Yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với GQKKHC ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam (Trang 63 - 67)

GQKKHC ở Việt Nam

Nhà nước với những đặc điểm vốn có luôn là bên có ưu thế về quyền lực trong sự so sánh với công dân. Vì thế, Nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu giới hạn (chứ không phải là hạn chế) quyền lực của nhà nước nói chung, mà trước hết là đối với các cơ quan hành chính, trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Để giới hạn quyền lực nhà nước, Nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu về khẳng định và đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp. Bởi lẽ Hiến pháp là sự kết tinh cao nhất của quyền lực nhân dân. Khi giới hạn quyền lực nhà nước, Hiến pháp đã tạo ra hai khu vực pháp lý. Đó là khu vực của các quyền lực nhà nước được giới hạn và khu vực của các quyền con người, quyền công dân. Tại khu vực thứ hai, pháp luật điều chỉnh hành vi của con người với nhau theo phương pháp tự do, tự nguyện và bình đẳng. Đây là khu vực của việc thực thi các quyền con người mà ở đó, chúng được bảo vệ bằng Hiến pháp. Quyền con người không do Hiến pháp sinh ra, chúng được ghi nhận trong Hiến pháp với mục tiêu là để được ghi nhận và bảo đảm bằng sức mạnh pháp lý cao nhất. Quyền con người không có trật tự hàng thứ, không có sự phân biệt giữa các chủ thể (con người). Tại khu vực này, mọi người được làm những gì mà pháp luật không cấm.

Trong khi đó, những quan hệ pháp luật có dấu hiệu quyền lực nhà nước thì bên cạnh quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau là quan hệ giữa Nhà nước và công dân (nhất là các quan hệ hành chính công). Xét về phương diện

quyền lực thì quan hệ giữa Nhà nước và công dân là mối quan hệ “không cân xứng”… Mối quan hệ giữa Nhà nước (nhất là cơ quan hành chính) và công dân là sự phục tùng; không có sự thỏa thuận mà chỉ có quyền và nghĩa vụ. Phương pháp này được gọi là phương pháp của luật công và khu vực này là pháp luật công. Vì lẽ đó, nguyên lý của luật công là các cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Theo đó, luật công cần có tính nhân đạo và tiến bộ vì mục tiêu con người. Cũng theo đó, đây là tư tưởng căn bản để kiểm tra bằng tài phán tính hợp hiến và hợp pháp của các hành vi hay QĐHC. [33, tr. 14-15]

Nếu Nhà nước pháp quyền sinh ra trước hết là để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân thì tài phán hành chính là một biện pháp, một thiết chế cần thiết trong Nhà nước pháp quyền để góp phần thực hiện điều đó. Do vậy, có thể nhận định rằng tài phán hành chính hay tư pháp hành chính là dấu hiệu đặc trưng gắn liền với Nhà nước pháp quyền.

Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nhà nước có kỷ cương, kỷ luật, có nền pháp chế xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật thì Nhà nước đặt ra pháp luật, chính cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước cũng phải tuân theo pháp luật, các quyền và lợi ích cơ bản, chính đáng của công dân được pháp luật ghi nhận, coi trọng và bảo đảm thực hiện trên thực tế.

Do vậy, cần có một cơ chế kiểm soát hữu hiệu hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức hành chính nhà nước trong quá trình quản lý, điều hành xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đã được pháp luật ghi nhận. Đó chính là cơ quan tài phán hành chính, phán quyết tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của QĐHC hoặc HVHC của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước, khi những quyết định và hành vi đó bị khiếu kiện. Xuất phát từ các đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đặt ra các yêu cầu đối với GQKKHC đó là:

Thứ nhất, phải có một cơ quan tài phán hành chính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi GQKKHC. Việc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi GQKKHC của cơ quan tài phán hành chính hay việc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử các vụ án hành chính bảo đảm sự khách quan, vô tư và chỉ tuân theo pháp luật khi phán quyết về tính hợp pháp hay bất hợp pháp của các QĐHC, HVHC bị khiếu kiện. Việc độc lập của cơ quan tài phán hành chính khi GQKKHC là một ưu điểm quan trọng của GQKKHC tại Tòa án so với giải quyết khiếu nại hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước. Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử các vụ án nói chung và khi xét xử các vụ án hành chính nói riêng vừa là một đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa là một yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với GQKKHC. Để bảo đảm sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử các vụ án hành chính đòi hỏi nhiều yếu tố từ cơ cấu tổ chức đến hoạt động. Chính sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của cơ quan tài phán hành chính khi GQKKHC, nhất là với cơ quan hành chính, cán bộ, công chức hành chính có QĐHC, HVHC bị khiếu kiện, đã góp phần bảo đảm sự kiểm soát quyền hành pháp, sự tác động của quyền tư pháp đến quyền hành pháp.

Thứ hai, tất cả các khiếu kiện của cá nhân, tổ chức trong xã hội khi không đồng ý với QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước thì đều được khởi kiện ra cơ quan tài phán hành chính (Tòa hành chính) (chỉ trừ một số ít trường hợp rất đặc biệt). Quy định này nhằm bảo đảm quyền khởi kiện của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Cá nhân, tổ chức trong xã hội có quyền khởi kiện đối với hầu hết các khiếu kiện hành chính ra một cơ quan tài phán hành chính độc lập khi GQKKHC để đề nghị phán quyết đối với các

QĐHC, HVHC mà cá nhân, tổ chức đó cho rằng trái pháp luật. Điều này nhằm tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và thể hiện đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đó là quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm.

Thứ ba, xuất phát từ đặc điểm của pháp luật về GQKKHC (pháp luật tố tụng hành chính) nên văn bản điều chỉnh phải có hiệu lực pháp lý cao và ở tầm luật, các quy định của pháp luật phải thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo. Pháp luật về GQKKHC quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính. Pháp luật về GQKKHC là lĩnh vực pháp luật tố tụng thuộc lĩnh vực tư pháp, quy định quyền, nghĩa vụ tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng và của các bên tham gia tố tụng. Chính vì vậy, pháp luật về GQKKHC hay pháp luật tố tụng hành chính cần thiết phải có văn bản pháp lý có hiệu lực cao điều chỉnh và ở tầm văn bản luật. Bên cạnh đó, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi các quy định của pháp luật về GQKKHC phải thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo nhằm bảo đảm thuận lợi trong việc áp dụng các quy định của pháp luật.

Thứ tư, xuất phát từ đặc điểm thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong vụ án hành chính có điểm khác biệt so với thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong vụ án dân sự, hình sự nên cần có các quy định riêng, cụ thể, hữu hiệu để bảo đảm các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong vụ án hành chính được thi hành nghiêm minh, kịp thời. Để bảo đảm thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án trong vụ án hình sự, dân sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp

luật. Nhưng để bảo đảm thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án trong vụ án hành chính thì cần có các quy định riêng phù hợp với đặc điểm thi hành án hành chính, áp dụng các biện pháp tác động hành chính như: đôn đốc thi hành án, thông báo với cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án để chỉ đạo việc thi hành án,... Việc bảo đảm thi hành kịp thời, nghiêm minh các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong vụ án hành chính, nhất là trường hợp cơ quan hành chính, cán bộ công chức trong cơ quan hành chính là bên phải thi hành án sẽ góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam (Trang 63 - 67)