Đối tượng GQKKHC

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam (Trang 44 - 49)

Đối tượng của GQKKHC là QĐHC và HVHC. Tuy nhiên, không phải tất cả các khiếu kiện QĐHC, HVHC là đối tượng giải quyết các vụ án hành chính. Theo LTTHC năm 2010 thì các QĐHC, HVHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các QĐHC, HVHC mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức không là đối tượng GQKKHC, Tòa án không có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện này.

2.1.4.1. Quan niệm về QĐHC

hành chính nhà nước hoặc cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức khác khi được ủy quyền, được ban hành trên cơ sở pháp luật và nhằm thực hiện pháp luật theo trình tự và hình thức theo quy định của pháp luật.

QĐHC là một loại quyết định nhà nước, vì vậy nó có những tính chất nhất định:

- Một là, là sự thể hiện ý chí của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện nhân danh quyền lực nhà nước để ra quyết định.

- Hai là, nội dung của QĐHC phải phù hợp với pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định.

- Ba là, có tính pháp lý, buộc các đối tượng bị tác động của QĐHC phải chấp hành, nếu không chấp hành thì đối tượng bị tác động của QĐHC có thể phải chịu cưỡng chế hành chính.

- Bốn là, thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền thực hiện quyền hành pháp, nghĩa là khi quyết định, về nguyên tắc, nó không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không đồng ý của đối tượng bị tác động trong QĐHC đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa, chủ thể có thẩm quyền muốn quyết định thế nào thì tùy ý, mà phải được dựa vào những căn cứ, điều kiện nhất định do pháp luật quy định trước. [21, tr. 173].

- Năm là, tính chấp hành ngay, tức là việc khiếu nại, khiếu kiện (nếu có) không làm ngưng trệ hiệu lực thi hành của quyết định đã được ban hành, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Sáu là, QĐHC được áp dụng một lần và khi QĐHC đó đã được thực hiện thì nó mặc nhiên chấm dứt hiệu lực mà không phải có một QĐHC khác thay thế, đình chỉ, bãi bỏ nó.

- Bảy là, QĐHC có giá trị pháp lý đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể, nghĩa là nó chỉ có giá trị đối với đối tượng, vấn đề đã

được xác định cụ thể trong QĐHC đó. Điều này thể hiện ở hệ quả tác động trực tiếp, cá biệt hóa vào xã hội.

- Tám là, QĐHC do nhiều cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành, trong đó, phần lớn do cơ quan hành chính, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan hành chính ban hành.

Trong khi về phương diện lý luận, các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm về những quyết định được ban hành trong quá trình thực hiện quyền hành pháp (cho dù còn có những ý kiến khác nhau), thì về phương diện pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay, khái niệm "QĐHC" được đưa ra trong PLTTGQCVAHC năm 1996, sau đó được sử dụng trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và LTTHC năm 2010, Luật Khiếu nại năm 2011.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 LTTHC thì: “QĐHC là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể” [42].

2.1.4.2. Quan niệm về HVHC

Có thể quan niệm HVHC là một loại hành vi công vụ nhà nước, được thực hiện trong quản lý hành chính nhà nước bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trong pháp luật thực định, khái niệm HVHC được sử dụng trong PLTTGQCVAHC năm 1996, sau đó được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và LTTHC năm 2010, Luật Khiếu nại năm 2011.

Theo khoản 2 Điều 3 LTTHC thì: “HVHC là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật” [42].

cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước thực hiện; thể hiện quyền lực nhà nước; có tính bắt buộc chấp hành; vì lợi ích chung;...), HVHC còn có những đặc điểm riêng biệt sau đây:

- Một là, chủ thể thực hiện HVHC là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó. Trong thực tiễn, phần lớn các HVHC do cơ quan, cán bộ, công chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước thực hiện.

- Hai là, thường được giới hạn trong môi trường quản lý hành chính nhà nước, nên nó có thể là: hành vi chấp hành, chỉ đạo, điều hành; hành vi tổ chức thực tiễn theo pháp luật; hành vi có tính chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật;...

