Những “con người tha hóa”

Một phần của tài liệu Loại hình truyện kể (qua văn xuôi việt nam 1930 1945) (Trang 80 - 85)

Khái niệm “tha hóa” đã được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội như với tư cách như một phạm trù triết học. Người ta có thể thấy nó trong tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII như Rousseau và đến các nhà triết học Đức Hegel, Feurbach và K.Marx... Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn Ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì “tha hóa” có hai nghĩa: “1 - Tha hóa là con người biến chất thành xấu đi. Ví dụ: Bị tha hóa trong môi trường tiêu cực”; “2 – Tha hóa là biến thành cái khác đối nghịch lại. Ví dụ: Trong chế độ tư bản, lao động bị tha hóa” [166; 907]. Như thế, nét nghĩa bao trùm trong khái niệm này có thể nhận thấy: tha hóa là sự biến đổi sang một trạng thái khác so với trạng thái ban đầu của sự vật hiện tượng (kể cả trạng thái đối lập). Và, con người tha hóa là kiểu hình tượng tiêu biểu trong văn học sau này, là một phương diện lớn trong quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn hiện thực. Trong sáng tác của các nhà lãng mạn chủ nghĩa, nhân vật thường tách rời hoàn cảnh, nó tách rời khỏi ý thức của họ. Trái lại, do nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa con người và hoàn cảnh nên các nhà hiện thực chủ nghĩa đã sớm nhìn thấy vấn đề con người tha hóa như một hệ quả của sự biến đổi phẩm chất và tính cách con người dưới tác động của hoàn cảnh xã hội đầy bất công, phi nhân tính. Đây cũng là biểu hiện sinh động về sự thảm bại của con người trước hoàn cảnh. Con người tha hóa có mặt trong văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhưng phải đến những năm 1930 - 1945 mới được hiểu đầy đủ theo khái niệm này và xuất hiện khá nhiều trong tác sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao... Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều phải hứng chịu bi kịch cuộc đời, số phận nghiệt ngã, là nạn nhân của một hoàn cảnh sống ngột ngạt, bế tắc.

Nhân vật Tám Bính trong Bỉ vỏ - tiểu thuyết đầu tay gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng là một minh chứng rõ nét về sự tha hóa tính cách bởi số phận chìm nổi lênh đênh. Vốn là một cô gái nghèo, trong sáng, đôn hậu của làng Sòi, sau khi “trải qua cuộc dâu bể” mà trở thành một gái điếm, một “bỉ vỏ” - người đàn bà trộm cắp có hạng núp dưới bóng đại ca Năm Sài Gòn khét tiếng giang hồ. Có lẽ do đức tính tốt đẹp của cô lại sống trong cái xã hội đen tối, buôn thịt bán người ấy khiến cho nó trở thành nguồn gốc của tấn bi kịch cuộc đời nhân vật. Sự tha hóa của Tám Bính dễ đem đến cho người đọc thái độ cảm thương, xót xa hơn là trách móc, chối bỏ. Bởi cuối cùng, cái phẩm chất cốt lõi nhất, người nhất vẫn sống lại và bùng lên mạnh mẽ trong suy nghĩ và hành động của một người đàn bà lầm lỡ. Tính chất quyết định “không chịu tha hóa đến cùng” của Tám Bính là nhãn quan nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc của nhà văn, đem lại cho người ta niềm tin bất diệt về sức mạnh con người trước xã hội kim tiền.

Chí Phèo cũng là một kiểu nhân vật không chịu thỏa hiệp với “sự tha hóa triệt để”. Mang thân phận một đứa con hoang bị bỏ rơi, Chí lại càng tủi cực bị mua đi, bán lại qua tay biết bao người rồi đi ở đợ làm thuê: “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một chiếc váy đụp để bên lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ” [13;11-12]. Gia tài của Chí có chăng chỉ là tính tình thật thà “hiền như cục đất, vừa bóp chân cho bà ba vừa run run” với ước mơ đơn giản là có một gia đình nho nhỏ “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải ... bỏ một con lợn để nuôi làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Nhưng, sau mấy năm bị chế độ phong kiến địa chủ cưỡng bức, bóc lột, bị nhà tù thực dân nhào nặn Chí đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Ai gặp hắn cũng phải sợ, phải tránh xa hắn như một con hủi. Khi ý thức được bị tước đoạt quyền làm người, Chí dõng dạc tuyên bố đòi lại quyền làm người và thủ tiêu cái ác. Đi vào cuộc đời người nông dân bị tha hóa đến mức lưu manh, một tình trạng tha hóa nặng nề phổ biến trong xã hội Việt Nam trước 1945 như Cu Lộ trong

