Khiếu kiện hành chính và GQKKHC dựa trên quan điểm về tính chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước trước công dân. Các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về các QĐHC, HVHC của mình trước các cá nhân, tổ chức có liên quan. Khi các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước ban hành QĐHC, thực hiện HVHC trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, lạm quyền,… gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội thì làm nảy sinh khiếu nại, khiếu kiện hành chính, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức đó phải chịu trách nhiệm hành chính. Như vậy, lúc này đã nảy sinh một tranh chấp hành chính giữa cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức có liên quan. Các cá nhân, tổ chức có hai lựa chọn: hoặc khiếu nại theo con đường hành chính hoặc khiếu kiện theo con đường tư pháp.
Khiếu kiện hành chính là việc cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đối với QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri (sau đây gọi chung là QĐHC, HVHC) khi cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình để đề nghị Tòa án phán quyết về tính hợp pháp của QĐHC, HVHC đó.
Khiếu kiện hành chính có điểm khác quan trọng so với khiếu nại. Khiếu nại là việc cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC của cơ quan hành
chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, khiếu kiện hành chính là việc cá nhân, tổ chức đề nghị Tòa án – một cơ quan tư pháp, giải quyết theo thủ tục tố tụng tư pháp còn khiếu nại là việc cá nhân, tổ chức đề nghị cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính là chủ thể đã ban hành QĐHC, thực hiện HVHC hoặc cấp trên của chủ thể này giải quyết theo trình tự, thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, về phạm vi khiếu nại thì rộng hơn so với phạm vi khiếu kiện như trong trường hợp kỷ luật cán bộ, công chức, thì khiếu kiện hành chính chỉ áp dụng đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
Tố cáo là việc công dân theo quy định của pháp luật báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, giữa khiếu kiện hành chính và tố cáo cũng có những điểm khác biệt. Chủ thể khiếu kiện hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức còn chủ thể tố cáo không thể là tổ chức. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính chỉ là Tòa án còn chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể là các cơ quan nhà nước khác nhau tùy thuộc nội dung tố cáo và người bị tố cáo. Đối với khiếu kiện hành chính thì cá nhân, tổ chức khiếu kiện là người chịu sự tác động của QĐHC, HVHC và họ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Còn đối với tố cáo là việc báo cho cơ quan có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật, không phụ thuộc vào việc hành vi vi phạm pháp luật đó có tác động trực tiếp đến người tố cáo hay không.
nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến một QĐHC hay HVHC. Thông thường, đó là tranh chấp giữa một bên là cơ quan hành chính nhà nước với một bên là đối tượng tác động của QĐHC hay HVHC (công dân và các tổ chức cụ thể). Như vậy, có thể hiểu GQKKHC là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn (tính hợp pháp) của các quyết định hay hành vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
Hiện nay, ở Việt Nam, thuật ngữ "GQKKHC" thường được hiểu theo ba cách:
Thứ nhất, coi GQKKHC chỉ là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính phát sinh giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, công dân trong xã hội do TAND thực hiện theo trình tự tố tụng. Theo cách hiểu này thì giải quyết khếu kiện hành chính đồng nghĩa với xét xử hành chính.
Thứ hai, coi GQKKHC là toàn bộ các hoạt động phán xét tính đúng đắn của các quyết định hoặc hành vi quản lý khi nảy sinh khiếu kiện, tranh chấp, bao gồm giải quyết “khiếu” (khiếu nại) và giải quyết “kiện” (khởi kiện). Như vậy, GQKKHC sẽ bao gồm xét xử hành chính của Toà án và các cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính khác, đặc biệt là việc giải quyết của chính hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (như cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay).
Thứ ba, coi GQKKHC là việc giải quyết các khiếu nại hành chính được thực hiện bởi cơ quan chuyên trách thuộc hệ thống hành pháp theo trình tự, thủ tục có tính chất tư pháp, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của việc giải quyết các tranh chấp hành chính (hành chính tài phán). [33, tr. 18-19].
Theo PGS. TS. Trần Thị Hiền, GQKKHC theo cách hiểu thông thường hiện nay là hoạt động phán quyết do cơ quan hoạt động có tính chất tư pháp thực hiện. [17, tr. 83-86]
hành chính thực hiện có thể trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng bị quản lý là các cá nhân, tổ chức hoặc cũng có thể các đối tượng quản lý chủ quan cho rằng mình bị xâm hại bởi các QĐHC, HVHC. Tất cả những trường hợp như vậy đều có thể nảy sinh những tranh chấp giữa chủ thể quản lý hành chính nhà nước với các đối tượng bị quản lý, đòi hỏi phải có người đứng ra làm trọng tài để phán quyết về tính hợp pháp của các QĐHC, HVHC của các chủ thể quản lý, đưa ra những phán quyết hợp pháp bảo vệ quyền và lợi ích của các bên. Không ai khác, Tòa hành chính phải là người có quyền và trách nhiệm xem xét về tính hợp pháp của các QĐHC, HVHC của các chủ thể quản lý.
Các tranh chấp giữa một bên là nhà nước mà đại diện là các chủ thể thực hiện quyền hành pháp để ban hành các QĐHC hoặc thực hiện HVHC mang tính mệnh lệnh đơn phương đối với các công dân, tổ chức là đối tượng bị quản lý có nghĩa vụ phải phục tùng các QĐHC, HVHC đó, được gọi là các tranh chấp hành chính. Việc giải quyết các tranh chấp hành chính này bằng việc đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của QĐHC, HVHC đồng thời quyết định hình thức xử lý thích hợp cho từng vụ việc tranh chấp hành chính được hiểu là hoạt động GQKKHC.
Theo chúng tôi, quan niệm về GQKKHC với nghĩa hẹp, theo đó, GQKKHC là hoạt động xét xử các vụ án hành chính (giải quyết các tranh chấp hành chính) do Tòa án thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng hành chính.