Huy động vốn là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của một ngân hàng, song sử dụng vốn thế nào để đem lại hiệu quả cho ngân hàng là việc quan trọng hơn. Vì thế phân tích tình hình cho vay sẽ đem lại một cái nhìn thấu đáo hơn về hoạt động của ngân hàng, biết được ngân hàng đang ở trong tình thế nào và thực sự nguồn vốn huy động đã được ngân hàng cho vay
như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không? Có đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và cho vay không?
Bảng 2.2. Kết quả cho vay của Agribank Thanh Khê từ 2010-2012
ĐVT: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng trưởng (%)
Số dư TT(%) Số dư TT(%) Số dư TT(%)
2011 so so với 2010 2012 so với 2011 1 Dư nợ bình quân 382.00 100.00 387.00 100.00 385.00 100.00 1.31 -0.52 Ngắn hạn 339.00 89.00 347.00 90.00 354.00 91.95 2.36 2.02 Trung, dài hạn 43.00 11.00 40.00 10.00 31.00 8.05 -6.98 -22.50 2 Nợ xấu 9.00 100.00 8.50 100.00 7.20 100.00 -5.56 -15.29 Ngắn hạn 8.30 92.22 7.60 89.41 6.80 94.12 -8.43 -10.53 Trung, dài hạn 0.70 7.78 0.90 10.59 0.40 5.88 28.57 -55.56 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thanh Khê từ 2010-2012)
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện cho vay của Agribank Thanh Khê từ 2010-2012
Qua bảng 2.2, chúng ta nhận thấy doanh số cho vay năm 2011 tăng 1.31% so với năm 2010, năm 2012 giảm 0.52% so với năm 2011. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc thu hẹp tín dụng do một phần CN NHNo & PTNT TP Đà Nẵng thắt chặt cho vay, mặc khác chi nhánh cân đối trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng đối với loại hình cho vay ngắn hạn nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm. Năm 2011 dư nợ bình quân ngắn hạn tăng 2.36% so với năm 2010 và tăng 2.02% so với năm 2011, đồng thời giảm dư nợ bình quân cho vay trung và dài hạn. Năm
2011 dư nợ bình quân đối với cho vay trung và dài hạn giảm 6.98% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 22.5% so với năm 2011.
Kết hợp bảng 2.1 và 2.2, ta nhận thấy nguồn vốn ngắn hạn mà ngân hàng huy động được qua các năm 2010 đến 2012 tương ứng là 209.7 tỷ VNĐ, 267 tỷ VNĐ, 276 tỷ VNĐ, tuy nhiên nguồn vốn này được ngân hàng sử dụng cho vay đối tượng có nhu cầu vay ngắn hạn qua các năm từ 2010 đến 2012 tương ứng là: 339 tỷ đồng, 347 tỷ đồng và 354 tỷ đồng. Mặt khác với nguồn vốn huy động trung và dài hạn tương ứng qua các năm 2010 đến 2011 là 59.8 tỷ VNĐ, 45 tỷ VNĐ đặc biệt năm 2012 là 154 tỷ đồng. Nguồn vốn này được chi nhánh sử dụng cho đối tượng trung dài hạn lại được thu hẹp từ năm 2010 đến 2012 tương ứng là 43 tỷ VNĐ, 40 tỷ VNĐ và 31 tỷ VNĐ. Điều này cho thấy chi nhánh đã cân đối trong việc sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay của mình. Số còn lại, chi nhánh thực hiện ký quỹ tỷ lệ DTBB và điều chuyển về Trung tâm điều hành NHN0 & PTNT Việt Nam (gọi tắt là TTĐH) để hưởng phí điều hoà vốn. Số vốn điều về TTĐH sẽ không sinh lợi cao bằng số vốn đã cho vay, vì phí điều hoà vốn bao giờ cũng thấp hơn lãi suất cho vay, tuy nhiên nó đảm bảo an toàn, ít rủi ro.
Đồng thời chất lượng tín dụng cũng ngày một nâng cao. Tính đến năm 2011, nợ quá hạn giảm 5.56% so với năm 2010 và đến năm 2012 giảm 15.29% so với năm 2011. Điều này là do chi nhánh đã tích cực trong công tác thu nợ, đánh giá nợ xấu, tiến hành phân tích kỹ càng khả năng phát triển kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng trên cơ sở đó xếp loại khách hàng và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với cơ chế tín dụng.
Có thể nói thời gian qua Agribank Thanh Khê đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp, chủ động tiếp cận với khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống, tăng cường tiếp thị thu hút thêm nhiều khách hàng mới, có chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng có tiềm lực tài chính, nhờ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ. Tuy nhiên, bên cạnh đó chi nhánh cũng nâng cao công tác quản lý khách hàng vay vốn, kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc khách hàng trả lãi
đúng hạn và thường xuyên thực hiện xếp loại khách hàng để thực hiện cho vay theo đúng quy định của NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam.