Bức tranh thế giới lưỡng phân 1 Áp lực xã hội và khát vọng cá nhân

Một phần của tài liệu Loại hình truyện kể (qua văn xuôi việt nam 1930 1945) (Trang 46 - 52)

2.3.1.1. Áp lực xã hội và khát vọng cá nhân

Trước nay, chúng ta vẫn quen với một luận thuyết cho rằng: văn học là phải phản ánh thực tại đời sống khách quan. Hệ quả là, khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, người ta thường đi sâu vào những yếu tố đầy tính khách quan như tiểu sử nhà văn, bối cảnh lịch sử xã hội, thời đại..., gán cho nó những thuộc tính này hay thuộc tính khác. Tuy nhiên, về sau, cần phải nhìn nhận lại rằng, mỗi tác phẩm văn học sinh ra đều mang đặc điểm của một cơ thể sống. Đó là một hệ thống chức năng phức tạp mà “sự sống không thể tồn tại bên ngoài cơ thể” và cũng không thể tìm thấy nó khi phanh phui cơ thể một cách cơ học. Sự sống nằm ngay trong sự tự vận hành của cấu trúc cơ thể sống đó. Và cấu trúc tự vận hành tuân theo cơ chế đối lập biện chứng còn văn bản nghệ thuật là sự tổng hòa những đối lập cơ bản. Phân tích tác phẩm văn học chính là đi sâu vào phân tích nội tại tác phẩm, phân tích cấu trúc biểu nghĩa của tác phẩm.

Phương thức phân tích cấu trúc tác phẩm văn học như thế chính là quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc và kí hiệu học được xuất hiện rất sớm ở Nga từ đầu thế kỷ XX bắt đầu là V. Propp (Hình thái học truyện cổ tích), đến R.Jakobson (Thi học), J. Culle (Thi pháp học cấu trúc), R. Barthes (Nhập môn phân tích cấu trúc truyện

kể)... Người đã thừa hưởng, tiếp tục truyền thống từ các nhà chủ nghĩa hình thức

Nga trong việc mô tả hệ thống cấu trúc - chức năng các tổ chức nghệ thuật và khu biệt hóa tính đặc thù của tư duy nghệ thuật, rồi bằng tài năng đã đạt đến thành nhà cấu trúc luận số một của Liên Xô trước đây, có ảnh hưởng lớn tới giới ngữ văn quốc tế chính là Iu. Lotman. Công trình lí luận và nghiên cứu văn học xoay quanh vấn đề mô tả mô hình kết cấu của một văn bản nghệ thuật ngôn từ nổi tiếng nhất của ông là

Cấu trúc văn bản nghệ thuật ngôn từ (1970). Về văn bản nghệ thuật, Iu.Lotman

coi nó như là một không gian hình ảnh được khu biệt, trong đó quan hệ giữa các đối tượng phải có đặc tính của các quan hệ không gian thông thường: cao - thấp, phải - trái, rộng - hẹp, liên tục - đứt đoạn, gần - xa, tách biệt - liên hợp... Các phạm trù có đặc tính không gian đó là những công cụ thể hiện thế giới, trong đó bao gồm cả các khái niệm giá trị vốn bản thân chúng không có tính chất không gian như khái niệm thuộc mỹ học, đạo đức, tôn giáo, chính trị... Loại hình không gian chung này luôn

có mặt trong từng nhóm văn bản hay từng văn bản cụ thể. Trong văn bản có những không gian đồng loại và những không gian không đồng loại. Các kiểu nhân vật khác nhau thì thuộc về những loại không gian khác nhau và bị ngăn bởi ranh giới. Và, khái niệm truyện kể gắn bó chặt chẽ với khái niệm không gian nghệ thuật. Nền tảng làm nên khái niệm truyện kể là quan niệm về “sự kiện”. A.N.Veselopxki, V.B.Shklopxki quan niệm “sự kiện” là các mô - tip. Nó “được xem là đơn vị nhỏ nhất không thể chia cắt của tổ chức truyện kể, nó được định nghĩa là mô - tip” [140;180]. Còn với Iu.Lotman, đấy là quá trình nhân vật hành động khắc phục biên giới của các trường ngữ nghĩa. Mỗi hành động khắc phục, vượt qua đó của nhân vật hành động tạo nên một biến cố. Cấu trúc văn bản tự vận hành tuân theo cơ chế đối lập biện chứng và văn bản là sự tổng hòa của những đối lập cơ bản. Cách lí giải này của Lotman theo G.Poetsov, mang dấu ấn triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác. Nhận định này có cơ sở vì Iu.Lotman sống và hoạt động khoa học trong môi trường xã hội văn hóa mà tư tưởng mác xít chiếm vị trí toàn thống. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng cách nhìn nhận sự vật theo lối đối lập nhị phân (binaire) là rất tiêu biểu ở các nhà cấu trúc luận như nhân chủng học của Lesvi - Strauss, âm vị học của Trubetskoy, thi học của Jakobson và ngược lên nữa là ngôn ngữ học của F.Sausure với cặp ngôn ngữ/ lời nói trứ danh.

Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 bao gồm các loại hình văn bản tự sự (loại hình truyện kể) được cấu trúc theo phương thức ấy - phương thức xác lập những bức tranh thế giới từ những giới hạn của không gian. Bức tranh ấy được tạo nên bởi những dạng đối lập cơ bản nhất như: trong - ngoài, ánh sáng - bóng tối của loại hình truyện kể lãng mạn; trên cao - dưới thấp, giàu - nghèo của loại hình truyện kể bi kịch hay lôgic - phi lôgic, tất nhiên - ngẫu nhiên của loại hình truyện kể trào phúng...

Ở xã hội thực dân nửa phong kiến của Việt Nam trước năm 1945 con người cá nhân không có quyền sống riêng tư, từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Nó phải tuân theo những nguyên tắc, quy phạm nghiệt ngã. Về kỷ cương thì “quân, sư, phụ”; về đạo lý làm người thì “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”; về ứng xử trong gia đình thì “tam tòng, tứ đức”... Con người bị trói buộc bởi những quy phạm bất di, bất dịch như thế, nên văn học phong kiến nhìn chung là thứ văn học phi ngã. Vấn đề giải phóng con người cá nhân trong văn học lãng mạn nói chung và truyện kể lãng mạn nói riêng từ những năm 1900 - 1930 đã bắt đầu được một số nhà văn đề cập tới trong các tác phẩm như Cành hoa điểm tuyết, Cuộc tang thương (Đặng Trần Phất), Kim Anh lệ

sử (Trọng Khiêm); tiêu biểu là Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách)... Sang những năm 1930, nhóm tiểu thuyết Tự lực văn đoàn được thành lập với diễn đàn chung là báo

Phong hóa, Ngày nay đã trở thành nơi tuyên truyền cho một cuộc cách tân trong văn học, cho phong trào “Âu hóa” chống lại lễ giáo và quan trường phong kiến với tôn chỉ: “Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam” để “ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả, quý phái” và “trọng tự do cá nhân” [151; 529]... Vì vậy, tư tưởng nhân bản về tôn trọng con người cá nhân và muốn giải phóng nó khỏi mọi ràng buộc của đời sống xã hội, ý thức hệ tư tưởng cũ là cốt lõi của cảm hứng và tư tưởng thẩm mĩ của các nhà văn lãng mạn thời kỳ này. Những đối lập, mâu thuẫn xung đột xã hội có tính triết học bộc lộ rất rõ: đối lập về tư tưởng ý thức hệ, đối lập trong quyền tự do, dân chủ, đối lập giữa cái tôi cá nhân và luân lý xã hội phong kiến cũ. Những đối lập này, trong quan niệm của một số nhà cấu trúc – kí hiệu học văn bản thì nó có thể trở thành cơ sở ban đầu và chính yếu tạo nên truyện, tiêu biểu là Iu.Lotman.

Trước hết, biểu hiện đối lập, xung đột có tính điển hình của loại hình truyện kể lãng mạn giai đoạn này là đối lập giữa cái cũ và cái mới, giữa tự do yêu đương với hôn nhân và lễ giáo phong kiến trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn như

Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh Lùng... Nửa chừng xuân (Khái Hưng) là một

tiểu thuyết luận đề tuyên chiến với lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân. Nhân vật Bà Án - tiêu biểu cho quan niệm hôn nhân gia đình phong kiến “môn đăng hộ đối”, coi hôn nhân là trách nhiệm, nghĩa vụ, là phương tiện thăng quan phát tài, khẳng định uy quyền tuyệt đối của cha mẹ trong hôn nhân khá chân thực, sinh động chứ không phải là một biếm họa đơn giản, đại diện cho một lực lượng phản diện, đen tối, vô nhân đạo, phá hoại hạnh phúc con người. Còn Mai – con dâu bà Án, tuy là một cô “gái mới”, rất có ý thức về hạnh phúc cá nhân, song vẫn đậm nét đạo đức truyền thống: giàu lòng vị tha, đức hi sinh, đoan chính, thủy chung, chịu thương chịu khó. Khi thấy mình bị lừa dối, Mai đã cứng cỏi để không gục ngã, cô không than vãn sầu thảm cũng không sa vào phóng đãng để “trả thù đời” mà thầm lặng, gan góc chống lại số mệnh, giữ nguyên vẹn lòng ham sống, lấy sự hi sinh bản thân cho người khác làm niềm vui. Cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc lứa đôi ngoài lễ giáo phong kiến, cuộc đấu tranh giữa mới và cũ có lúc đã đẩy các nhân vật trung tâm đi về hai phía đối lập.

