GQKKHC hiện hành; tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài; tương thích với các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên
Một trong những yêu cầu cơ bản đối với đổi mới GQKKHC đó là phải khắc phục được những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật về GQKKHC cũng như những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động GQKKHC thời gian qua. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật về GQKKHC cần có sự kế thừa những ưu điểm, đồng thời tổng kết, đánh giá, đề xuất sửa đổi đối với những điểm thiếu sót của pháp luật tố tụng hành chính hiện hành. Bên cạnh đó, kinh nghiệm giải quyết các vụ án hành chính từ thực tiễn xét xử của Toà án và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài trong lĩnh vực này
là những cơ sở quan trọng để hoàn thiện các quy định về pháp luật tố tụng hành chính ở nước ta. Vì vậy, hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động GQKKHC phải trên cơ sở kế thừa các quy định phù hợp của pháp luật tố tụng hành chính hiện hành sau khi đã được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá toàn diện cũng như kinh nghiệm giải quyết các vụ án hành chính từ thực tiễn xét xử của Toà án trong thời gian qua và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài trên cơ sở và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta.
Với đường lối đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế và đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng về giải quyết các khiếu kiện hành chính, cụ thể hoá các cam kết quốc tế của Việt Nam là rất cần thiết. Theo bản cam kết văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam (đoạn 135 trang 66), thì: “Đại diện của Việt Nam xác nhận thêm rằng sẽ sửa đổi các luật và các quy định trong nước sao cho phù hợp với các yêu cầu của hiệp định WTO về thủ tục và rà soát pháp lý đối với các QĐHC , trong đó bao gồm cả khoản X:3(b) của Hiệp định GATT 1994. Đại diện của Việt Nam cho biết thêm rằng các Toà án chịu trách nhiệm rà soát phải có quan điểm công bằng và độc lập với cơ quan có thẩm quyền ra QĐHC và không có quyền lợi thực chất nào liên quan tới kết quả của vụ việc”.
Việc hoàn thiện pháp luật GQKKHC tương thích với các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng hơn nữa với khu vực và thế giới, góp phần thực hiện chính sách mở cửa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.