh gạo đi chợ, cô có tâm hồn giản dị và trong sáng: một thoáng ước mơ được lấy chồng trên tỉnh như bạn bè, một sự ấm áp trước tình cảm chăm sóc, quan tâm của mẹ và các em. Từ ngày Tâm lấy chồng, gánh nặng cuộc đời trĩu trên đôi vai mảnh mai, đời sống của cô lặng lẽ hơn....Và cuối cùng Tâm chỉ còn thấy đời mình là một chuỗi ngày tháng nặng nhọc và lo sợ. Truyện ngắn Tối ba mươi, kết cấu truyện cũng dựa trên sự vận động tâm trạng của hai cô gái giang hồ Liên và Huệ. Trong đêm đen của tối ba mươi, hai cô cảm thấy thấm thía một nỗi cô đơn trống vắng choán ngập trong tâm hồn: không gia đình, không anh em, không họ hàng thân thích. Kiểu tổ chức truyện như thế này còn được Thạch Lam sử dụng trong các truyện ngắn Tiếng sáo, Duyên số, Một đời người....

Một phần của tài liệu Loại hình truyện kể (qua văn xuôi việt nam 1930 1945) (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)