Tư cách mõ, Đức trong Nửa đêm... ngòi bút Nam Cao đã đạt tới sức mạnh phê

phán mãnh liệt, độc đáo. Qua những nhân vật này, Nam Cao phản ánh một hiện tượng có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam đương thời: bị đè nén bóc lột tàn tệ, một bộ phận nông dân đã phản kháng lại bằng con đường lưu manh. Điều đặc sắc là khi miêu tả người nông dân tha hóa, lưu manh, Nam Cao không hề bôi nhọ

nông dân mà trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm của họ, ngay khi họ đã bị xã hội cướp mất cả nhân hình, nhân tính. Dù cho tấn thảm kịch rơi xuống cuộc đời nhưng những ánh sáng “le lói cuối đường hầm” khiến cho nhân vật của một số nhà văn hiện thực như Nguyên Hồng, Nam Cao khẳng định được thái độ “không thỏa hiệp” với lối sống phi nhân tính của bọn kí sinh trên thân thể người lương thiện.

Dữ dội và có phần quyết liệt hơn so với sáng tác của Nguyên Hồng và Nam Cao, những con người tha hóa trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan bị phơi bày đến mức khốn nạn, bi thảm. Nhân vật trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đã bị vật hóa - một biểu hiện của tha hóa cả ở phía những kẻ giàu lẫn người nghèo (Mua lợn, Răng con chó nhà tư sản, Ông chủ báo chẳng bằng lòng, Đàn bà là giống yếu...). Anh cu Mấu (Mua lợn) mang đến phiên chợ

con lợn béo bán để lấy tiền mua thuốc cho mẹ. Bà lớn huyện hỏi mua, anh kêu sáu đồng, bà không mà cả, cho lính khiêng lợn về. Anh Mấu mừng quýnh tưởng được lời lớn. Nhưng khi khiêng lợn về nhà bà lớn, anh chờ lâu mà bà chưa gọi lên trả tiền “chốc chốc, một người chạy đến, ngó trong rọ, ngắm con lợn và khen béo. Được tiếng khen, anh cũng đỡ nóng ruột đôi chút và thấy tự kiêu, tưởng như chính anh được khen là béo vậy. Song, sự thực, thì anh gầy, anh đói” [67; 299]. Sự liên tưởng của anh cu Mấu là một sự thật nghiệt ngã, anh có khác gì con lợn đang nằm trong rọ kia, đang đợi sự “phán xử” của quan phụ mẫu. Cuối cùng anh chỉ nhận được ba đồng một hào mà còn bị mắng cho một trận nên thân.

Người ăn mày trong Răng con chó nhà tư sản mang thân phận không bằng con chó. Con chó nhà tư sản ăn đĩa cơm trộn đầy thịt, trong khi người ăn mày đội cái nón toạc tung cả cạp, đã đóng khố lại mặc áo rách cụt tay đang xin ăn đến rã bọt mép “hai con mắt người ăn xin chòng chọc nhìn vào đĩa cơm của chó. Hắn thèm quá. Nước rãi chảy ròng ròng, nuốt không kịp. Muốn vào ăn trộm một miếng, nhưng chỉ sợ con chó cắn cho một miếng thì chết! Hắn thấy con chó cứ đứng gần đĩa cơm mà không ăn, thì không hiểu ra làm sao. Hắn tưởng con chó chê cơm nhạt, không thèm ăn, thì hắn muốn đánh đổi số phận hắn cho con chó nhà giàu” [67; 71]. Và, người với chó đã lao vào cuộc ẩu đả để tranh giành miếng ăn. Dưới ngòi bút của Nguyễn Công Hoan, con người khốn khổ dưới đáy xã hội ở vào tận cùng của tấn thảm kịch, thảm kịch của kiếp con người mà không bằng kiếp con vật. Mỗi hình tượng ấy đọng lại sự xót xa đến xé ruột xé gan mà một nhà hiện thực bậc thầy văn xuôi Việt Nam trước cách mạng tháng Tám đem lại cho người đọc. Nhãn quan của

