Những “con người nhỏ bé” trong kiếp lầm than

Một phần của tài liệu Loại hình truyện kể (qua văn xuôi việt nam 1930 1945) (Trang 74 - 80)

Trường nghĩa của truyện kể bi kịch được chia cắt bởi hai “tập hợp con bổ sung cho nhau”. Ranh giới giữa hai tập hợp này có thể “thẩm thấu” đối với nhân vật hành động. Song, nhân vật hành động thường là nạn nhân bi thảm của hoàn cảnh, quằn quại trong kiếp lầm than hoặc tha hóa về nhân hình, nhân tính bởi lực lượng

đối lập thường là kẻ “bề trên”, có địa vị, quyền lực, lại được sự ủng hộ của các “thiết chế” xã hội. Chướng ngại vật trở thành quá sức đối với những con người thấp cổ bé họng.

“Con người nhỏ bé” là một trong những hình tượng tiêu biểu của văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX. Bản thân khái niệm này lần đầu tiên được đưa vào phê bình văn học bởi V.G.Belinxki, trong bài báo viết năm 1840 về vở kịch Đau khổ vì

trí tuệ của A.Griboedov. Sau được các nhà văn hiện thực Nga như N.V.Gogol,

A.P.Sekhov, A.X.Puskin phát triển toàn diện hơn. Đặc điểm của kiểu hình tượng văn học này là những con người nghèo khổ, thấp cổ bé họng, bị coi thường, khinh rẻ, bóc lột và cũng là biểu tượng của sự tầm thường, thấp hèn của những kẻ nô lệ vật chất. Trong văn học Nga, họ là những công chức quèn, những kẻ tiểu thị dân hay thậm chí là quý tộc nghèo. Khi văn học càng mang tinh thần dân chủ, hình tượng “con người nhỏ bé” càng thu hút sự quan tâm của các nhà văn. Đến văn học hiện đại Việt Nam, những “con người nhỏ bé” trong xã hội là một trong những đề tài nóng được nhiều nhà văn chú ý.

So với hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX, tính chất hiện đại, dân chủ của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 được thể hiện trên diện rộng và sâu sắc hơn. Hàng loạt nhà xuất bản, báo chí, cơ quan ngôn luận, các phương tiện thông tin ra đời là điều kiện để các tác phẩm văn học, báo chí được nuôi dưỡng, phát triển rộng rãi. Thể loại sáng tác phong phú, ngôn ngữ gắn với đời sống gần gũi những lời ăn tiếng nói hàng ngày. Và, nổi bật hơn cả là có sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn. Văn học giai đoạn này đã xây dựng được một “thế giới người” rất đông đúc, gồm nhiều thành phần, rất đa dạng, không kém phần phức tạp. Những người nông dân lao động, công nhân hầm mỏ, dân nghèo thành thị, trí thức tiểu tư sản lớp dưới… được đặt đối lập với bọn địa chủ phong kiến, tư bản thực dân... Nhân vật được đặt trong bình diện gia đình, họ hàng, trong “cái đời thường”, sống gắn bó với phong cảnh quê hương thân thuộc giản dị, và được nhìn qua lăng kính phong tục, tâm lý. Chính vì thế “chất Việt Nam” được dịp thể hiện sâu sắc nhất trong những người nông dân trên đồng đất quê hương, người lao động, người trí thức nghèo sống bấp bênh, lay lắt ở những xóm ngoại ô. Thế giới của những con người nhỏ bé trong kiếp lầm than khúc xạ qua mỗi lăng kính của các nhà văn khác nhau. Nhưng mẫu số chung cho họ là bị sự hủy diệt không thương tiếc của hiện thực xã hội dành cho những cảnh đời cơ cực, cuộc sống bần hàn, tủi nhục khiến cho bi kịch của họ vốn đã nhức nhối lại càng thêm thảm thương, tàn khốc. Bắt

đầu ngay từ cái tên gọi của nhân vật đã bộc lộ rõ tư tưởng trong quan niệm về những kiếp người nhỏ bé, con người dưới đáy xã hội của nhà văn, gợi hình ảnh về cuộc đời không bằng phẳng, gấp khúc, nhiều phong ba bão táp. Đó là những cái tên như Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận, Trạch Văn Đoành, Dần, Dậu, Tuất, Ngây, Hời, Bướm... Nó hoàn toàn khác biệt với những cái tên mỹ miều, giàu hình ảnh của văn học lãng mạn như Loan, Dũng, Mai, Hồng, Tuyết, Chương, Thảo ...

