Khái quát về giải quyết khiếu nại, GQKKHC ở Việt Nam trước năm

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam (Trang 76 - 78)

năm 1996

Nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời phong kiến ta thấy, các vị vua hiền đều quan tâm đến nguyện vọng của dân. Sử cũ còn ghi vua Lý Thái Tông (1028 – 1054) thường tổ chức các chuyến đi kinh lý về các vùng quê để gần dân và xem xét việc dân. Một số triều đại phong kiến thịnh trị đã tạo điều kiện để thần dân có thể bày tỏ ý nguyện với triều đình. Năm 1029, dưới thời vua Lý Thái Tông, nhà vua đã đặt hai bên tả hữu thềm rồng (tức Long Trì) hai lầu chuông đối nhau để nhân dân ai có việc kiện tụng, oan uổng thì đánh chuông lên. Năm 1158, đời vua Lý Anh Tông (1137 – 1175), nhà vua ra lệnh cho đặt một cái hòm ở giữa sân để ai muốn trình bày việc gì thì bỏ thư vào hòm ấy. Vua Trần Nhân Tông (1278 – 1293) còn cho phép dân thường được tâu bày những điều oan ức trực tiếp với vua khi nhà vua xa giá đi kinh lý. Về mặt tổ chức, nhà Lý phong các chức tả hữu gián nghị đại phu với tư cách là những viên quan có thẩm quyền can gián nhà vua. Đến nhà Trần đặt ra ngự sử đài có nhiệm vụ: đàn hặc các quan, nói bàn về chính sự, phàm các quan làm trái phép, chính sự có thiếu sót đều được xét hoặc trình bày, cũng là xét thành tích của các nha môn, đề lĩnh, phủ doãn, trần thủ, hữu thủ, thừa ty và xét hỏi các vụ kiện về người quyền quý ở kinh ức hiếp, về người cai quản hà lạm. [53, tr. 46-48].

Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngay từ khi ra đời đã rất quan tâm đến quyền khiếu nại của nhân dân. Ngày 23 tháng 11 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Điều 1 Sắc lệnh ghi Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Ủy ban nhân dân và

các cơ quan của Chính phủ. Điều 2 quy định: nhận các đơn khiếu nại của nhân dân; điều tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của các Ủy ban nhân dân hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát… Điều 3 quy định sẽ thiết lập ngay, tại Hà Nội một Toà án đặc biệt để xử những nhân viên của các Uỷ ban nhân dân hay các cơ quan của Chính phủ do Ban thanh tra truy tố…

Hiến pháp năm 1959 đã dành riêng một điều (Điều 29) quy định về quyền khiếu nại và tố cáo của công dân, trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải xét và giải quyết nhanh chóng. Điều 73 Hiến pháp 1980 tiếp tục ghi nhận quyền khiếu nại và tố cáo của công dân. Điều 74 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng tiếp tục khẳng định quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.

Để cụ thể hóa quyền khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước ta đã ban hành: Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981; Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991; Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998;…

Bên cạnh đó, theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 thì: Điều 10 quy định những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân có những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch; những việc khiếu nại về danh sách cử tri;… Thực chất đây là những khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy định khi xét xử vụ án dân sự, Toà án có quyền huỷ quyết định rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức khác xâm phạm quyền lợi hợp pháp của đương sự trong vụ án mà Toà án có nhiệm vụ giải quyết. Như vậy, theo quy định này thì khi xét xử vụ án dân sự, Toà án có quyền huỷ QĐHC rõ ràng trái pháp luật của cơ quan khác xâm phạm quyền lợi hợp pháp của đương sự trong vụ án mà Toà án có

nhiệm vụ giải quyết.

Chúng ta có thể khẳng định quyền khiếu nại, khiếu kiện là một trong những quyền quan trọng của công dân. Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn quan tâm bảo đảm quyền khiếu nại, khiếu kiện của công dân. Hệ thống pháp luật về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện đã ngày càng được hoàn thiện hơn, các cơ quan đã giải quyết được một số lượng lớn các tranh chấp hành chính nảy sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ quyền lợi Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy trước năm 1995, 1996, việc giải quyết các tranh chấp hành chính chủ yếu được giải quyết thông qua con đường hành chính. Việc giải quyết đối với một số loại tranh chấp hành chính bằng con đường tư pháp thông qua Tòa án cũng đã xuất hiện nhưng chưa có cơ quan tài phán tư pháp chuyên trách GQKKHC (Tòa hành chính), chưa có thủ tục tố tụng riêng (vẫn áp dụng thủ tục tố tụng dân sự) và thẩm quyền của Tòa án (Tòa dân sự) cũng chỉ đối với một số ít loại tranh chấp hành chính.

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w