Về công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận thanh khê – TP đà nẵng (Trang 37 - 39)

Nguồn vốn là nhân tố rất quan trọng mà bất cứ một nhà kinh doanh nào cũng phải có để thực hiện những mục tiêu mà mình vạch ra, phản ánh kết quả, quy mô hoạt động của tổ chức kinh tế đó. Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng cần có vốn để hoạt động, tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là không thể thiếu được. Hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động đã làm cho hoạt động kinh doanh của Agribank Thanh Khê gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên để phát triển quy mô lẫn hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi nhánh đã đặt công tác huy động vốn làm yếu tố quan trọng nhất, là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Do đó chi nhánh đã nỗ lực đề ra những chiến lược, giải pháp nhằm thu hút khách hàng trong công tác huy động vốn.

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Thanh Khê từ 2010-2012 ĐVT: tỷ đồng S T T Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng trưởng% Số dư TT(%) Số dư TT(%) Số dư TT(%)

1 Tiền gửi dân cư 288.0 73.7 335.0 82.9 457.0 78.3 16.3 36.4 - Không kỳ hạn 20.6 7.2 24.0 7.2 28.0 6.1 16.5 16.7 - Không kỳ hạn 20.6 7.2 24.0 7.2 28.0 6.1 16.5 16.7 - Có kỳ hạn <12 tháng 207.6 72.0 266.0 79.4 275.0 60.2 28.1 3.4 - Từ 12 tháng trở lên 59.8 20.8 45.0 13.4 154.0 33.7 -24.7 242.2 2 Tiền gửi TCKT, TCXH 102.1 26.1 68.3 16.9 125.0 21.4 -33.1 83.0 - Không kỳ hạn 100.0 97.9 67.6 99.0 124.0 99.2 -32.4 83.4 - Có kỳ hạn <12 tháng 2.1 2.1 0.7 1.0 1.0 0.8 -66.7 42.9 - Từ 12 tháng trở lên 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 3 Tiền gửi TCTD và khác 0.4 0.1 0.7 0.2 1.3 0.2 66.7 85.7 - Không kỳ hạn 0.4 100.0 0.7 100.0 1.3 100.0 66.7 85.7 - Có kỳ hạn <12 tháng 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 - Từ 12 tháng trở lên 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Tổng cộng 390.5 100.0 404.0 100.0 583.3 100.0 3.5 44.4

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thanh Khê từ 2010-2012)

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện nguồn vốn của Agribank Thanh khê từ 2010-2012

Qua bảng số liệu 2.1 ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm: năm 2011 tăng 3.5%, năm 2012 tăng 44.4%. Đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh đạt 583.3 tỷ đồng. Trong đó, nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm, với tỷ lệ tăng 36.4% năm 2012 so với 2011. Mặc dù xu hướng dân chúng không gửi tiền vào ngân hàng ngày càng tăng do một phần là chất lượng dịch vụ huy động vốn yếu kém, hình thức dịch vụ không đa dạng, kém linh hoạt, không thuận tiện cho khách hàng… đây cũng là tình trạng chung của NHTM Việt Nam

hiện nay. Do chất lượng dịch vụ thấp nên buộc các ngân hàng phải dùng chiến lược nâng lãi suất tiền gửi để huy động vốn cho hoạt động tín dụng. Cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra liên tục đã thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào của các ngân hàng, đẩy các ngân hàng vào nguy cơ rủi ro cao. Tuy nhiên Agribank Thanh Khê vẫn duy trì được mức tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư là một điều đáng khích lệ.

Loại tiền gửi từ TCKT, TCXH lần lượt chiếm 26.1%, 16.9%, 21.4% và loại tiền gửi từ TCTD chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động là 0.1%, 0.2% và 0.2%. Đây là loại nguồn vốn gây ra sự bấp bênh, không ổn định của nguồn vốn ngân hàng.

Nếu xét nguồn vốn theo cơ cấu kỳ hạn, ta nhận thấy sự tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng là do sự tăng trưởng của nguồn tiền gửi ngắn hạn. Năm 2010 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 72% tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư, năm 2011 nguồn này chiếm 79.4% tổng nguồn vốn từ tiền gửi dân cư và tăng 28.1% so với năm 2010; năm 2012 nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm 60.2% tổng nguồn vốn từ tiền gửi dân cư và tăng 3.4% so với năm 2011. Trong khi đó nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010 nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm 20.8%, năm 2011 chiếm 13.4%, giảm 24.7% so với năm 2010; năm 2012 nguồn tiền huy động trung và dài hạn chiếm 33.7% tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng so với năm 2011 là 242.2%, điều này sẽ làm hạn chế khả năng cho vay, đầu tư vào các dự án trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận thanh khê – TP đà nẵng (Trang 37 - 39)