nhà văn khá công bằng với mọi hạng người. Nếu người ta xót thương trước sự tha hóa đến thê thảm của người nghèo hèn bao nhiêu thì lại thích thú với sự tha hóa đến vật hóa hình tượng bọn ăn trên ngồi trốc, bọn xấu xa bỉ ổi bấy nhiêu. Thằng người ăn mày kia chẳng hơn kiếp chó là bao và thằng tư bản kia cũng chẳng khác gì con chó. Bọn nó “đồng cấp, ngang hàng” với chó: “Bà chủ vừa trang điểm xong, ra ngồi đó tiếp khách. Trên chiếc ghề thứ tư, con chó nhảy tót lên, ngồi chồm chỗm, thè lưỡi nhìn hết người này đến người kia” .... “lúc ấy, cơm bưng lên, để trên bàn. Chủ khách đang mời nhau lại ngồi, thì con chó đã nhảy tót lên ghế, chồm chỗm ngồi trước chủ” [67; 69- 70]. Những nhân vật quan phụ mẫu, kẻ giàu có quyền thế nhưng trống rỗng, vô hồn cũng được Nguyễn Công Hoan phóng đại chân dung, tính cách để tô đậm tính chất vật hóa của chúng. Quan huyện Hinh (Đồng hào có ma) vì cái tật “ăn bẩn” cố hữu nên diện mạo ông chẳng khác diện mạo con lợn là mấy. Bà Phán Tuyên (Cho tròn bổn phận) được tác giả gọi là “cây thịt”. Bà phủ (Đàn bà là

giống yếu) đã được trời đúc nặn theo đúng kiểu mẫu “chỉ riêng bộ mặt cũng đã long

trọng. Người ta tưởng chiếc bánh dầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự, và ngay đầu quả chuối, nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai múi cà chua tách ra để theo nhịp với cặp mắt híp, đưa quan ông vào chốn nát bàn, thì ai cũng phải thấy một cái hố sâu thăm thẳm, sâu như bụng dạ đàn bà!” [67; 340]. Với gần 30 truyện dài, hơn 200 truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan đã đưa vào tác phẩm của mình nhiều lớp người, nhiều cuộc đời với những cảnh sống hàng ngày bình dị, có khi là cảnh khốn khổ khốn nạn hoặc quái gở, tởm lợm, nhưng đều là bản chất của hiện thực muôn hình, nghìn vẻ. Nhiều khi, nhân vật tha hóa vừa “bước vào tác phẩm đã tạo thành những vùng sóng lấp lánh, làm nên giá trị lớn lao cho tác phẩm” [154; 126].

Còn Vũ Trọng Phụng, với thế mạnh là tiểu thuyết và phóng sự, nhà văn đã không ngần ngại đưa vào tác phẩm của mình những dị dạng nhất mà còn can đảm đi sâu phanh phui các nguyên nhân, tả chân từng chặng đường dẫn họ đến chỗ tha hóa. Trong cuộc chiến không cân sức giữa các thế lực, họ đương nhiên là kẻ thất bại, trở thành những nạn của hoàn cảnh. Nhân vật Việt Anh (Dứt tình), Huyền (Làm đĩ) là những nhân vật tha hóa đầu tiên trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng đã phần

nào dự báo cảm quan hiện thực của nhà văn nhưng đồng thời cũng thể hiện sự lúng túng trong cách lý giải nguyên nhân tha hóa trong ngòi bút của “ông vua phóng sự đất Bắc”.