Tiểu thuyết Đoạn tuyệt (Nhất Linh) cũng đặc biệt thành công ở những chương miêu tả cuộc xung đột giữa cái cũ và cái mới, giữa mẹ chồng và nàng dâu. Những chương tố cáo mạnh mẽ, quyết liệt các tập quán cổ hủ trong gia đình bà Phán, cách đối xử tàn nhẫn, chà đạp lên con người của những kẻ đại diện cho lễ giáo phong kiến. Truyện không chỉ thu hẹp cái đối lập, mâu thuẫn muôn thuở giữa mẹ chồng nàng dâu trong gia đình mà còn có xu hướng mở rộng hơn trong xã hội.

Đoạn tuyệt là một thứ “tuyên ngôn nhân quyền” bằng nghệ thuật, nó đấu tranh cho

quyền tự do và bình đẳng giữa con người và con người trong xã hội. Tờ báo Loa ra ngày 8-8-1935 từng bình luận: “Cuốn Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt trên đầu chủ nghĩa cá nhân. Tác giả đã đường hoàng công nhận sự tiến bộ và hăng hái tín ngưỡng tương lai. Ông giúp bạn trẻ vững lòng phấn đấu, nghĩa là vui mà sống” [151; 535]. Ở Lạnh lùng, Nhất Linh một lần nữa lên tiếng bênh vực người phụ nữ bằng việc xây dựng xung đột giữa tư tưởng tự do cá nhân với khát khao giải phóng nó khỏi những quan niệm tiết trinh hẹp hòi của lễ giáo.

Bên cạnh việc xây dựng những xung đột điển hình trong gia đình, xã hội làm cơ sở kiến tạo truyện kể, văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945 nói chung và văn xuôi Tự lực văn đoàn nói riêng còn nhiều thành công trong việc miêu tả, phân tích thế giới tâm lý tinh vi, trạng huống nội tâm hết sức phức tạp của con người trong thế mâu thuẫn, giằng co khốc liệt để tạo nên những trang văn đậm chất đời, chất người. Tiểu thuyết Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng kể về cuộc đời của Tuyết, một cô gái giang hồ xinh đẹp, xoay quanh quan hệ giữa cô và giáo sư Chương. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý sắc sảo, tinh tế, tác giả đã thể hiện khá thành công nhân vật Tuyết - hiện thân của một kiểu người, một triết lý sống cá nhân: không thuộc quyền sở hữu của ai và muốn sở hữu tất cả, một lối sống không cần biết đến tương lai. Tác phẩm cũng thể hiện những dằn vặt, lựa chọn trong tâm hồn Tuyết giữa lòng tự trọng và thói buông thả, giữa cuộc sống gia đình êm ấm và cuộc sống giang hồ. Và tất nhiên, khi những cám dỗ của lối sống giang hồ phóng đãng lôi kéo được Tuyết thì nhân vật sẽ chìm sâu vào bi kịch cuộc đời và kết thúc chung cuộc một trò chơi định mệnh.

Đôi bạn được coi là bước ngoặt trong sáng tác của Nhất Linh, là sự tiếp nối

tư tưởng dân tộc, dân chủ từ tập truyện ngắn Người quay tơ, đánh dấu sự chuyển tiếp từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lý, đi sâu vào thế giới nội tâm con người. Đôi bạn ca ngợi tình yêu tự do trong sáng, đả kích kiểu hôn nhân chỉ vì danh lợi, ca ngợi lớp thanh niên dám từ bỏ tất cả để “ra đi”, để “hành động” trong một xã

hội đang diễn ra những biến đổi lớn lao ở thời kỳ thoái trào của cách mạng dân tộc với không khí khủng bố và chiến tranh đe dọa. Con người trong Đôi bạn đã bắt đầu bước ra khỏi những xung đột bó hẹp trong khung cảnh cá nhân của một số tác phẩm trước đó để say mê lý tưởng lớn lao hơn. Còn trong tiểu thuyết Gia đình, Khái

