Nghĩa của GQKKHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam (Trang 67 - 76)

nghiêm minh của pháp luật, tính chịu trách nhiệm về các QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước.

Tóm lại, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã đặt ra các yêu cầu đối với việc GQKKHC, đòi hỏi việc GQKKHC phải ngày càng được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả GQKKHC, góp phần tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

2.2.3. Ý nghĩa của GQKKHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa quyền xã hội chủ nghĩa

Ý nghĩa của việc GQKKHC của Toà hành chính được quyết định bởi chức năng của Toà hành chính là xét xử các khiếu kiện hành chính, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước giữa công dân với cơ quan hành chính nhà nước. Khi xét xử vụ án hành chính, Toà hành chính có quyền và nghĩa vụ kiểm tra và ra phán quyết về tính hợp pháp của QĐHC hoặc HVHC bị khiếu kiện.

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, người dân có quyền và có các điều kiện cần thiết để tham gia giám sát các hoạt động của bộ máy công quyền, quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Toà hành chính ra đời và ngày càng được hoàn thiện là nhằm góp phần đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong

hoạt động hành chính nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Việc thành lập Toà hành chính và thực tiễn hoạt động xét xử của Toà hành chính trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy quá trình cải cách nền hành chính ở nước ta, buộc các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải tự nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm, có những thay đổi phù hợp trong thủ tục cũng như phương thức điều hành, quản lý xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền của mình và buộc các cơ quan hành chính và những người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước phải chú ý cân nhắc, thận trọng hơn khi thực hiện nhiệm vụ công vụ, khi ra một QĐHC hay thực hiện HVHC.

Quá trình tổ chức và hoạt động của Toà hành chính ở nước ta thời gian qua chứng tỏ rằng GQKKHC có nhiều ý nghĩa to lớn nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:

2.2.3.1. GQKKHC góp phần kiểm soát quyền hành pháp

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [11, tr. 85]. Để kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền hành pháp, ở nước ta có nhiều cơ chế khác nhau như: giám sát của nhân dân, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên,… Trong đó, GQKKHC nhìn từ góc độ tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước thì đó là một cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước, một cơ chế kiểm soát của quyền tư pháp (Tòa án) đối với quyền hành pháp (cơ quan hành chính nhà nước trong việc ban hành QĐHC, HVHC). Xét ở khía cạnh này, GQKKHC có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức thực hiện quyền

lực nhà nước, góp phần bảo đảm quyền hành pháp được thực hiện đúng Hiến pháp và pháp luật, không lạm quyền, vượt quyền trong ban hành QĐHC, thực hiện HVHC. Khi GQKKHC, phán quyết tính hợp pháp của QĐHC, HVHC, cơ quan tư pháp là Tòa án đã tác động đến cơ quan thực hiện quyền hành pháp là các cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, quyền tư pháp (Tòa án) đã tác động, góp phần kiểm soát quyền hành pháp (cơ quan hành chính nhà nước trong việc ban hành QĐHC, thực hiện HVHC).

2.2.3.2. GQKKHC góp phần tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân

GQKKHC là một trong những công cụ pháp lý quan trọng góp phần tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân đối với các cá nhân trong xã hội. Toà hành chính với tư cách là một cơ quan độc lập khi xét xử, đã đưa ra phán quyết về các tranh chấp hành chính giữa một bên là các cá nhân, tổ chức trong xã hội với một bên là cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. Tòa hành chính góp phần phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm, các hành vi vượt quyền, không đúng thẩm quyền,… của các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ. Với tư cách là Toà án, các phán quyết của Toà hành chính sau khi có hiệu lực pháp lý đều có giá trị thi hành nghiêm minh, triệt để. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải chấp hành. Nguyên tắc này đã được ghi trong Điều 136 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Như trên đã trình bày, khi cá nhân, tổ chức khiếu kiện hành chính tức là họ cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. GQKKHC không chỉ là bảo đảm quyền khiếu kiện của công dân mà còn bảo đảm các quyền khác của cá nhân trong xã hội. Xuất phát từ đặc điểm này mà GQKKHC có ý nghĩa quan

trọng trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

2.2.3.3. GQKKHC tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính khách quan hơn, góp phần giữ gìn sự ổn định xã hội