Xây dựng nhân vật những con người nhỏ bé và cắt nghĩa về những kiếp lầm than trong con mắt của mỗi nghệ sĩ là một ẩn số, một phong cách và một tài năng. Trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan họ là những con người sống lay lắt ở cả thành thị lẫn nông thôn. Đó là những đào kép, phu kéo xe, gái giang hồ... không chỉ đổ mồ hôi, sôi nước mắt mà còn nhục nhã, khốn cùng (Ngựa người và người ngựa, Kép tư

bền). Đó còn là những nông dân do dốt nát, do thiếu hiểu biết mà bị ức hiếp, đày đọa (Bước đường cùng, Hai thằng khốn nạn, Gánh khoai lang, Thịt người chết...). Thủ

pháp nghệ thuật chính yếu mà Nguyễn Công Hoan sử dụng ở trong những truyện kiểu này là biến cái phi lý trở nên có lý. Người đọc tiếp nhận ở góc độ vô lý nhất và bật ra tiếng cười cay đắng, xót xa đầy nước mắt và nhận thấy sự có lý hiển nhiên để “được đến chỗ đau đớn của người đời, truyện như bịa chơi mà trò đời thường có” [154; 412].

Các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Thạch Lam, Trần Tiêu, Tô Hoài, Bùi Hiển... tập trung vào bi kịch của người nông dân trên nhiều phương diện khác nhau. Bi kịch của những người nông dân bị các tai nạn hạn hán, lụt lội làm cho chiêm khô, mùa thối, nạn thóc cao gạo kém, công xá rẻ mạt đẩy bao gia đình đến cảnh ly tán, mỗi người một ngả để kiếm ăn cho qua nạn đói. Con trâu của Trần

Tiêu là nỗi lòng day dứt về bi kịch của người nông dân vì thiên tai, dịch bệnh. Bác Chính, nhân vật chính của truyện - một người nông dân làng Cầm cả đời cùng vợ con ngày đêm cần cù làm lụng, rất tằn tiện, chỉ mơ ước mua được con trâu những mong nhờ đó mà gia đình mở mày mở mặt. Liên tiếp mấy vụ liền bị thất bát nặng nề vì thiên tai, hạn hán, công việc khác cũng khó khăn. Mấy sào ruộng phải bán đi trả nợ. Vì vất vả quá mức, ăn uống lại kham khổ, bác Chính bị cảm thương hàn, chết trong cảnh nghèo túng, không thực hiện được ước mơ của mình và cũng không kịp gả chồng cho cô Mít, cô con gái đầu lòng tội nghiệp của bác.

Nhân vật của Tô Hoài gắn bó với không gian nông thôn, ngoại thành Hà Nội.

Quê người miêu tả quá trình tàn lụi dần dần dẫn đến tan tác chia lìa ở một làng quê.

Bức tranh chung dồn tụ lại xung quanh các nhân vật như Hời và Ngây, Thoại và Bướm. Họ là những thanh niên đầy sức sống, năng động của làng quê, đang độ tràn

trề niềm vui và mơ ước. Những đêm ngồi dệt lụa, ngửi thấy những bông hoa ngọc lan dậy hương thơm thì Ngây dừng tay cửi để gặp người yêu vì Ngây biết mùi hương toả ngát ấy là từ những bông hoa ngọc lan mà Hời từ ngoài ném vào như một tín hiệu hẹn hò. Bướm và Thoại cũng có một mối tình đẹp vượt lên trên ràng buộc của các thói tục lâu đời. Nhưng rồi cái kết cục của những mối tình đẹp ấy lại là những bi kịch. Họ yêu nhau rồi gắn bó vợ chồng, họ mong ước một cuộc sống giản dị như mọi người. Ngây và Hời cũng nghĩ rằng trong tương lai họ cũng sẽ có một khung cửi: chàng dệt vải, vợ quay tơ… Nhưng tất cả chỉ là ảo mộng. Kết thúc câu chuyện, Ngây và Hời phải dỡ nhà để trả đất cho Lý Chi, dấn bước vào gió bụi. Thoại phải cuốn phăng vợ con đi trốn giữa ngày tết sau lần đánh chó trộm ở làng bên. Viết Quê người, Tô Hoài đã vận dụng một vốn hiểu biết phong phú về làng

quê, một năng lực quan sát nhạy bén, tinh tế, một óc phân tích khách quan và tấm lòng đôn hậu chân thành.

Trong Ma đâu, Nằm vạ, Bùi Hiển lại rất am hiểu phong tục sinh hoạt, công việc làm ăn của những người dân chài lưới ở vùng biển Quỳnh Lưu - Nghệ An. Cùng với nỗi khủng khiếp huyền bí về biển cả, sự hoành hành của dịch bệnh, mọi thứ tai trời, ách đất, những người dân vùng biển còn mê tín, lạc hậu, có lúc nóng nảy, cục cằn. Thiên tai, nạn cường hào, địa chủ hà hiếp, bóc lột còn khiến cho cuộc đời bao kẻ lương thiện bỗng hóa thành những gã lưu manh, quẫn bách như các nhân vật trong Chí Phèo, Một đám cưới, Lão Hạc của Nam Cao; Vỡ đê của Vũ Trọng

Phụng; Lầm than của Lan Khai...