2.1.4.3. Yêu cầu về tính hợp pháp, tính hợp lý đối với QĐHC và HVHC

Mục đích cuối cùng của hoạt động GQKKHC là Tòa hành chính phán quyết tính hợp pháp của QĐHC và HVHC.

Tính hợp pháp của QĐHC, HVHC được thể hiện trong các yêu cầu sau đây:

- Nội dung, mục đích của QĐHC, HVHC phải phù hợp với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có nghĩa là các QĐHC , HVHC phải có cơ sở pháp lý, dựa trên nền tảng của Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm triển khai thực hiện các văn bản này. Như vậy, các QĐHC, HVHC không được vi hiến, vi luật, trái với văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Các QĐHC phải được ban hành, các HVHC phải được thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước. Yêu cầu này đòi hòi mỗi cơ quan chỉ có quyền hạn ban hành QĐHC, thực hiện HVHC để giải quyết các vấn đề nhất định do pháp luật giao cho, không lạm quyền và lẩn tránh trách nhiệm (không vi quyền). Việc phân định rõ thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước, bảo đảm cho các cơ quan thực hiện một cách chủ động, chống sự can thiệp trái thẩm quyền vào quyền hạn của

cơ quan khác, tránh tình trạng lạm quyền, lẩn tránh trách nhiệm, làm mất trật tự quản lý hành chính nhà nước là rất cần thiết.

- QĐHC phải được ban hành, HVHC phải được thực hiện xuất phát từ những lý do xác thực. Yêu cầu này có nghĩa là, chỉ khi nào trong đời sống quản lý nhà nước và đời sống công dân, xuất hiện các nhu cầu, các sự kiện được pháp luật quy định cần phải ban hành QĐHC, thực hiện HVHC thì cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền mới ra các quyết định, thực hiện các hành vi nhằm áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể.

- QĐHC phải được ban hành, HVHC phải được thực hiện đúng hình thức và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Về hình thức, các QĐHC phải đúng hình thức thể hiện, tên gọi, thể thức: tiêu đề, số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và hiệu lực, chữ ký, con dấu…; các HVHC phải thể hiện đúng quy định. Về trình tự, thủ tục, các QĐHC, HVHC phải bảo đảm tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục bắt buộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học. Vi phạm hình thức, trình tự, thủ tục ban hành QĐHC, thực hiện HVHC sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của QĐHC, HVHC.

Về tính hợp lý của QĐHC, HVHC, trong quản lý hành chính nhà nước, khi ban hành các QĐHC, thực hiện các HVHC thì các cơ quan hành chính nhà nước bên cạnh phải bảo đảm tính hợp pháp còn phải bảo đảm tính hợp lý khi các QĐHC được ban hành, HVHC được thực hiện. Đây là yêu cầu của thực tiễn, đảm bảo hiệu lực cũng như tính khả thi của các quyết định, hành vi này, tránh phát sinh các khiếu nại, khiếu kiện. Tính hợp lý của QĐHC, HVHC xuất phát từ nhu cầu khách quan của quản lý hành chính nhà nước. Một QĐHC, HVHC được coi là hợp lý khi đáp ứng các yêu cầu sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- QĐHC, HVHC phải bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, tập thể và cá nhân. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý lợi ích giữa Nhà nước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước và lợi ích chung của công dân làm tiêu chí để đánh giá tính hợp lý của QĐHC, HVHC;

- QĐHC, HVHC phải phù hợp với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện. Quyết định cần chỉ cụ thể các nhiệm vụ, thời gian, chủ thể, phương tiện thực hiện. Vì vậy, cần phải phân biệt rõ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng quản lý mà ra quyết định, thực hiện hành vi phù hợp. Đặc biệt, trong bảo đảm tính chất phù hợp của quyết định, hành vi, cần lưu ý tới tính cần thiết;

- QĐHC, HVHC phải bảo đảm tính toàn diện.

Một QĐHC, HVHC chỉ thật sự phát huy hiệu lực, hiệu quả tốt nhất khi quyết định, hành vi đó bảo đảm cả tính hợp pháp và tính hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam (Trang 44 - 49)