Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 48 - 51)

Khi giải thích về vai trò của nhà nước đối với xã hội, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định nhà nước đóng vai trò quyết định nhất trong quản lý xã hội và là nhân tố cơ ban nhất giúp cho xã hội tồn tại, hoạt động và phát triển. Vai trò này được biểu hiện thông qua sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước phải gánh vác trước xã hội. Như vậy, có thể hiểu chung nhất về vai trò của nhà nước được thể hiện qua chức năng, nhiệm vụ.

Đối với việc thực hiện chính sách ASXH, vai trò của nhà nước vẫn là một vấn đề tương đối mới so với các nội dung khác trong lý luận chung về vai trò của nhà nước. Để có thể khái quát được một cách rõ ràng vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH thì không thể không phân tích và làm rõ thêm "chức năng xã

hội" của nhà nước.

Chức năng xã hội của nhà nước là một phương diện hoạt động cơ bản, thể hiện bản chất chính trị - xã hội của nhà nước trong việc thực hiện các trách nhiệm xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Chức năng xã hội của nhà nước thể hiện sự tác động và can thiệp vào đời sống xã hội của nhà nước, cho thấy sự định hướng và giải quyết các nhiệm vụ xã hội đặt ra đối với nhà nước.

Thông qua chức năng xã hội, vai trò của nhà nước được thể hiện ra ở hai khía cạnh cơ bản: Một là, nhà nước tác động đến các lĩnh vực phổ biến nhất của xã hội như: giáo dục đào tạo, dịch vụ hành chính, lao động việc làm, v.v. Đây là chính là vai

trò duy trì và phục vụ lợi ích công cộng của nhà nước. Hai là, nhà nước bảo trợ và đảm bảo sự an toàn cho người dân thông qua hệ thống chính sách ASXH. Phương

diện thứ hai này được gọi chung là vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách

ASXH.

Như vậy có thể hiểu “vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH là

toàn bộ các phương diện hoạt động trong một chỉnh thể thống nhất của nhà nước bao gồm việc xây dựng hệ thống chính sách, tổ chức thực thi, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách trong thực tế”.

Nhờ những ưu thế tuyệt đối của mình về quyền lực, bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp, các nguồn lực và đội ngũ cán bộ, công chức, v.v, nhà nước giữ vai trò nòng cốt, quyết định trên quy mô toàn xã hội đối với việc thực hiện chính sách ASXH thống nhất trong cả nước. Chỉ có nhà nước mới có đủ khả năng để xây dựng

và tổ chức thực hiện chính sách ASXH phù hợp và hiệu quả nhất. Thực tế đã cho thấy, để có chính sách ASXH hiện đại, có khả năng chống đỡ cho người dân khi họ gặp rủi ro, khó khăn thì nhà nước phải giữ vai trò chủ động và toàn diện.

Với tư cách là một chính sách công, những chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước phải gánh vác để thể hiện vai trò của mình trong việc thực hiện chính sách ASXH là:

1) Hoạch định chính sách ASXH cho từng thời kỳ; 2) Triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách ASXH trong thực tế; 3) Đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện chính sách. Trong các chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước phải gánh vác thì

hoạch định và tổ chức thực thi chính sách ASXH là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt, quyết định đến mức độ xác lập vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH.

Thứ nhất, đối với chức năng xây dựng và hoạch định chính sách ASXH

Nhà nước sử dụng quyền lực về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp do nhân dân uỷ thác để thực hiện chính sách ASXH. Chính vì vậy, nhà nước phải chủ động trong xây dựng, hoạch định chính sách ASXH và từ những chính sách này thể chế hoá thành quy định cụ thể có liên quan đến đảm bảo ASXH. Xây dựng, hoạch định chính sách ASXH đúng là cơ sở để phát triển, cụ thể hoá thành những kế hoạch, pháp luật về ASXH.

Thứ hai, đối với chức năng triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ASXH

Nhà nước triển khai chính sách ASXH qua hệ thống bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và nội dung của chính sách ASXH. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách ASXH, nhà nước cần phải hình thành bộ máy chuyên nghiệp, là đầu mối phối hợp thực hiện chính sách có liên quan.

Hình thành bộ máy thực hiện chính sách ASXH chuyên nghiệp là yếu tố cần thiết cho phép nhà nước xây dựng và triển khai nhanh chóng các chính sách trên quy mô toàn xã hội. Nhờ có bộ máy này mà chính sách ASXH sẽ được triển khai theo những phương hướng, mục tiêu chung và thống nhất. Các nguồn lực tài chính, vật chất do nhà nước đứng ra quản lý, phân phối đảm bảo sự công bằng, cân đối, hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng với đảm bảo ASXH.

Nhà nước chủ động đầu tư và phân bổ các nguồn lực cho đảm bảo ASXH một cách hợp lý, trong đó chú trọng đầu tư phát triển cho những địa phương, vùng miền trọng điểm để đưa nền kinh tế phát triển và làm cơ sở để kích thích các địa phương lân cận cùng phát triển.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ là phát hiện các sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách ASXH để xử lý kịp thời mà điều quan trọng hơn, có ý nghĩa hơn là qua thanh tra, kiểm tra, giám sát để Nhà nước phát hiện, đánh giá tính đúng đắn cũng như những bất cập, chưa phù hợp của chính sách, từ đó có những điều chỉnh kịp thời, nhằm nâng cao hiệu quả tác động của chính sách trong thực tế.

Ngoài ra, để thực hiện tốt các vai trò của mình, nhà nước còn phải chủ động hợp tác, phối hợp xây dựng, điều tiết các chính sách có liên quan đến thực hiện chính sách ASXH trong nước và quốc tế. Nhà nước chủ động đàm phán, ký kết các điều ước, chương trình, dự án và tham gia các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu về đảm bảo ASXH. Đây là một vai trò và trách nhiệm quan trọng của nhà nước. Bởi lẽ, chỉ có nhà nước mới có đủ tư cách pháp lý để tham gia vào các diễn đàn, hành động phối hợp giữa các quốc gia về thực hiện chính sách ASXH.

Thứ ba, đối với chức năng đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện chính sách ASXH

Để các chương trình, chính sách ASXH được duy trì đều đặn, cuộc sống của người thụ hưởng được đảm bảo thì nhà nước phải "bảo trợ" cho sự an toàn và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với việc sử dụng quỹ ASXH. Ngoài ra, nhà nước phải huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của cộng đồng xã hội để chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng ngân sách đối với nhà nước.

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w