Liên kết các sự kiện mang tính kịch cao và xung đột giữa các nhóm người trong xã hộ

Một phần của tài liệu Loại hình truyện kể (qua văn xuôi việt nam 1930 1945) (Trang 85 - 94)

bịp bợm”. Kiểu xã hội ấy rất thuận lợi để Xuân bước tới vinh hoa, phú quý, rồi chính nó “từ chỗ bị động, nó tiến lên chủ động, khai thác triệt để vận đỏ”. Đặc trưng bi kịch của nhân vật trong nhóm truyện này là nếu chúng không bị đồng hóa bởi các dục vọng, đam mê thì cũng bị chế độ nghiền nát trong vòng quay của nó.

3.3. Bức tranh thế giới và điểm tựa định hướng giá trị

3.3.1. Bức tranh thế giới nhị phân

3.3.1.1. Liên kết các sự kiện mang tính kịch cao và xung đột giữa các nhóm người trong xã hội trong xã hội

Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, trong đó có sự kết tinh của truyện ngắn, phóng sự và đặc biệt là tiểu thuyết - một thể loại có tính đương đại, chưa hoàn kết, có khả năng thu nạp vào nó sự bộn bề của hiện thực và phản ánh nhiều mâu thuẫn phức tạp của cuộc sống từ những mâu thuẫn đang còn ở trạng thái manh nha, đến những tình trạng xung đột căng thẳng, quyết liệt. M.Bakhtin xem tiểu thuyết là “thể loại duy nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới nên thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy” [9; 22]. Cũng vì thế mà ở loại tác phẩm này “chức năng quan trọng nhất của truyện là bộc lộ những mâu thuẫn đời sống, tức là những xung đột” [170; 203]. Bức tranh thế giới của truyện kể bi kịch là một thế giới nhị phân, thể hiện cái nhìn trực diện vào bộ mặt đời sống xã hội, bộc lộ các trạng thái nhân thế, phơi bày những hiện tượng tầm thường, kệch cỡm diễn ra hàng ngày trong đời sống. Truyện được dựng nên dựa vào những mâu thuẫn, xung đột đa dạng. Có thể tìm thấy trong lịch sử văn học đã tồn tại hai nguyên tắc tổ chức xung đột cơ bản. Đó là nguyên tắc chia đôi, phân cực các mặt đối lập trên cơ sở của lôgic hình thức và nguyên tắc xác lập mối quan hệ nhận quả giữa các mặt đối lập trên cơ sở của lôgic biện chứng. Văn xuôi dân gian, trung đại thường tổ chức mâu thuẫn, xung đột trên cơ sở của lôgic hình thức. Xung đột ở đây được thể hiện như cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn luôn loại trừ nhau không thể tồn tại trong một thực thể, được tổ chức theo nguyên tắc chia đôi, phân cực theo một hệ thống khép kín giữa

các mặt đối lập giữa thiện - ác, tốt - xấu... Đó là cuộc đấu tranh giữa các yếu tố, bộ phận khác nhau của một hệ thống khép kín.

Truyện kể bi kịch 1930 - 1945 thường tổ chức mâu thuẫn, xung đột trên cơ sở lôgic biện chứng. Mỗi tính cách xem như một chỉnh thể thống nhất của các mặt đối lập. Các mặt đối lập này không loại trừ nhau mà thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau. Lôgic của sự chuyển hóa các mặt riêng biệt của tính cách nhân vật, quá trình tự phát triển của nó được miêu tả, phân tích, giải mã qua hệ thống của những mối liên hệ nhân quả giữa hành vi của con người với phẩm hạnh của chúng, giữa tính cách với môi trường và hoàn cảnh sống. Tổ chức mâu thuẫn theo các nguyên tắc nhân quả là một đặc trưng tiêu biểu. Chất liệu chính tổ chức truyện thời kỳ này là những sự kiện, hành động giàu kịch tính - loại sự kiện gắn liền với hành động bên ngoài của nhân vật. Chất liệu sự kiện đó được chiết suất từ những mâu thuẫn, xung đột điển hình. Những tác phẩm Bước đường cùng, Ông chủ (Nguyễn Công Hoan), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Chí Phèo (Nam Cao)... đều tập trung thể hiện xung đột giai cấp không thể điều hòa giữa người nông dân với các thế lực thống trị ở nông thôn.