Sự ra đời và hoạt động của Tòa hành chính là một bước phát triển về chất trong việc giải quyết các tranh chấp hành chính, nó thể hiện sự phân biệt rõ ràng giữa quản lý hành chính và giải quyết tranh chấp. Trước kia, để phản ứng một QĐHC, HVHC người dân chỉ có quyền khiếu nại xin được xem xét, còn cơ quan hành chính nhà nước, mặc dù được pháp luật quy định có trách nhiệm xem xét giải quyết, vẫn coi sự giải quyết khiếu nại của người dân như một sự “ban ơn”, người dân hoàn toàn bị động và trông chờ vào thái độ tích cực hay không của cơ quan quản lý hành chính. Toà hành chính ra đời đã tạo ra được một cơ chế giải quyết khách quan hơn. Người dân không chỉ có thể khiếu nại như trước kia mà còn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án – một cơ quan độc lập khi xét xử vụ án hành chính. Qua đó, các khiếu kiện hành chính được giải quyết một cách khách quan hơn, góp phần giữ gìn sự ổn định của xã hội. Chúng ta có thể khẳng định rằng GQKKHC là một cơ chế pháp lý cần thiết và không thể thiếu trong xã hội, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

2.2.3.4. GQKKHC góp phần nâng cao năng lực đội ngũ công chức hành chính, góp phần đổi mới và hoàn thiện nền hành chính

Toà hành chính là công cụ đấu tranh có hiệu quả trong việc nâng cao trình độ và năng lực quản lý xã hội của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Bằng phán quyết của Toà hành chính, sự phán xét về tính hợp hiến, hợp pháp của các QĐHC, HVHC là rõ ràng. Có thể coi đó là những đánh giá, nhận xét chính thức về năng lực, trình độ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong bộ máy nhà nước. Đồng thời, với các phán quyết của Toà hành chính, việc đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của các cơ quan quản lý nhân sự đối với

cán bộ, công chức nhà nước sẽ có căn cứ rõ ràng hơn. Việc thay thế những cán bộ, công chức nhà nước kém năng lực, kém trình độ sẽ có tính thuyết phục cao. Đồng thời, đó cũng là biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ, năng lực quản lý của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trước nhân dân.

Sự thiếu vắng Toà hành chính trong hệ thống TAND chính là một trong những nguyên nhân làm cho một số cán bộ, công chức nhà nước cảm thấy họ là người “ban ơn”, “quyền lực là của họ”, chứ không phải là công bộc của dân, phải chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước dân.

Tác dụng của Toà hành chính còn được thể hiện ở chỗ nó là công cụ có hiệu lực, không những có vai trò to lớn trong việc tạo lập và duy trì kỷ cương nghiêm minh trong hoạt động của bản thân các cơ quan hành chính nhà nước mà còn góp phần to lớn vào việc đổi mới và hoàn thiện nền hành chính. Việc quản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội không thể tiến hành một cách trôi chảy, có hiệu quả nếu bản thân nền hành chính ở vào tình trạng yếu kém. Việc thành lập Tòa hành chính đã góp phần tăng cường cuộc đấu tranh phòng, chống tha hoá, biến chất trong một số công chức hành chính. Bên cạnh việc tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức cho đội ngũ công chức hành chính, cần thiết phải áp dụng các biện pháp khác, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính tại Tòa hành chính.

Với những nội dung trình bày nêu trên cho chúng ta thấy rằng Tòa hành chính là một công cụ hữu hiệu, có ảnh hưởng, tác dụng to lớn đối với nền hành chính quốc gia; là một nội dung quan trọng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