Hưng đã nhìn rõ và lý giải chính xác nguyên nhân của mối xung đột thâm căn cố đế trong mỗi gia đình Việt Nam: mối xung đột mẹ chồng - nàng dâu. Dưới cái nhìn của tác giả, mối xung đột ấy không xuất phát từ bản chất của người trong cuộc, mà chính là vì hàng ngày, người mẹ nhận thấy “tình mẫu tử đi đôi với tình phu phụ”, sự âu yếm của con trai đối với con dâu khiến bà trở nên ích kỷ; thêm vào đó, nếu mọi người không có việc gì làm thì dễ sinh sự với nhau. Nhân vật sống động nhất trong tác phẩm Gia đình là Nga. Nàng vừa là một điển hình của mẫu người phụ nữ biết nhẫn nhịn, chiều chồng, chăm lo và sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp của chồng, lại vừa sắc sảo, đáo để. Bằng sự khéo léo, có nhu có cương, biết tiến thoái đúng lúc, nàng đã lái được chồng đi theo con đường mà mình đã chọn sẵn. Nhưng khi đạt được tất cả những ước muốn, nàng lại nhận ra khoảng cách khó có thể bù lấp giữa hai vợ chồng. Trong lòng người đàn bà có phần rộng lượng mà lại ích kỷ đến lạnh lùng, thỉnh thoảng lại xen vào những khoảnh khắc cô đơn, hoang mang rất nữ tính trước cuộc sống thiếu vắng hạnh phúc và sự sẻ chia.

Cấu trúc truyện kể Thoát ly, Thừa Tự của Khái Hưng khá gần gũi với cấu trúc truyện cổ tích, nhất là ở cốt truyện, nhân vật và không gian truyện. Ở đó xung lực đối lập cơ bản nhất vẫn là những vấn đề gia đình, giữa dì ghẻ - con chồng, giữa anh chị và người em út... Thoát ly đã đặt vấn đề giải phóng con người thông qua bi kịch của nhân vật Hồng, một nạn nhân đau khổ. Cô mồ côi mẹ từ khi lên sáu tuổi, phải sống cùng người cha nhu nhược với người mẹ kế độc ác và lũ em láo xược. Bà mẹ kế đã năm lần bảy lượt tìm cách phá tan hạnh phúc của Hồng. Khi yêu Lương, có lúc Hồng tưởng hạnh phúc đã trong tầm tay. Vậy mà, dưới mưu mô của dì ghẻ, mọi thứ lại thành mây khói. Nàng đã chống đỡ mong thoát ra khỏi địa ngục và phải chấp nhận cái chết coi như là cách “thoát ly”, phương thức chiến thắng duy nhất. Xuyên suốt tác phẩm có một ý thức nhất quán trong việc tố cáo những mặt trái của gia đình phong kiến, sự hận thù, đày đọa của nó đối với con người và hạnh phúc con người, từ đó nói lên tiếng nói đấu tranh đòi giải phóng, đòi tự do và hạnh phúc. Ở tiểu thuyết Thừa tự, vẫn kiểu đề tài, cốt truyện, xung đột ấy nhưng chúng ta không thấy không khí lãng mạn, nhân vật lý tưởng mà xen vào đó là chất hiện thực khá đậm đặc.

Có thể khẳng định, nghệ thuật tổ chức văn bản theo loại hình truyện kể lãng mạn của Tự lực văn đoàn được thiết tạo theo một nguyên tắc chung là xây dựng lên những xung đột mang tính đối lập. Từ khát vọng giải phóng con người cá nhân khỏi ràng buộc tư tưởng hệ của xã hội cũ, các tác giả lần lượt đưa nhân vật vào các môi trường “nếm trải” nhiều thử thách ở những khung cảnh đời sống khác nhau: đối lập giữa “bên trên”, “cái cũ” (những bà Án, bà Phán đại diện cho ý thức hệ phong kiến) với “bên dưới”, cái mới” (những Mai, Loan, Hồng, Huy đại diện cho lối sống mới, tư tưởng Âu hóa...); đối lập giữa “cái tôi” đang khát khao thay đổi từng ngày từng giờ với “cái phi ngã” vẫn còn cổ hủ, thu mình trong lớp vỏ luân lý, đạo đức cũ. Một bên là những cuộc đời tầm thường, tẻ nhạt mặc dầu trong trắng, lương thiện (ông giáo Chương trong Đời mưa gió), những con người chịu nhẫn nhục cúi đầu làm nô lệ trong các đại gia đình phong kiến, hầu hạ mẹ chồng và nhà chồng như con ở

Một phần của tài liệu Loại hình truyện kể (qua văn xuôi việt nam 1930 1945) (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)