Tiêu biểu cho kiểu xung đột tích tụ, dồn nén, chồng chéo sự kiện là Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan và Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Bước đường cùng đã làm nổi bật tình cảnh khổ cực của người nông dân bị áp bức bóc lột, bị đẩy

tới bước đường cùng trước thủ đoạn tranh ruộng cướp đất của bọn địa chủ bằng cách cho vay nặng lãi. Xung đột chủ yếu trong tác phẩm được tổ chức theo kiểu tích tụ, dồn nén, chồng chéo sự kiện ngày một căng thẳng, gay gắt, dẫn tới hành động phản kháng quyết liệt của người nông dân khi bị dồn tới bước đường cùng. Các sự kiện trong truyện ngày một tăng tiến về độ căng của kịch tính. Có thể sơ lược sự kiện như sau:

- Pha, một nông dân nghèo bị hàng xóm bỏ bã rượu vào ruộng nhưng lại bỏ nhầm ruộng của Nghị Lại.

- Vay tiền Nghị Lại để hầu kiện và “lót” quan trên. - Pha trả nợ nhưng Nghị Lại chưa nhận vì chủ ý riêng.

- Vụ thuế đến, nạn cướp bóc nên gia đình Pha không trả nợ được Nghị Lại và phải đến làm thuê cho hắn.

- Vợ ốm, con ốm rồi chết. Pha bị “làng” bắt vạ vì để lại dịch bệnh.

- Nghị Lại tính nợ, Pha phải gán tám sào ruộng lúa đang chín của anh. Anh cùng mọi người bàn nhau cùng hợp tác để gặt lúa hộ nhau.

- Nghị Lại cho lính kèm thợ gặt đến cướp lúa của Pha. Phản ứng lại, anh đánh vào đầu Nghị Lại và bị bắt.

Dù truyện còn ôm đồm, thiếu tập trung nhưng nhìn chung các sự kiện được triển khai theo lôgic, dồn nén, tích tụ để đẩy truyện lên đến cao trào, giàu kịch tính. Như thế, mỗi sự kiện được xây dựng, bản thân nó đã hàm chứa kịch tính và có khả năng liên kết để tạo mô hình cốt truyện. Về cơ bản, cốt truyện được xây dựng theo nguyên tắc chia đôi, phân cực giữa các mặt đối lập theo hướng loại trừ nhau, được triển khai theo trình tự thời gian kiểu truyền thống. Ba mươi chương truyện của

Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan đã bao quát một hiện thực rộng lớn, phong phú tài liệu về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng: những cảnh Tây đoan bắt rượu lậu, cảnh quan lại tham nhũng, cảnh sưu cao thuế nặng, cảnh cường hào ức hiếp, bóp nặn, cảnh xôi thịt chè chén, khao vọng, ngả vạ, phu phen tạp dịch, thiên tai, dịch bệnh, mê tín dị đoan... Tất cả đã làm cho gia đình anh Pha lụn bại sa vào bước đường cùng: vợ chết, con chết, ruộng đất rơi vào tay Nghị Lại. Qua tác phẩm, nhà văn đã khắc họa được số phận bi đát, thê thảm của người nông dân trước cách mạng, đồng thời kêu gọi họ vùng lên đấu tranh để tự cứu mình. Để đối phó với dã tâm cướp lúa của Nghị Lại, Trương Thi, San và Pha đã hợp sức đối phó bằng cách cùng gặt lúa cho nhau. Họ đã gặt cho Thi và San trót lọt. Nhưng hôm sau, Nghị Lại cho lính kèm thợ gặt đến gặt cướp lúa trên ruộng của Pha. Khi anh chạy đến, Nghị Lại trỏ lính quây bắt. Vớ được chiếc đòn càng, anh phang mạnh vào đầu lão, kêu to: “đồ ăn cướp”. Bọn lính trói gô Pha lại, khênh anh đi.... Cảnh cuối của truyện mô tả sự phản kháng quyết liệt của nhân vật Pha, nhưng là sự phản kháng của “bước đường cùng” để chưa biết bao giờ mới lại bước sang ngã rẽ mới. Xuyên suốt truyện là tình cảm xót thương cho những bi kịch cuộc đời, kiếp người bất hạnh của tác giả và những khát khao thay đổi thân phận họ từng ngày từng giờ.