2.2.3.5. GQKKHC góp phần trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Như trên đã trình bày, GQKKHC là một cơ chế pháp lý cần thiết và không thể thiếu trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. GQKKHC vận hành một cách hiệu quả, phát huy vai trò, tác dụng tích cực

trong xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi và góp phần quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các khiếu kiện hành chính khi được giải quyết khách quan, hiệu quả sẽ giúp nhanh chóng chấm dứt các tranh chấp hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thể tập trung vào hoạt động quản lý, điều hành, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được bảo đảm, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nhà nước pháp quyền khác với nhà nước khác ở mối quan hệ giữa công quyền và người dân. Trong Nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn bị giới hạn theo pháp luật và mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân là mối quan hệ hai chiều. Nhà nước hoàn toàn có thể và có nguy cơ bị công dân của mình khởi kiện ra Tòa án nếu các QĐHC của cơ quan thực hiện quyền hành pháp, hành vi công vụ của công chức xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Một trong những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đó là phải có sự kiểm tra, kiểm soát quyền hành pháp, có cơ chế khách quan bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trước các cơ quan hành chính nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền thì một trong những cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân hiệu quả chính là GQKKHC bằng con đường tư pháp.

Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. GQKKHC hướng đến mục đích cuối cùng là góp phần tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Về bản chất, GQKKHC là việc xem xét và ra phán quyết có giá trị pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến một QĐHC hay HVHC. Thông thường, đó là tranh chấp giữa một bên là cơ quan hành chính, cán bộ, công chức nhà nước với một bên là đối tượng tác động của QĐHC, HVHC (cá nhân và các tổ chức cụ thể). Như vậy, có thể hiểu GQKKHC là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn của các QĐHC hay HVHC của cơ quan quản lý nhà nước. Hay nói cách khác, GQKKHC với nghĩa hẹp, đó là hoạt động xét xử các vụ án hành chính (giải quyết các tranh chấp hành chính) do Tòa án thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng hành chính.

GQKKHC có những đặc điểm riêng biệt đó là:

Thứ nhất, GQKKHC thực chất là giải quyết tranh chấp hành chính giữa một bên là cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước với một bên là cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Thứ hai, việc GQKKHC là sự tác động của quyền tư pháp đối với quyền hành pháp; liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước, liên quan đến nền hành chính quốc gia.

Thứ ba, Thẩm phán hành chính phải là người am hiểu pháp luật và am hiểu về quản lý hành chính nhà nước.

Thứ tư, một cơ quan nhân danh Nhà nước (Tòa án) có thể phán quyết buộc một cơ quan quản lý hành chính nhà nước (lúc này là một bên trong vụ án hành chính) phải chấp hành bản án, quyết định của Tòa án.

Thứ năm, GQKKHC vừa bảo đảm quyền khiếu kiện của công dân vừa bảo đảm các quyền khác của công dân.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã đặt ra các yêu cầu đối với GQKKHC:

Thứ nhất, phải có một cơ quan tài phán hành chính hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi GQKKHC. Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử các vụ án nói chung và khi xét xử các vụ án hành chính nói riêng vừa là một đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa là một yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với GQKKHC. Chính sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của cơ quan tài phán hành chính khi GQKKHC, nhất là với cơ quan hành chính, cán bộ, công chức hành chính có QĐHC, HVHC bị khiếu kiện, đã góp phần bảo đảm sự kiểm soát quyền hành pháp, sự tác động của quyền tư pháp đến quyền hành pháp.

Thứ hai, tất cả các khiếu kiện của cá nhân, tổ chức trong xã hội khi không đồng ý với QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước thì đều được khởi kiện ra cơ quan tài phán hành chính (Tòa hành

chính) (chỉ trừ một số ít trường hợp rất đặc biệt). Điều này nhằm tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và thể hiện đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đó là quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm.

Thứ ba, xuất phát từ đặc điểm của pháp luật về GQKKHC (pháp luật tố tụng hành chính) nên văn bản điều chỉnh phải có hiệu lực pháp lý cao và ở tầm luật, các quy định của pháp luật phải thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo.

Thứ tư, xuất phát từ đặc điểm thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong vụ án hành chính có điểm khác biệt so với thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong vụ án dân sự, hình sự nên cần có các quy định riêng, cụ thể, hữu hiệu để bảo đảm các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong vụ án hành chính được thi hành nghiêm minh, kịp thời. Việc bảo đảm thi hành kịp thời, nghiêm minh các bản án, quyết định đã có

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w