Hình ảnh người trí thức, viên chức tiểu tư sản với những bi kịch đặc trưng của họ đã khá quen thuộc với văn học Việt Nam. Nhưng có lẽ để phân tích, lý giải sâu sắc tấn bi kịch tâm lý ở nhiều trạng huống tế vi nhất thì những tác giả, tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1930 - 1945 gặt hái nhiều thành công hơn cả. Mỗi nhân vật của Nam Cao là một kiểu “đời thừa”, một lối “sống mòn”. Dù không chấp nhận sự sống chỉ mang ý nghĩa sinh học, dù đề cao lối sống xứng đáng với danh hiệu cao quý của con người, có tinh thần cao đẹp, sống bằng lao động, tài năng nhưng nhân vật của ông vẫn phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa: “còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?” [13; 260]. Trong Cái đồng hồ, Bùi Hiển cũng miêu tả khá sắc nét cuộc sống nhỏ nhoi, tầm thường, túng

quẫn của những viên chức tỉnh lẻ. Cuộc đời họ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, cử động như máy móc. Đằng sau bi kịch tinh thần của những người trí thức, những

viên chức tiểu tư sản, các nhà văn còn thể hiện niềm khao khát một lẽ sống lớn, khao khát một cuộc sống nhân đạo, mạnh mẽ, có ý nghĩa.

Hình tượng người phụ nữ khốn cùng và trẻ em bất hạnh là “điểm nhấn” của một số cây bút văn xuôi giai đoạn này. Nguyên Hồng dành nhiều tâm huyết cho những người dưới đáy xã hội, những người bị bần cùng hóa và những kẻ bị tha hóa. Thế giới nhân vật trong Bỉ vỏ của ông bị guồng máy thống trị đẩy vào con đường

nhơ nhớp, tội lỗi trở thành lưu manh, những kẻ côn đồ, cướp giật, đĩ điếm. Nguyên Hồng có mối cảm thông sâu xa và quan điểm đặc biệt tiến bộ trong việc thể hiện nỗi đau khổ và khát khao tình yêu thương của những đứa bé con nhà nghèo và những người phụ nữ. Những ngày thơ ấu phản ánh những kỷ niệm đau xót, buồn tủi của một đứa bé sinh ra trong một gia đình phá sản, phải sống bơ vơ đói rách, bị họ hàng giàu có và cái xã hội đồng tiền hắt hủi. Nhân vật trẻ em trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan lại là những đứa bé đi ở, ăn mày, ăn cắp, ăn trộm... Chúng cũng bị đánh đập, bóc lột như bất kỳ kẻ nghèo đói túng quẫn nào. Cuộc sống của chúng là chuỗi ngày dài đày đọa (Thanh! Dạ, Giá ai cho cháu một hào, Thằng bé ăn mày, Quyền

chủ...). Nhân vật trẻ em xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nam

Cao, Thạch Lam, Tô Hoài... với một niềm thương cảm sâu sắc, chân thành. Sự góp mặt của nhân vật trẻ em khiến cho bức tranh hiện thực trước cách mạng vốn đã u ám càng thêm tối tăm hơn. Do hoàn cảnh mà chúng trở nên “già trước tuổi” với những suy tư, trăn trở, lo âu.

Người phụ nữ lao động nhiều đắng cay, tủi cực là kiểu nhân vật truyền thống trong văn học Việt Nam. Từ chị Dậu (Tắt đèn), người u của nhân vật “tôi” (Cỏ dại), bà Ngã, cô Tiền (Chuyện người hàng xóm), mẹ của Dần (Sống nhờ), mẹ của bé Hồng (Những ngày thơ ấu), cô Khuyên (Ngõ hẻm), cô Muống (Quán Nải), Tám Én (Đồng quê) đến người bà, người mẹ, người vợ của anh giáo Thứ (Sống mòn)... đều chung một kiếp “đau đớn thay phận đàn bà”, lắng đọng những nỗi khốn khó, cực nhục của cuộc đời tù đọng nhưng cũng là nơi neo đậu những gì tốt đẹp của con người Việt. Tác phẩm của Mạnh Phú Tư thấm đẫm nỗi lòng thương cảm vô hạn đối với những con người mà quyền sống thật yếu đuối, mong manh. Chế độ đa thê là chủ đề của hai tác phẩm Làm lẽ và Nhạt tình của Mạnh Phú Tư. Trác - cô gái nông thôn chất phác, ngây khờ, chưa có quan niệm thật đầy đủ về hạnh phúc lứa đôi - đã vâng theo lời mẹ chịu kiếp lẽ mọn với một tâm lý tự ti thật tội nghiệp: “Phận mình làm lẽ chẳng nên tranh quyền người ta” và nhất nhất làm theo vợ cả nhưng cô vẫn bị đối đãi hết sức tàn nhẫn. Trong suốt mấy năm trời sống ở nhà chồng, Trác chưa

