Tiếp tục hoàn thiện pháp luật nội dung có liên quan đến GQKKHC

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam (Trang 145 - 146)

Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính thì cần thiết phải quan tâm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật nội dung có liên quan đến GQKKHC. Có thể khẳng định muốn giải quyết căn bản vấn đề khiếu kiện hành chính, hạn chế các khiếu kiện nảy sinh thì việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nội dung là đặc biệt quan trọng, nhất là pháp luật về đất đai, pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính,... Quy định của pháp luật trên các lĩnh vực có đầy đủ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn thì mới tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan hành chính nhà nước ban hành QĐHC, thực hiện HVHC, quản lý hành chính trên các lĩnh vực, tránh được các khiếu kiện phát sinh và trong trường hợp phát sinh khiếu kiện hành chính thì Tòa án có cơ sở, có căn cứ để giải quyết vụ án, nâng cao chất lượng xét xử.

Trong tổng số đơn khiếu nại, tố cáo hàng năm các cơ quan hành chính nhà nước nhận được có khoảng 70% là đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai… Trong lĩnh vực tư pháp, số lượng các vụ án hành chính liên quan đến việc khởi kiện của công dân đối với các QĐHC về quản lý đất đai có xu hướng gia tăng, từ năm 2004 đến năm 2011, TAND các cấp đã thụ lý sơ thẩm 3.994 vụ, giải quyết 2.857 vụ… [79]. Như vậy, có thể nhận thấy, lĩnh vực đất đai là lĩnh vực nảy sinh nhiều khiếu nại, khiếu kiện, số lượng khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các khiếu nại, khiếu kiện nảy sinh, pháp luật đất đai mặc dù trong thời gian vừa qua đã luôn được quan tâm hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần thiết phải đặc biệt chú trọng việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật đất đai, nhất là các quy định về quản lý đất đai, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,…

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, quy định cụ thể, rõ ràng chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí công việc, trách nhiệm trong việc ban hành QĐHC, thực hiện HVHC của cán bộ, công chức. Cùng với việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ thì cần

chú trọng bồi dưỡng nâng cao hơn nữa phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, đạo đức công vụ. Đồng thời, coi trọng cơ chế kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, tăng cường thanh tra công vụ, thực hiện công khai đầy đủ, cụ thể về thủ tục hành chính, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức để nhân dân giám sát. Đẩy mạnh cải cách hành chính; cải cách thủ tục hành chính một mặt phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, mặt khác phải bảo đảm yêu cầu quản lý của Nhà nước; đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ, khẩn trương, kiên trì, liên tục; bảo đảm để thủ tục hành chính được quy định thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được thực hiện thống nhất trên cả nước.

Chúng ta có thể thấy rằng việc nâng cao chất lượng GQKKHC không thể tách rời việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính và các quy định của pháp luật nội dung có liên quan. Chỉ khi chúng ta hoàn thiện đồng bộ cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng thì mới có thể hạn chế được các khiếu kiện phát sinh cũng như nâng cao được hiệu quả GQKKHC tại Tòa án.

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w