Sang Giông tố, Vũ Trọng Phụng rất đàng hoàng, sâu sắc cắt nghĩa về quá

ưu ái và tình cảm trân trọng của tác giả cũng như người đọc. Càng về sau, người ta lại càng thất vọng về sự phá sản nhanh chóng, không thể cứu vãn của họ. Quá trình tha hóa ấy gắn liền với sự thay đổi bất ngờ về địa vị xã hội, hoàn cảnh sống. Từ một đứa bé bị bỏ rơi, Long trở thành con của Nghị Hách - một nhà tư sản lẫy lừng. Và cũng từ một con người có đạo đức, biết rung động yêu thương chân thành, có hoài bão, danh dự mà Long trở thành một gã ăn chơi trác táng, sự nghiệp tiêu tan, sống không mục đích, không tư tưởng. Nếu Long bị tha hóa bởi không cưỡng lại được cái bả vật chất thì Mịch lại bị cái bả dục vọng xác thịt bủa vây. Cách trả thù của Mịch thực ra là cách đầu hàng khó chấp nhận nhất. Chưa đầy một năm, Mịch từ một cô gái ngây thơ, chất phác, con nhà lương thiện, gia giáo trở thành một thiếu phụ dâm đãng, xỏa quyệt, kênh kiệu. Khi bị Nghị Hách cưỡng hiếp, Mịch sống trong day dứt, dày vò, xấu hổ với mọi người, với người chồng chưa cưới của cô: “Mịch sụt sùi. Mịch khóc nức nở, Mịch hối hận lắm, không còn mặt mũi nào trông thấy người yêu”. Nhưng khi trở thành “Bà lớn”, Mịch nhanh chóng bị tha hóa. Thay vào cái dại khờ, yếu đuối, ân hận của Thị Mịch ngày nào là một Bà Nghị “vợ lẽ của một anh trọc phú, quần là áo lượt bệ vệ ngồi trên cái sập gụ khảm, mà cất cao giọng đài các xỉ vả đầy tớ”. Sự thay đổi ấy khiến cho Long thấy “kinh hoàng” vì mỗi khi nhớ lại cái cảnh Mịch vừa tự tử hụt xong mà khóc sướt mướt với Long rồi đem so với trận cuồng dâm mà Long đã bị Mịch lôi kéo vào. Những nguyên nhân nào đã thay đổi lòng người đến thế? Sau cùng, “Long tìm ra được cái bả vật chất. Thật vậy, sự phù hoa giả dối của một xã hội chỉ trọng những cái bề ngoài, một nền luân lý ích kỉ, sự tín ngưỡng thế lực hoàng kim, cuộc cạnh tranh dữ dội đến hình thức đã làm hại tâm thuật người đời. Do thế, lúc người ta bần thì người ta còn thanh, và đã nên phú rồi, nhiều khi người ta hóa trọc” [167; 419]. Rồi Long nghĩ ngay đến mình, Long cũng thay đổi một cách đáng sợ. Phẩm chất đạo đức, ý chí và nghị lực nhiều nhân vật của Vũ Trọng Phụng là quá mong manh, dễ tan vỡ khi đối chọi với sức mạnh của ngoại cảnh tác động. Gắn sự biến đổi của tính cách nhân vật với sự tác động của môi trường, hoàn cảnh sống là một quan niệm mang tính duy vật của truyện kể bi kịch. Các nhân vật trong truyện lãng mạn luôn luôn đứng trên hoàn cảnh, họ điều khiển được hoàn cảnh theo ý muốn cá nhân. Cho dù có mất mát đau thương thì họ vẫn cất lên những khúc khải hoàn ca trong tư thế người chiến thắng. Con người trong những truyện kể thuộc loại hình bi kịch chủ yếu là truyện hiện thực. Ở đó, “cá nhân con người, số phận của nó, tất nhiên bao giờ cũng thu hút sự chú ý của các nhà hiện thực phê phán, song cái quan trọng nhất trong sự miêu tả hiện thực của họ sẽ là

sự phụ thuộc của số phận con người vào sự phát triển của những quan hệ xã hội, vào xã hội chung” [180; 358]. Nếu nhân vật trong loại hình truyện này có chiến thắng được hoàn cảnh cũng chỉ là tạm thời hoặc là sự tha hóa ngược - một biểu hiện của thất bại. Xuân Tóc Đỏ (Số đỏ) - nhân vật điển hình của chủ nghĩa hiện thực, có tính cách phong phú và đa dạng, tiêu biểu cho loại người hạ lưu, vô học. Hoàn cảnh “xã hội bát nháo” đã tạo điều kiện cho hắn tiến thân trở thành một kẻ “nổi tiếng”. Nó là một nhân vật “tiến lên trong xã hội tư sản hoàn toàn bằng con đường gian trá, bịp bợm”. Kiểu xã hội ấy rất thuận lợi để Xuân bước tới vinh hoa, phú quý, rồi chính nó “từ chỗ bị động, nó tiến lên chủ động, khai thác triệt để vận đỏ”. Đặc trưng bi kịch của nhân vật trong nhóm truyện này là nếu chúng không bị đồng hóa bởi các dục vọng, đam mê thì cũng bị chế độ nghiền nát trong vòng quay của nó.

3.3. Bức tranh thế giới và điểm tựa định hướng giá trị

Một phần của tài liệu Loại hình truyện kể (qua văn xuôi việt nam 1930 1945) (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)