Tắt đèn (Ngô Tất Tố) cũng là một bức tranh chân thực, điển hình về xã hội nông thôn đương thời, có sức tố cáo mãnh liệt, tập trung vào nạn thuế thân, một thứ thuế quái gở, dã man của chế độ thuộc địa đương thời, qua đó vạch trần bộ mặt bất nhân tàn bạo của thế lực thống trị và phơi bày cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của người nông dân. Tấn bi kịch trong Tắt đèn căng thẳng ngay từ phút đầu ở nông thôn trong những ngày đóng thuế. Xung đột cơ bản của tác phẩm là xung đột giữa những người nông dân nghèo khổ với toàn bộ thế lực thống trị được triển khai một cách dồn nén, chồng chéo các sự kiện. Xung đột này chưa được giải quyết xong thì xung đột khác tiếp tục xảy ra.

Xung đột thứ nhất: giữa chị Dậu với Lý trưởng, trương tuần và cai lệ trong làng Đông Xá, gồm các sự kiện:

- Bọn Lý trưởng, trương tuần, cai lệ chửi bới om xòm, tay thước, roi song, dây thừng đi tróc người thiếu thuế.

- Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hàng cùng đinh”, không có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh, trói, lôi ra đình cùm kẹp.

- Chị Dậu phải bán mấy gánh khoai, bán chó, bán con cho Nghị Quế vừa đủ tiền nộp suất sưu cho chồng. Nhưng bọn lý dịch lại bắt chị phải nộp cả suất sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái.

- Nửa đêm, người ta cõng anh Dậu rũ rượi như một xác chết ở ngoài đình về trả lại cho chị. Sáng sớm hôm sau khi anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ lý trưởng lại sộc vào định trói anh mang đi.

- Van xin tha thiết không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả tên tay sai vô lại: “Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa... hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Người nhà lý trưởng sấn sổ chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm gậy của hắn...kết cục...hắn bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm” [106; 77- 78].

Xung đột thứ hai: trong dinh quan phủ Tư Ân, gồm các sự kiện: - Do đánh lại bọn lính lệ, chị Dậu bị bắt lên huyện.

- Lão quan phủ Tư Ân lợi dụng tình cảnh của chị, cho chị tiền và giở trò bỉ ổi. - Chị kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh. Xung đột thứ ba: trong dinh cụ cố, gồm các sự kiện:

- Cuối cùng, để có tiền nộp thuế cho chồng, chị Dậu đành gửi con, nhận lời lên tỉnh đi ở vú cho gia đình quan phủ già.

- Trong một đêm “tắt đèn”, cụ cố đã mò vào buồng chị định giở trò dâm đãng.

- Chị Dậu gạt mạnh tay của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị.

Cách tổ chức truyện kể bởi dày đặc các sự kiện, dồn dập các xung đột đã tạo ra sự căng thẳng, kịch tính, gay gắt và vô cùng quyết liệt, tạo ấn tượng về sự mâu thuẫn, đối lập giữa giai cấp trong xã hội không thể dung hòa, khoan nhượng, đòi hỏi

phải được giải quyết. Toàn bộ câu chuyện là một bản tố khổ chân thật, sâu sắc chan hòa nước mắt và lòng căm phẫn của hàng triệu nông dân nghèo bị bóc lột. Nói lên bi kịch của người nông dân có lẽ chính Ngô Tất Tố cũng không cầm được nước mắt. Còn người đọc bồi hồi, xúc động, xót xa trước tiếng khóc xé ruột của chị Dậu hòa lẫn với tiếng van lơn tha thiết tội nghiệp của cái Tý. Tắt đèn đã đề cập một cách sâu sắc đến số phận của người phụ nữ và nhi đồng, những người ít có khả năng tự vệ nhất trong cái xã hội lang sói. Chỉ với hơn một trăm trang văn mà sự kiện liên tục, các mâu thuẫn cọ xát nhau đến nảy lửa. Tất cả câu chuyện sưu thuế, đánh đập, chè chén, bán con, bán chó...liên tiếp xảy ra chỉ trong vòng một ngày ở làng quê bé nhỏ. Bằng bút pháp đặc biệt, trong một không gian và thời gian bị nén lại, Ngô Tất Tố đã triển khai mạch truyện mà nhân vật của mình bị dồn đến tận cùng hoàn cảnh bi kịch, đến mức độ tất yếu phải nổ ra phản kháng, không chống trả thì không có cách gì sống nổi. Sự phản kháng của nhân vật chỉ có tính tự phát, dù giá trị nhân phẩm của con người vẫn được khẳng định, vẫn chờ thời cơ phát quang ánh sáng, nhưng bi kịch của họ không biết đến bao giờ mới kết thúc khi tiền đồ còn “tối đen mực” và nước mắt thôi rơi, sống mũi hết cay nơi những độc giả giàu lòng trắc ẩn?