bao giờ được chồng âu yếm và ngược lại Trác cũng không được quyền âu yếm chồng: “Kể từ ngày về nhà chồng, nàng chưa bao giờ nói với chồng cho hết một

chuyện gì… Một lần chồng đi tiểu tiện qua bếp, bắt gặp nàng đang thái rau dưa, bèn dừng lại để nói chuyện. Nhân dịp đó, nàng cũng muốn nũng nịu cùng chồng, tỏ lòng yêu dấu chồng rồi nói với chồng một đôi lời. Nhưng nàng chưa kịp hé môi, thì trên nhà có tiếng guốc mợ Phán, thế là chồng nàng đứng dậy đi thẳng” [108; 334]. Vợ cả luôn theo dõi Trác như tên mật thám, luôn tưởng tượng ra mọi việc để bắt khoan bắt nhặt và uy hiếp, sỉ nhục nàng. Trác thậm chí ao ước mình được như con chó xồm của chồng để được ăn cơm với thịt, được chồng tự do vuốt ve trước mặt vợ cả. Trác cũng không được phép bộc lộ tình thương đối với đứa con mình rứt ruột sinh ra. Rõ ràng Trác bị tước đoạt mọi quyền sống. Số phận của Trác cũng là số phận của nhiều phụ nữ mà trước đó hơn một thế kỷ Hồ Xuân Hương đã phẫn uất “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”.

Ngược với Làm lẽ, trong Nhạt tình Mạnh Phú Tư viết về một cuộc đời phụ

nữ khổ nhục theo kiểu khác. Bà Sinh, người vợ cả là một phụ nữ đảm đang, người vợ tốt, mẹ hiền, đã từng mười mấy năm đầu ấp tay gối với chồng. Nhưng từ ngày ông Sinh lấy Nga, một phụ nữ tai quái, nanh nọc làm vợ lẽ thì bà Sinh bị ức hiếp đủ điều. Đối với vợ cả và con vợ cả, ông không còn là một người chồng, người bố mà là một kẻ độc ác, tàn nhẫn. Vợ cả và con trở thành những người “sống nhờ”. Đến

Sống nhờ, Mạnh Phú Tư diễn trình thêm một cảnh khổ nhục nữa của người phụ nữ.

Đó là số phận của những phụ nữ goá bụa. Sau khi chồng chết, mẹ bé Dần trở thành người thừa trong gia đình nhà chồng và ở vào hoàn cảnh không có lối thoát. Ở vậy, chị bị gia đình chồng hắt hủi, bạc đãi. Đi bước nữa, chị bị lễ giáo phong kiến ràng buộc. Người mẹ chồng của chị đa nghi, theo dõi từng cử chỉ của chị. Đêm dù khuya khoắt tới đâu chỉ cần nghe tiếng chiếu sột soạt, người mẹ chồng ấy cũng tưởng con dâu dắt trai vào ngủ, liền vào quờ quạng, khám xét. Không thể sống nổi với hoàn cảnh đó, chị phải tìm cách vượt thoát. Nhưng hành động đó đã bị dư luận cho là “đánh đĩ’, “theo giai”, gia đình chồng đã cắt đứt quan hệ giữa chị với đứa con thân yêu của chị.

Trong cuốn tiểu thuyết có tính chất tự truyện Những ngày thơ ấu của

Nguyên Hồng, người mẹ, lúc còn trẻ phải cam sống nhẫn nhục bên người chồng già, nghiện ngập và bệnh tật mà chị không yêu. Khi chồng chết, người mẹ - trước đó đã phải tha phương cầu thực- trót có con khi tang chồng chưa đoạn và bị gia đình chồng cấm cửa. Bé Hồng bị hắt hủi, sống cô độc lang thang trên các vỉa hè, đường

phố. Dưới hình thức tiểu thuyết tự truyện, Nguyên Hồng đã tạo ra một hiệu quả nghệ thuật lớn bằng sự đồng cảm gần gũi và tin cậy, một sự xúc động sâu lắng với những ấn tượng mạnh mẽ, thắm thiết.

Mỗi một nhà văn hiện thực, bằng tài năng của mình đã tạo dựng trong mỗi truyện kể một thế giới nhân vật riêng với nét đặc trưng nghệ thuật điển hình hóa, không ai giống ai. Hầu như có bao nhiêu loại người trong xã hội thì có bấy nhiêu loại nhân vật. “Có thể nói, đó là cả một viện bảo tàng nghệ thuật trưng bày con

Một phần của tài liệu Loại hình truyện kể (qua văn xuôi việt nam 1930 1945) (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)