Kiểu tổ chức sự kiện khác là theo các mạch chìm, gấp khúc, kịch tính. Ra đời trước cả Bước đường cùng và Tắt đèn, nhưng tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng lại đạt được những thành tựu cao trong nghệ thuật tổ chức sự kiện tạo các xung đột kịch tính của loại hình truyện kể bi kịch nhằm làm nổi bật bộ mặt thật của thế lực thống trị và bi kịch con người bị tàn phá trước sức mạnh đồng tiền. Giông tố là một bức tranh toàn cảnh rộng lớn về xã hội Việt Nam đương thời với một thế giới nhân vật đông đảo, những quan hệ chồng chéo phức tạp, những mảng đời sống cụ thể sinh động làm nổi bật những mâu thuẫn, xung đột của các thế lực, lực lượng trong xã hội, trong đó, xung đột giai cấp là xung đột cơ bản. Xung đột trong Giông

tố được triển khai cả ở bề rộng không gian và bề dài thời gian, được tổ chức theo kiểu chồng chéo, gấp khúc, căng thẳng đầy kịch tính, đầy những sự kiện, biến cố bất ngờ, tạo ấn tượng sâu đậm về một xã hội quay cuồng, đảo lộn mà kẻ giật dây là các thế lực hắc ám và quyền uy của đồng tiền vạn năng. Hệ thống các sự kiện đa dạng, phức tạp, chồng chéo nhưng được tác giả tổ chức theo nhiều mạch truyện khác nhau ở các tầng nổi hoặc tầng ngầm nên đã tạo được sự đan cài mà không bị rối. Những sự kiện như là chất liệu hiện thực mà tác giả lựa chọn có tính điển hình của xung đột và hoàn cảnh để tạo dựng truyện. Ở đây có những câu chuyện về các vấn đề chính trị xã hội như: việc chạy theo phong trào bình dân một cách bịp bợm của bọn đầu cơ

chính trị; chuyện về luân thường, đạo lý, ăn chơi trụy lạc dẫn tới cảnh loạn luân giữa dì ghẻ - con chồng, giữa anh - em ruột...

Việc tổ chức sự kiện đầy biến cố bất ngờ cho phép nhà văn bao quát được một không gian rất rộng, quản lý số lượng nhân vật đông đảo (vài chục nhân vật có tên bên cạnh những đám đông vô danh ồn ào, nhốn nháo luôn mâu thuẫn với nhau). Người đọc theo chân nhân vật có thể được di chuyển từ cái làng Quỳnh Thôn hẻo lánh xác xơ của ông đồ Uẩn đến một tỉnh lị kia có nhiều dinh thự sang trọng của bọn công sứ, tổng đốc. Từ cái ấp “Tiểu vạn Trường thành” của Nghị Hách ở một vùng đồi núi miền trung du đến những phố xá đông đúc của Hà Nội, Hải Phòng với những tiệm ăn, tiệm hút có nhiều cảnh đời, nhiều tầng lớp xã hội. Mâu thuẫn xung đột đầy biến cố có khả năng phản ánh chiều sâu hiện thực cuộc sống, làm cho tác phẩm có nhiều tầng ý nghĩa. Sự kiện được Vũ Trọng Phụng triển khai khẩn trương, gấp gáp. Sự việc diễn ra bất ngờ, đầy kịch tính gợi ấn tượng sâu về cuộc đời điên đảo, thế sự thăng trầm, thể hiện rõ ý thức nghệ thuật của nhà văn để chứng tỏ rằng ông đã cảm nhận được mạch đập hối hả, rối loạn như trong cơn sốt của xã hội Việt Nam đang hết sức quay cuồng khi đó. Qua nghệ thuật tổ chức sự kiện của truyện, Vũ Trọng Phụng đã giúp người đọc nhìn thấu bản chất thối nát của xã hội vô nghĩa lý với tất cả bi kịch lớn lao đang đè nặng lên cuộc sống của người dân. Đáng bàn hơn là những mâu thuẫn này đang có nguy co bành trướng trên phạm vi quốc gia, dân tộc. Sự câu kết ngày càng chặt chẽ giữa thực dân đế quốc và bọn tay sai, sự thiết lập của bộ máy thống trị tàn bạo, sự đàn áp khốc liệt quần chúng lao khổ dẫn

Một phần của tài liệu Loại hình truyện kể (qua văn xuôi việt nam 1930 1945) (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)